Các khoản khuyến mãi ?

dieuthuy2105

New Member
Hội viên mới
Làm ơn cho mình hỏi:
Đối với các khoản tiền khuyến mãi, chiết khấu thanh toán...., những khoản mà theo như mình học thì sẽ ghi có TK 515, nhưng nhiều người khuyên mình là nên trừ ra để giảm chi phí 642 để giảm bớt khoản thuế phải nộp
EX:1. Thay vì hạch toán
Nợ 642:10.000
Nợ 1331: 1.000
Có 515: 500
Có1111:10.500
2.sẽ hạch toán như sau:
Nợ 642: 9.500
Nợ 1331: 1.000
Có 111: 10.500
Cái mình thấy ở đây là dù tăng thu nhập hay giảm chi phí thì khoản tiền thuế TNDN vẫn ko thay đổi, EX cho DT=100.000, Chi phí=80.000(chưa + các doanh thu và chi phí nói trên) thì
TH1. {(100.000+500)-(80.000+10.000)}x0,28=2.940
TH2. {100.000-(80.000+9.500)}X0.28=2.940
Thuế TNDN ko thay đổi, mình ko hiểu nổi các bạn giải thích giúp với
TKs nhiều nhiều
 
Bạn căn cứ vào đâu để hạch toán tăng 1331 từ 500-> 1000 vậy? Liệu có bác thuế nào đồng ý cho bạn hạch toán vào 1331 thay vì 515?
 
Tks bạn Phong Van, nhưng bạn ơi mình giảm 642:500 đó chứ mình đâu có sửa thuế. Các bạn góp ý cho mình với nha!
 
Ùh, xin lỗi bạn mình đọc nhầm. Nhưng mà bạn ơi, người ta bảo bạn là giảm 642 để giảm số thuê phải nộp là họ nói nhầm rồi, vì giảm 642 tức là giảm chi phí-> tăng thu nhập chịu thuế-> tăng số thuế phải nộp. Trong trường hợp này bạn cứ hạch toán vào 515 đi. Còn muốn giảm số thuế trong trường hợp này thì bạn phải bỏ hẳn 515 đi và vẫn hạch toán vào 642 10.000 thì mới giảm số thuế phải nộp được.
 
Phong Van hạch toán như thế thì Nợ/Có không cân rồi.
Trường hợp này theo mình nghĩ không có cách hạch toán để làm thay đổi số thuế TNDN phải nộp đâu.
 
Mình hạch toán vẫn cân đấy chứ
Nợ 642: 10.000
Nợ 1331: 1000
Có 1111: 11.000
Nhưng mà ý mình là ở đây khó mà ỉm đi cái khoản 515 : 500đ kia được.
Tốt nhất là cứ hạch toán như bình thường là tốt nhất. Vì người ta hiếm khi trốn thuế theo cách này lắm.
 
Mình hạch toán vẫn cân đấy chứ
Nợ 642: 10.000
Nợ 1331: 1000
Có 1111: 11.000
Nhưng mà ý mình là ở đây khó mà ỉm đi cái khoản 515 : 500đ kia được.
Tốt nhất là cứ hạch toán như bình thường là tốt nhất. Vì người ta hiếm khi trốn thuế theo cách này lắm.

Bạn ơi, mình vẫn chưa hiểu sao bạn lại bảo ỉm đi 515:500 kia là trốn thuế nhỉ! Mình có thấy trốn đâu? Vì khi hạch toán khoản được chiết khấu đó vào 642 (ko qua 515) có nghĩa là chi phí 642 đã giảm đi 500 rồi===> thu nhập chịu thuế tăng 500 (bù vào 515 ko hạch toán). Ở đây đâu có trốn gì đâu nhỉ! Chẳng qua cách hạch toán này ko đúng bản chất thôi chứ? Mình hiểu vậy có đúng ko nhỉ!
 
Ðề: Các khoản khuyến mãi ?

