Benish M-Score đánh giá mức độ đáng tin cậy của BCTC

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Thông tin trong báo cáo tài chính của công ty có tác động rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư cũng như của ngân hàng. Gian lận báo cáo tài chính đã được đo lường cụ thể bằng nhiều mô hình toán học khác nhau như mô hình tính giá trị M-score của Beneish (1999) với 8 biến, cũng là 8 tỷ số tài chính quan trọng được chọn lọc từ báo cáo tài chính.

1601009723952.png

Gian lận báo cáo tài chính là hành vi điều chỉnh một hoặc nhiều chỉ số trong báo cáo tài chính nhằm làm đẹp kết quả kinh doanh của công ty và tăng sức hấp dẫn với nhà đầu tư nhằm mang lại lợi ích cho công ty. Hành vi này làm tăng rủi ro đối với các nhà đầu tư, làm nhiễu thông tin thị trường, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Mô hình Beneish sử dụng 8 tỷ số tài chính quan trọng trong báo cáo tài chính để đo lường khả năng gian lận báo cáo tài chính của các công ty dựa trên báo cáo tài chính của họ.

Giá trị M-score là giá trị số học được tính toán bởi công thức chứa 8 tỷ số tài chính quan trọng trong báo cáo tài chính, được đưa ra bởi giáo sư Messod D. Beneish (Trường Đại học Indiana, Mỹ) vào năm 1999 và được sử dụng rộng rãi cho tới nay. Kết quả phân tích số liệu báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 năm 2017 và 2018 cho thấy, có hơn 54% trong số 1.340 công ty niêm yết năm 2017, gần 50% trong số 1.433 công ty niêm yết năm 2018 có thực hiện hành vi điều chỉnh các tỷ số tài chính trong báo cáo tài chính, thể hiện ở M-score lớn hơn -2,22.

Số liệu được chọn lọc để phân tích là các tỷ số tài chính trong 2.773 báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2018, cung cấp bởi StockPlus. Sau khi sử dụng mô hình dựa trên dồn tích của Beneish (1999), giá trị đo lường hành vi gian lận báo cáo tài chính được tính toán là một giá trị số gọi là M-score. Giá trị này được tính cho từng công ty qua từng năm. Mô hình Beneish để tính M-score được thể hiện như sau:

Beneish M-Score = -4,84 + 0,92*DSRI + 0,528*GMI + 0,404*AQI + 0,892*SGI + 0,115*DEPI – 0,172*SGAI + 4,679*TATA – 0,327*LVGI

1601008495823.png
Trong đó, M-score lớn hơn hoặc bằng -2.22 là một dấu hiệu thống kê cho thấy, công ty có khả năng là đối tượng thực hiện gian lận báo cáo tài chính với độ tin cậy 90%. M-score lớn hơn -1.78 là dấu hiệu cho thấy, công ty có khả năng là đối tượng thực hiện gian lận báo cáo tài chính với độ tin cậy 95%. M-score càng lớn thì khả năng công ty thực hiện gian lận báo cáo tài chính càng cao. Mô hình Beneish M-score chỉ ra hành vi gian lận báo cáo tài chính dựa trên lý thuyết thống kê. 8 biến được đưa vào mô hình bằng phương pháp PCA, tức là 8 biến này có giá trị riêng lớn nhất trong ma trận các tỷ số và các chỉ số trong báo cáo tài chính. Mô hình này được cho là có thể chỉ ra khả năng cao mà một công ty thực hiện việc điều chỉnh báo cáo tài chính nhằm trục lợi với xác suất đúng 76%.

Lần trước mình cũng đã chia sẻ với mọi người một file Excel tính M-Score tự động với giá trị so sánh là -2.22, lần này, mình muốn chia sẻ với các bạn thêm 1 file Excel tính M-Score tự động với giá trị so sánh là -1.78. Giữa 2 file này không có sự khác nhau về công thức, chỉ khác về giá trị so sánh. Theo như nghiên cứu phía trên của Tạp chí tài chính thì khi dùng giá trị so sánh là -1.78 thì kết quả có độ tin cậy cao hơn. Các bạn comment email tại bài viết này :
Tặng file Mô hình Benish M-Score đo lường mức độ đáng tin cậy của báo cáo tài chính mình sẽ gửi cho các bạn cả 2 file nhé!

Nguồn tham khảo: Tạp chí tài chính
 
Mình không comment được bên bài theo đường dẫn, bạn có thể gửi cho mình qua địa chỉ: sonava06@gmail.com được chứ? Cảm ơn bạn!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top