Bảo hiểm thất nghiệp - khi không thất nghiệp thì sao?

Kidmandang

Giang Hồ Thuật Sĩ
Hội viên mới
Chào các pác!!

Về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp theo mình có 1 số vướng mắc sau:

+ Người lao động hiện tại chỉ còn làm 1,2 năm nữa thì nghỉ hưu hay từ khi đi làm đến khi về hưu ko thất nghiệp .... vậy cái bảo hiểm thất nghiệp từ 01/2009 họ đóng là bị mất trắng sao? nên chăng nên BLĐTB&XH cho nó vào lương hưu luôn, như vậy thì hợp lý hơn :khonghiu:

Mời các bác thảo luận ạh, pác [you] nghĩ sao ? :k5516978:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bảo hiểm thất nghiệp - khi không thất nghiệp thì sao?

theo m nghĩ thì bhtn đóng để đề phòng với những rủi ro của người lao động,nhưng nếu họ không gặp rủi do thì có lẽ sẽ mất,khi sắp về hưu người ld biết trước nên linh động hơn,còn hơn năm nữa họ nghỉ việc thì sao phải lo mất việc?bên cạnh đó người ld đa số đã đóng bhxh và bh nhân thọ rồi,khoản đóng bhnt như là chi phí bỏ ra để bảo hộ họ trong trường hợp xấu nhất,và đó không bắt buộc(m nghe nói vậy)thì nó cũng đáng mà
m nghĩ nên trích mottj tỷ lệ % nào đó trong phần trợ cấp nếu trường hợp thất nghiệp xảy ra
còn nếu đưa nó về lương hưu thì bhtn đâu còn là bhtn nữa,nếu vậy người đóng dù có thất nghiệp hay không thì cũng như nhau mà thôi
đó là theo ý cua mình,các bạn góp ý nhé
 
Ðề: Bảo hiểm thất nghiệp - khi không thất nghiệp thì sao?

Cái này chắc chắn và nên làm vậy rồi.

Cũng như thời gian vừa qua có một số người lao động đã làm hơn mười năm ở một công ty , vậy khi ra cái BHTN thì tất cả chế độ trợ cấp nghĩ việc bay luôn, nên dẫn đến họ xin nghĩ việc ? Nếu là nhà DN trường hợp này các bác nghĩ phải gải quyết sao ?

Bay là bay thế nào, nếu họ đã làm ở doanh nghiệp hơn 10 năm thì khi họ nghỉ việc doanh nghiệp phải trả cho họ 5 tháng tiền lương( 1 năm nửa tháng) :nheo:

VD: Ông A làm ở cty X từ năm 2006 đến 2010 thì khi nghỉ việc cty phải trả cho ông A khoản tiền trợ cấp thôi việc là 1,5 tháng tiền lương (tính từ năm 2006 đến hết 2008 khi BHTN chưa có hiệu lực thi hành - từ năm 2009 đến 2010 cty ko có nghĩa vụ trả thêm khoản nào cả)

+ Tuy nhiên vấn đề đau đầu chưa thấy CV nào quy định là:Vậy số tiền trợ cấp thất nghiệp 1.5 tháng này tính trên lương tháng 12/2008 hay tính trên lương thời điểm nghỉ việc - VD: ông A hết năm 2008 lương là 10tr/tháng nhưng hết năm 2010 là 100tr/tháng => trả 15tr hay 150tr :chongmat:
 
Ðề: Bảo hiểm thất nghiệp - khi không thất nghiệp thì sao?

bhtn.jpgThứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng cho biết bảo hiểm thất nghiệp sẽ được áp dụng từ đầu 2009.
Thưa ông, có thể khẳng định việc ra đời bảo hiểm thất nghiệp sẽ là một phần trong chính sách trợ giúp cho người lao động khi bị thất nghiệp?
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và bước vào hội nhập với kinh tế thế giới, bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, thì tình trạng thất nghiệp đang là một trong những vấn đề nan giải và hết sức bức xúc. Hàng năm có từ 1,1 đến 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng khả năng thu hút lao động của nền kinh tế lại có hạn.
Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến trật tự an sinh xã hội.
Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp.

Có thể khẳng định, bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc thì mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định.
Vậy những đối tượng nào sẽ được tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thưa ông?
Dự thảo Nghị định bảo hiểm thất nghiệp có 8 chương, 49 điều. Nghị định đề cập đến các vấn đề như quyền và trách nhiệm của người lao động; sử dụng người lao động của doanh nghiệp; thủ tục thực hiện khiếu nại; các chế độ; cách thức tổ chức quỹ và các điều khoản thi hành…
Theo dự thảo Nghị định, người lao động là công dân Việt Nam làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể; làm việc cho cơ quan, tổ chức, cho cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ và sử dụng lao động Việt Nam…, có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12-36 tháng, đều thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo dự thảo, loại hình bảo hiểm thất nghiệp này có sự tham gia của 3 bên là Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Dự thảo cũng quy định chi tiết, cụ thể trách nhiệm của mỗi bên trong việc giải quyết chế độ, trợ cấp cho người lao động khi bị thất nghiệp.
Còn về quyền lợi, khi tham gia họ sẽ được hưởng gì từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp này?
Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp và có đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp quy định; chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội quy định, người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền hằng tháng được trả cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau: 3 tháng, nếu có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 6 tháng nếu có đủ từ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 9 tháng nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 12 tháng nếu có đủ từ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
Trong thời gian này, người lao động được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp.
http://www.webbaohiem.net/index.php/Luat-phap/Chinh-sach-bao-hiem-that-nghiep-o-viet-nam.html
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top