Các Công Việc Của Kế Toán

thuha

New Member
Hội viên mới
1. Lập chứng từ kế toán:
Lập chứng từ là cơ sở đầu tiên của công việc kế toán. Lập chứng từ là một công việc của kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành vào các tờ chứng từ theo mẫu quy định, theo thời gian và địa điểm phát sinh các nghiệp vụ đó. Chứng từ là cơ sở để ghi sổ kế toán, với nội dung quy định trong chứng từ, phương pháp lập chứng từ làm số liệu kế toán phản ánh kịp thời đầy đủ và chính xác mọi họat động của doanh nghiệp.
2. Kiểm kê
Kiểm kê là công việc của kế toán dùng cân, đong, đo , đếm… để xác định số lượng và chất lượng các loại vật tư, tiền…, từ đó đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán nhằm phát hiện các khoản chênh lệch giữa số liệu thực tế và số trên sổ kế toán mà có biện pháp xử lý kịp thời xác định trách nhiệm vật chất của người quản lý và sử dụng tài sản đó.
3.Tính giá các đối tượng kế toán
Tính giá các đối tượng kế toán là một công việc của kế toán biểu hiện bằng giá trị tất cả những tài sản của doanh nghiệp nhờ việc đánh giá này mà mọi đối tượng của kế toán đều được biểu hiện cùng một thước đo tiền tệ, từ đó có thể tổng hợp được những chỉ tiêu cần thiết bằng tiền chẳng những trong doanh nghiệp mà còn theo từng ngành và cả nền kinh tế.
4. Tính giá thành
Tính giá thành là một công việc của kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền để từ đó xác định những khoản chi phí nào cho loại sản phẩm nào, lao vụ nào. Việc xác định chi phí để hình thành nên giá thành của từng loại sản phẩm hay lao vụ giúp cho doanh nghiệp thấy được hiệu quả của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó doanh nghiệp có kế họach hạ giá thành sản phẩm hay lao vụ.
5. Mở tài khoản kế toán
Mở tài khoản kế toán là một công việc của kế toán.
Mở tài khoản kế toán dùng phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống từng đối tượng kế toán riêng biệt trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi đối tượng kế toán riêng biệt có nội dung kinh tế khác nhau, có sự tồn tại và vận động khác nhau, có yêu cầu quản lý khác nhau nên mỗi đối tượng kế toán riêng biệt được mở một tài khoản tương ứng.
6. Ghi sổ kép
Ghi sổ kép là một công việc của kế toán dùng để ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản theo đúng nội dung kinh tế và mối quan hệ khách quan của các tài khoản. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nội dung kinh tế nhất định được phản ánh vào các tài khoản liên quan đã giúp cho việc giám đốc chặt chẽ các họat động kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
7. Lập báo cáo kế toán
Lập báo cáo kế toán là một công việc của kế toán.
Báo cáo kế toán được tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế về tài sản và tình hình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Số liệu trên báo cáo kế toán giáp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình thực hiện kế họach sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời giúp cho việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đó, qua đó đề ra các biện pháp để sử dụng, điều hành tài sản mang lại hiệu quả cao nhất.
[FONT=&quot]Các công việc của kế toán trên phải được thực hiện đồng thời trong mối quan hệ hữu cơ của chúng. Lập chứng từ và kiểm kê sẽ cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, đánh giá-tính giá thành sản phẩm nhằm biểu hiện các đối tượng kế toán bằng tiền để từ đó ghi sổ kép vào các tài khoản liên quan theo đúng mối quan hệ khác quan của các đối tượng kế toán, từ số liệu ghi trên sổ kế toán, kế toán tổng hợp theo các chỉ tiêu cần thiết trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán khác.[/FONT]
 
