Các chính sách nổi bật của Tháng 9/2019

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
1. 05 trường hợp DN nhỏ và vừa được xem xét xử lý rủi ro

Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 57/2019/TT-BTC hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét xử lý rủi ro khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa,… gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;

- Khách hàng bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành;

- Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;

- Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;

- Khách hàng có khoản nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) theo kết quả phân loại nợ quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định 34/2018/NĐ-CP .

Thông tư 57/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/10/2019.

doanh.jpg

2. 02 trường hợp được xem xét hoàn tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Nghị định 67/2019/NĐ-CP về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản quy định 02 trường hợp được hoàn trả lại tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, bao gồm:

- Trường hợp trả lại toàn bộ mỏ, số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do tổ chức, cá nhân đã nộp đối với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác, nhưng chưa tiến hành khai thác hoặc khai thác chưa hết sản lượng theo tiến độ nộp tiền cấp phép khai thác.

- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép theo Điểm d Khoản 1 Điều 58 Luật khoáng sản thì tổ chức, cá nhân được hoàn trả tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Nghị định 67/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/9/2019.

3. Hướng dẫn về thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ của Ngân hàng nhà nước

Thông tư 09/2019/TT-NHNN về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam hướng dẫn cụ thể thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ như sau:

- Báo cáo định kỳ hằng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.

- Báo cáo định kỳ hằng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.

- Báo cáo định kỳ 6 tháng:

+ Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo.

+ Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

- Báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

- Với các báo cáo không chốt được số liệu theo thời hạn trên, đơn vị xây dựng chế độ báo cáo chọn thời điểm chốt số liệu gần nhất với thời hạn chốt số liệu kỳ báo cáo tương ứng và đảm bảo thời hạn gửi báo cáo.

Thông tư 09/2019/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 16/9/2019.

Tài liệu tham khảo:

- Thư viện pháp luật;

- Luật Việt Nam.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top