Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (C-D)

TranTuan

Ichimoker
Administrator
Super Moderators
Nhiều thuật ngữ dưới đây dựa trên tài liệu chuẩn nội bộ và danh mục các định nghĩa của tờ Wall Street Journal. Các định nghĩa khác được chọn từ cuốn Hướng dẫn viết tin kinh tế Columbia Knight-Bagehot, do Pamela Hollie Kluge biên soạn.

Capital gain – Lợi nhuận vốn.
Chênh lệch giữa giá mua và giá bán một cái gì đó được mua như là khoản đầu tư – ví dụ như bất động sản hoặc cổ phiếu.

Capital flight – Di chuyển vốn.
Sự di chuyển của một khoản tiền lớn từ quốc gia này sang quốc gia khác để tránh biến động chính trị hoặc kinh tế hoặc để kiếm lợi từ các khoản đầu tư với lợi nhuận cao.

Capitalism – Kinh tế thị trường tự do/Chủ nghĩa tư bản.
Một hệ thống kinh tế dựa trên giả định rằng thị trường quyết định lượng hàng hóa sản xuất ra cũng như giá của các hàng hóa này. Trung tâm của nền kinh tế thị trường tự do là sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất và tài sản, và sự tham gia tối thiểu của chính phủ. Một nền kinh tế thị trường tự do hoàn toàn không tồn tại mà nói chung được pha trộn, với sự can dự đến chừng mực nào đó của chính phủ.

Cartel – Cácten.
Một nhóm các doanh nghiệp hoặc các quốc gia thỏa thuận gây tác động đến giá cả bằng cách tác động đến sản xuất và việc đưa một loại sản phẩm ra thị trường. Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là cácten đương đại nổi tiếng nhất.

Cash cow – “Bò cái” tiền mặt.
Một doanh nghiệp tạo được nguồn tiền vào ổn định và có thể dự đoán trước được. Một doanh nghiệp như vậy thường có tên hiệu lâu đời và được người tiêu dùng thừa nhận. Cổ phiếu của những doanh nghiệp này có mức cổ tức đáng tin cậy.

Cash flow – Lưu kim (Nguồn tiền vào).
Đối với hầu hết các công ty nghĩa là khoản thu nhập tịnh sau thuế nhưng trước khi khấu hao.

Central bank – Ngân hàng trung ương.
Cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của một quốc gia và được phép ban hành tiền tệ.

Centrally planned economy – Nền kinh tế kế hoạch tập trung.
Ngược lại với nền kinh tế thị trường tự do vì không phải thị trường mà chính quyền trung ương mới chịu trách nhiệm về nền kinh tế, kể cả việc sản xuất cái gì với khối lượng bao nhiêu và bán cho người tiêu dùng với giá nào.

Closely held – Đề cập đến những công ty mà cổ phiếu và quyền kiểm soát bỏ phiếu tập trung trong tay một vài nhà đầu tư, nhưng cổ phiếu vẫn được giao dịch tới một mức độ hạn chế.

Collateral – Thế chấp.
Cổ phiếu hoặc tài sản mà người vay phải trao cho người cho vay nên không có khả năng thanh toán một khoản vay.

Commercial paper – Thương phiếu.
Những trách nhiệm ngắn hạn mà các công ty công nghiệp hoặc tài chính sử dụng để có tiền mặt. Người vay đồng ý thanh toán một lượng tiền cụ thể vào một thời hạn định rõ.

Commodity – Hàng hóa.
Xét theo ý nghĩa chung, đó là bất cứ thứ thì được mua và bán. Xét ý nghĩa trên thị trường tài chính, đó là một sản phẩm khai mỏ hoặc nông nghiệp trước khi chế biến.

Commodity option – Quyền, nhưng không phải trách nhiệm, mua hoặc bán hợp đồng hàng hóa giao sau tại một thời điểm cụ thể trong khoảng thời gian cụ thể.

Commodity futures – Hợp đồng hàng hóa kỳ hạn.
Hợp đồng mua hoặc bán một lượng hàng hóa nhất định với giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian cụ thể.

Convertible bond – Trái phiếu có thể chuyển đổi.
Một trái phiếu mang giả định rằng có thể được đổi lấy một lượng cổ phiếu cụ thể trong công ty phát hành trái phiếu đó.

Coupon – Phiếu trả lãi.
Mẩu giấy gắn vào trái phiếu mà người nắm cổ phiếu tập hợp lại vào các thời điểm cụ thể và giao cho bên phát hành trái phiếu để được thanh toán lãi suất.

Currency controls – Các biện pháp kiểm soát tiền tệ.
Khi sử dụng các biện pháp kiểm soát tiền tệ, tiền tệ không thể chuyển đổi được nữa vì mọi hoạt động mua-bán ngoại tệ được tiến hành thông qua một cơ quan do chính phủ chỉ định nhằm quy định tỷ giá có lợi cho các sản phẩm và hoạt động kinh doanh mà chính phủ muốn bảo hộ.