Nhiệm Vụ Của Kế Toán

Kế toán thực hiện các nhiệm vụ sau:
-Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp có thể do nhiều nguồn hình thành như của Nhà nước, tập thể hay cá nhân…do vậy tài sản này phải được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, song biện pháp bảo vệ tài sản chặt chẽ và hữu hịêu nhất là sự giám đốc của kế toán. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của kế toán là phải “tính toán ghi chép phản ánh chính xác số thực có, tình hình luân chuyển, tình hình gìn giữ sử dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền…” ở doanh nghiệp.
-Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải lập kế hoạch và lập dự toán cho họat động sản xuất kinh doanh của mình, trong quá trình quản lý các nhà quản lý phải thường xuyên xem xét tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán đó. Có nhiều cách để xem xét tình hình này, nhưng cách hay nhất là thông qua số liệu kế toán đối chiếu giữa số liệu kế toán với số liệu kế hoạch các nhà quản lý có thể thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từ đó có biện pháp cụ thể cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Phản ánh và giám đốc việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của Nhà nước.
Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở phải tôn trọng luật pháp, phải theo hành lang của pháp luật hay nói một cách khác là các doanh nghiệp hoạt động phải chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của Nhà nước đặt ra. Do vậy thông qua số liệu kế toán có thể thẩm tra xem doanh nghiệp có tôn trọng thực hiện đúng chính sách chế độ kinh tế tài chính không? Từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phải tính tóan tỉ mỉ, tiết kiệm các khoản chi phí, tính toán chính xác các khoản thu nhập và kết quả lãi lỗ của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, qua đó củng cố và tăng cường trách nhiệm quyền hạn trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Phát hiện khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp
Số liệu kế toán cung cấp được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp ở trong một thời kỳ nào đó, qua số liệu này các nhà quản lý phân tích được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đó thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp thấy được những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để từ đó khai thác những khả năng này, đặt ra những biện pháp có hiệu lực để đẩy mạnh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 
Vai Trò Của Kế Toán

1. Đối với doanh nghiệp
Kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như việc sản xuất sản phẩm, bán sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu…, giúp theo dõi thị trường để sản xuất, tích trữ hàng hóa nhằm kịp thời cung cấp cho thị trường theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu thụ. Như vậy nhờ kế tóan mà người quản lý điều hành trôi chảy các họat động của đơn vị, nhờ nó tạo cho sự quản lý lành mạnh, tránh những hiện tượng thâm lạm tài sản vì qua nó thực hiện việc kiểm soát nội bộ.
Kế toán còn cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở họach định chương trình hành động cho từng giai đọan, từng thời kỳ để doanh nghiệp tiến tới hay lùi bước. Như vậy nhờ kế toán mà người quản lý tính được hiệu quả công việc của mình làm đồng thời cũng qua đó vạch ra hướng họat động cho tương lai.
Kế toán giúp cho người quản lý điều hòa tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán là cơ sở để giải quyết sự tranh tụng khiếu tố, được tòa án chấp nhận là bằng chứng vế hành vi thương mại.
Kế toán là cơ sở để đảm bảo vững chắc trong sự giao dịch buôn bán.
Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật - tự động hóa trong sản xuất – các công cụ do các ngành toán và khoa học thống kê cung cấp như lập phương tình, phân tích, xác suất… đã giúp cho người quản lý hạ giá thành sản phẩm và doanh nghiệp kịp thời, ra quyết định phù hợp…trên cơ sở số liệu kế toán.
Kế toán cho biết một kết quả tài chính rõ rệt không ai chối cãi được.
2. Đối với Nhà nước
Nhờ kế toán, Nhà nước có thể theo dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh để từ đó tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Nhờ số liệu kế toán, Nhà nước làm trọng tài giải quyết sự tranh chấp về quyền lợi giữa các doanh nghiệp.
Nhờ kế toán, Nhà nước tìm ra một cách tính tuế tốt nhất hạn chế thất thu thuế, hạn chế sai lầm trong chính sách thuế.
Kế toán cung cấp các dữ kiện hữu ích cho các quyết định kinh tế , chính trị , xã hội…xác định được khả năng trách nhiệm, cương vị quản lý và cung cấp các dữ kiện hữu ích cho việc đánh giá khả năng tổ chức và lãnh đạo.
Đối với nền kinh tế quốc gia, kế toán lưu ý với chính quyền trong việc soạn thảo và ban hành những luật lệ về thuế, thiết lập những chính sách kinh tế cho phù hợp với tình hình thương mại và kinh tế nước nhà . Qua kết quả tổng hợp các báo cáo tài chính của ngành, chính quyền có thể biết được tình hình thịnh suy của nền kinh tế nước nhà, biết được sự thành công hay thất bại của các ngành, các doanh nghiệp đồng thời biết được nguồn lợi về thuế sẽ thu được cho ngân sách
[FONT=&quot]Tóm lại, kế toán rất hữu ích cho doanh nghiêp.[/FONT]
 