Dạo qua một vòng tớ thấy các bạn trong trường hợp này hình như hiểu nhầm giữa chiết khấu hàng bán, thương mại với chiết khấu thanh toán rùi ấy nhẩy? vài bữa trước tớ thấy có topic trên web này bàn luận về cái này đã ngã ngũ rùi các bạn qua bên đó tham khảo nhé vì tớ cũng không muốn viết lại 1 nội dung mà nhiều lần quá, các bạn sẽ hiểu ngay thôi:sifone:
 
Ðề: Các khoản khuyến mãi ?

Dạo qua một vòng tớ thấy các bạn trong trường hợp này hình như hiểu nhầm giữa chiết khấu hàng bán, thương mại với chiết khấu thanh toán rùi ấy nhẩy? vài bữa trước tớ thấy có topic trên web này bàn luận về cái này đã ngã ngũ rùi các bạn qua bên đó tham khảo nhé vì tớ cũng không muốn viết lại 1 nội dung mà nhiều lần quá, các bạn sẽ hiểu ngay thôi:sifone:

Pó tay với em luôn, post bài mà không chịu nhìn vào cái mốc thời gian của bài viết cuối cùng :frown::smash::frown::smash:
 
Ðề: Các khoản khuyến mãi ?

Chiết khấu thanh toán được hạch toán khi khách hàng thanh toán trong hoặc trước thời hạn mà 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán
Cách định khoản chiết khâu thanh toán như sau:
+ Nếu bạn là người bán:
Nợ 635
Có 131 ( Nếu giảm trừ công nợ )
Có 111 ( Nếu trả lại tiền )
+ Nếu bạn là người mua:
Nợ 331 ( Nếu giảm trừ công nợ )
Nợ 111 ( Nếu nhận tiền mặt )
Có 515
Chú ý :
- Chiết khấu thanh toán là tính trên số tiền thanh toán nên bao gồm cả thuế GTGT
Chiết khấu thanh toán không được ghi giảm giá trên hóa đơn bán hàng. Đây là một khoản chi phí tài chính công ty chấp nhận chi cho người mua. Người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán. Các bên căn cứ chứng từ thu, chi tiền để hạch toán kế toán và xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định.
Chiết khấu thương mại là khoản giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (Sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn (Đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng).
Cách Định khoản hoạch toán Chiết khấu thương mại như sau:
1. Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ (33311) (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 131,. .
2. Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 - Chiết khấu thương mại.
Chú ý:
- Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ.
- Chiết khấu thương mại là tính trên giá bán. Nếu giá bán đã bao gồm thuế GTGT (công ty kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo pp Trực tiếp) thì chiết khấu này tính trên giá đã có thuế. Nếu giá bán chưa bao gồm thuế GTGT (công ty kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo pp khấu trừ) thì chiết khấu này tính trên giá chưa có thuế.
Ví dụ: Tại công ty Kế Toán Hà Nội có Hóa đơn GTGT số 0014658 xuất tháng 5 cho công ty T&T (hình thức thanh toán chuyển khoản sau)ghi:
Sản phẩm Super 50 : 1.000 kg * 10.000 = 10.000.000 đ
Sản phẩm Under 30 : 2.000 kg * 7.500 = 15.000.000 đ
Chiết khấu thương mại tháng 4: 10 kg sản phẩm Super 50 và 20 kg sản phẩm Under 30 tương đương: 100.000 đ + 150.000 đ = 250.000 đ
Thành tiền: 10.000.000 + 15.000.000 – 250.000 = 24.750.000 đ
Thuế GTGT 10%: 2.475.000 đ
Tổng cộng: 27.225.000 đ
Công ty kế toán Hà Nội, căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 0014658, ghi sổ kế toán theo các bút toán:
- Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 – 250.000đ
Nợ TK 3331 – 25.000đ
Có TK 131 – 275.000đ
- Phản ảnh doanh thu
Nợ TK 131 – 27.500.000đ
Có TK 511 – 25.000.000đ
Có TK 3331 – 2.500.000đ
Công ty T&T căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 0014658(Liên 2- Giao cho khách hàng), ghi sổ kế toán theo bút toán:
Nợ TK 156 – 24.750.000đ
Nợ TK 133 – 2.475.000đ
Có TK 331- 27.225.000đ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top