Currency devaluation – Phá giá tiền tệ
Tiền tệ của một quốc gia bị phá giá khi chính phủ nước này cố tình giảm giá so với tiền tệ của các nước khác. Khi một quốc gia phá giá tiền tệ của mình, hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn trong khi hàng xuất khẩu rẻ đi ở nước ngoài và nhờ đó mang tính cạnh tranh hơn.

Currency depreciation – Giảm giá tiền tệ
Tiền tệ của một quốc gia bị giảm giá khi giá trị của nó bị xuống giá so với tiền của các nước khác hoặc so với giá trị trước đó.

Debtor nation – Nước thiếu nợ.
Một quốc gia có các khoản nợ các chủ nợ nước ngoài nhiều hơn số mà các nước khác nợ họ. Ngược lại gọi là “creditor nation” - nước chủ nợ.

Default – Vỡ nợ.
Một người, công ty hay chính phủ bị coi là vỡ nợ nếu không đáp ứng được các điều khoản thanh toán.

Deficit financing – Tài trợ bằng thâm hụt ngân sách.
Chủ trương chấp nhận thâm hụt ngân sách của chính phủ để tăng thêm chi tiêu cho các công trình công cộng. Nó kích thích kinh tế trong một thời gian nhưng cuối cùng trở thành trở ngại kinh tế vì đẩy lãi suất lên.

Deficits – Thâm thủng.
Thâm thủng hoạt động là khoản tiền mà tổng chi phí và chi tiêu vượt tổng thu nhập. Trong tài chính công, thâm thủng là khoản mà mức chi của chính quyền vượt quá thu nhập.

Depreciation – Khấu hao.
Mức giảm giá trị tư liệu sản xuất do sử dụng làm cũ đi, hỏng hoặc lỗi thời. Khoản khấu hao dự tính có thể được khấu trừ từ thu nhập hàng năm như là chi phí để tiến hành hoạt động kinh doanh. Theo cách phương pháp tính toán khấu hao dần, chi phí máy móc và thiết bị được trừ những khoản đều nhau trong mỗi năm sử dụng tài sản đó đã được quy định trước. Theo phương pháp khấu hao nhanh, chi phí máy móc thiết bị được trừ trong vài năm đầu sử dụng.

Dividend – Cổ tức.
Khoản tiền chi cho mỗi cổ phần sau mỗi năm cho người giữ cổ phiếu thông thường. Cổ tức là một phần của thu nhập trên mỗi cổ phần. Tuy nhiên, nếu một công ty cho thấy không có lãi trong một khoảng thời gian nhất định thì có thể dùng khoản lãi từ các khoảng thời gian có lãi để thanh toán cổ tức theo đúng kế hoạch.

Dumping – Phá giá.
Việc xuất khẩu hàng hóa của một công ty với mức giá thấp quá mức, thường để đánh vào doanh số của các công ty cạnh tranh tại nước nhập khẩu.

Durable goods – Hàng bền.
Hàng hóa như máy móc và đồ dùng gia đình được coi là có thể sử dụng tốt trong ít nhất 3 năm.
(Vietnam Journalism)
 
Ðề: Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (C-D)

Em xin add thêm một số thuật ngữ nhé:

Currency surcharge: phí tăng thêm do biến động của tiền tệ
Current assets: tài sản lưu động
Current liabilities: nợ ngắn hạn
Daily balance: kết số hàng ngày
Damages claim: đòi bồi thường tổn thất
Dark Exchange: ngoại hối chợ đen
Closing date: ngày kết toán
Dated security: loại chứng khoán có ghi ngày hoàn trả
Dead capital: vốn không sinh lời
Deal on credit (hay on-credit deal): giao dịch tín dụng
Debenture debt: khoản nợ trái phiếu
December bonus: lương tháng 13
Deduct (danh từ: deduction; adj: deductible): khấu trừ
Deferred payment: việc hoãn trả tiền, trả chậm
Deflationary gap: độ chênh lệch giảm phát
Degressive tax: thuế lũy tiến giảm dần
Deposit Premium: phí bảo hiểm đặt cọc
Depreciation base: giá căn bản hay cơ sở để tính khấu hao
Cash discount: giảm giá do trả tiền sớm
Disposal: sự thanh lý (tài sản)
Dutiable goods: hàng bị đánh thuế
Duty free goods: hàng miễn thuế
Bad debt: nợ khó đòi
Bad debt provision: khoản dự phòng nợ khó đòi
 
Ðề: Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (C-D)

Chào các anh chị em thành viên của diễn đàn danketoan.com,
Em có thắc mắc này mong các anh chị em chỉ giáo giúp. Chả là em đang cần tìm hiểu về thuật ngữ "chu kỳ sản xuất kinh doanh" của doanh nghiệp. Anh chị nào nắm rõ chỉ dùm em với, em cảm ơn nhiều.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top