Yêu Cầu đối Với Kế Toán

Để đáp ứng được vai trò và nhiệm vụ của kế toán thì số liệu của kế toán phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
-Số liệu của kế toán cung cấp phải chính xác
Số liệu của kế toán phản ánh thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để biết thực trạng đó như thế nào đòi hỏi số liệu của kế toán phải chính xác thí dụ như doanh thu trong kỳ là bao nhiêu, chi phí là bao nhiêu, lãi (lỗ) là bao nhiêu?
Ngoài ra số liệu kế toán chính xác còn là cơ sở để kiểm tra tài sản của doanh nghiệp qua việc đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với số liệu thực tế khi kiểm kê.
-Số liệu kế toán cung cấp phải kịp thời
Muốn cung cấp số liệu kế toán kịp thời cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì việc ghi chép các hoạt động của doanh nghiệp cũng phải kịp thời có nghĩa là nghiệp vụ kinh tế phát sinh lúc nào là phải ghi sổ lúc đó.
-Số liệu của kế toán cung cấp phải phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đánh giá được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì đòi hỏi số liệu của kế toán cung cấp phải phản ánh đầy đủ sự hoạt động đó, nếu phản ánh thiếu sót một ặt nào đó thì việc đánh giá không đạt được những yêu cầu như mong muốn nhiều khi còn sai lệch nữa.
-Số liệu của kế toán khi tổng hợp thành các chỉ tiêu phải so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch.
Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, các chỉ tiêu này là các chỉ tiêu dự kiến. Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, số liệu kế toán phản ánh được việc thực hiện kế họach đó như thế nào, người quản lý so sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, muốn so sánh được thì số liệu kế toán tổng hợp thành các chỉ tiêu phải mang tính thống nhất có thể so sánh được với các chỉ tiêu kế hoạch.
-Số liệu của kế toán phải được trình bày rõ ràng và có thuyết minh
Số liệu kế toán phải được tổng hợp từ các sổ kế toán vào báo cáo tài chính để từ đó đánh giá toàn bộ tình hình họat động của doanh nghiệp, do vậy yêu cầu ở đây là việc tổng hợp này phải được trình bày rõ ràng bằng con số trên các tài liệu kế toán và phải có thuyết minh để mọi người có thể biết được tình hình họat động sản xuất kinh doanh đó của doanh nghiệp.
 
những điều này mình đọc trong sách đều thấy cả, nhưng thực tế công việc thì thế nào, điều đó mới quan trọng. Mình từng thấy những cơ sở tuy không có kế toán làm việc nhưng chủ cơ sở vẫn tính toán đâu ra đó, quản lý rất hiệu quả, như vậy cũng là làm kế toán phải không các bạn, còn 1 số chỗ mình thấy phòng ban kế toán rất to nhưng cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu ở trên. Nếu như mình có 1 quy trình làm việc chuẩn cho công việc kế toán thì sẽ giúp ích được rất nhiều cho công việc kế toán, kể cả những người chưa làm và đang làm.:laugh:
 
Ðề: Các Công Việc Của Kế Toán

Mình thấy binhnt nói đúng đó.Giờ mình đang gặp khó khăn trong việc làm kế toán đây nè!Với mình,mình đang bắt đầu từ con số 0 !Số là mình đã học và tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng mà hỏng có chỗ làm nên làm kế toán thui và mình đang không biết nhờ "quân sư" nào giúp,nói cụ thể cho mình biết về những công việc cụ thể khi làm kế toán trong 1 công ty cổ phần!
 
Ðề: Các Công Việc Của Kế Toán

tớ thấy đây toàn là lý thuyết thui
tớ cũng là kê toán mới ra trường
mong mọi ng chỉ giáo
 
Ðề: Các Công Việc Của Kế Toán

bạn Thuha chắc đang đi học thì fai, sao nói nhiều lý thuyết thế để mà làm ji. Mình ko nói là học lý thuyết là ko tốt, nhưng mà để vận dụng đc vào thực tế cần 1 sự khôn khéo ko fai lúc nào cũng cứng nhắc vậy. Nếu mà số liệu trên sổ sách kế toán mà phản ánh đúng tình hình thực tế của các doanh nghiệp thì khối thằng kế toán sẽ fai ra đê mà ở :giandu:
 
Ðề: Các Công Việc Của Kế Toán

Mình đang làm kế toán,mình ra trường được 1 năm nhưng làm kế toán thì mới có 04 tháng nay thui. Và những công việc hàng tháng mình phải làm là tập hợp hóa đơn đầu vào ( trong vòng 06 tháng kê khai), viết hóa đơn cho khách hàng, đi lấy hóa đơn những đơn vị nợ hóa đơn rồi kê khai thuế hàng tháng, giao dịch ngân hàng và đầu tháng lấy sổ phụ để theo dõi, theo dõi công nợ, làm phiếu thu, chi hàng ngày. vào sổ kế toán các nghiệp vụ phát sinh trong ngày, báo cáo giám đốc cuối quý thì tính thêm thuế tndn và tình hình sử dụng hóa đơn...Còn nhiều điều mình chưa biết,mình vẫn đang học hỏi thêm mừ, mong các bạn chỉ giáo thêm nhé.

---------- Post added at 11:17 ---------- Previous post was at 11:13 ----------

ah. hiện tại mình đang làm vụ đăng ký làm BHXH mới cho anh em trong công ty, mình mới làm giấy tờ chuẩn bị ra phòng LĐTB thui, đang đợi sơ yếu lý lịch của anh em công ty mừ, ai có "kinh nghiệm" gặp mấy anh, chị Phòng LĐTB rùi BHXH thì nói cho mình biết nhé! thank
 
Ðề: Các Công Việc Của Kế Toán

nguyenmen ơi, hàng tháng phải ra ngân hàng lấy sổ phụ ah, sổ phụ đấy là như thế nào, b nói rõ hơn một chút đc k,mình mới đi làm chưua biết
 
Ðề: Các Công Việc Của Kế Toán

nguyenmen ơi, hàng tháng phải ra ngân hàng lấy sổ phụ ah, sổ phụ đấy là như thế nào, b nói rõ hơn một chút đc k,mình mới đi làm chưua biết

Hi chào bạn Huongxuan241 sổ phụ là sổ của ngân hàng ghi lại tất cả phát sinh của mình với ngân hàng trên sổ phụ nó phản ánh số dư đầu, số phát sinh và tồn cuối của ngày có phát sinh giao dịch . Thường một tháng mình đi lấy một lần để hoàn thiện chứng từ ngân hàng.
Thân
 
Ðề: Các Công Việc Của Kế Toán

Theo mình thì để nói các CV của kế toán thì tùy từng doanh nghiệp. Nhưng mình thì vẫn làm thế này
Đầu năm nộp thuế môn bài
Hàng tháng kê khai thuế GTGT trước ngày 20 của tháng.
Các chứng từ phát sinh thì cứ 3 ngày mình vào sổ 1 lần, luôn luôn theo dõi dạng sổ kép.
Sổ gì mình cũng theo dõi dưới dạng chi tiết, vì mình không thể nhớ được
Phải kiểm tra các phát sinh liên tục, ví dụ như nếu xuất hóa đơn ra thì phải kiểm tra đầu vào để đảm bảo mình đã có đầu vào rồi ( tránh trường hợp có 1 số bạn mới đi làm, không để ý cứ xuất kho, xuất bán đi mà thực tế thì lại quên chưa nhập về)
Hết tháng lấy sổ phụ ngân hàng về vào sổ và lưu
Hết quý làm BC quý trước 30 của tháng dầu tiên của quý kế tiếp
Hết quý lại một lầm nữa kiểm tra lại sổ khớp với các chứng từ, đầu vào đầu ra, các chi phí hợp lý
Hết năm thì làm BCTC năm, nộp thuế cho mỗi lần phát sinh nghĩa vụ thuế, hạn nộp thuế bằng với hạn nộp tờ khai các loại
Mình đóng góp không biết có đúng không, nhưng đó là cách mình vần làm, có gì vẫn mong được các bậc tiền bối chỉ bảo
Đa tạ !
 
Ðề: Các Công Việc Của Kế Toán

cty mình là cty xây dựng mình mới đi làm jo có cả phần mềm và excel mà chưa biết bắt đầu vào sổ ntn nè..ai có kinh nghiệm chỉ mình với.thanks
 
Ðề: Các Công Việc Của Kế Toán

Thì bạn làm trên phần mềm ấy, phần mềm thì có hướng dẫn sử dụng rồi mà, nhưng cty xây dựng thì nhớ là phải chốt sổ hàng quý để hợp lý đầu vào cho đầy đủ, không lại thiếu, để lâu lại quên đấy
Tất cả các chứng từ vào phần mềm, tư hạch toán mà
 
Ðề: Các Công Việc Của Kế Toán

mình chuẩn bị đi làm kế toán trong trường học,mình làm phòng kế toán quản lý cơ sở vật chất đó nhưng ko bít cv của phòng đó là phải làm những gì nữa,có bạn nào biết nói rõ cho mình biết đc ko,lần đâu tiên đi làm nên run và lo quá đó
tks các bạn nhìu nha
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top