Bài học thất bại khi xin việc!

changaica

New Member
Hội viên mới
Nhà tuyển dụng cho biết trong quá trình xin việc hiện nay, sinh viên mới tốt nghiệp có nhiều sai sót và điều này trực tiếp gây ra những vấn đề tâm lý khi họ gặp thất bại.

Thiếu hiểu biết về công ty


Trong buổi phỏng vấn tại một hội chợ việc làm, người phụ trách của một công ty mỹ phẩm yêu cầu người tham gia ứng tuyển nêu tên một số sản phẩm đại diện của công ty, không ngờ người sinh viên đó không đưa ra được đáp án nào. Người phụ trách cho biết, nếu sự thiếu hiểu biết, mơ hồ và không chuẩn bị trước về đơn vị dự định làm việc, người nhân viên đó khó có thể lên kế hoạch cho sự nghiệp tương lai. Với một người thiếu trách nhiệm như vậy chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không sử dụng.

Đánh giá quá cao năng lực bản thân

Một số sinh viên không phải do bản thân không tìm được công việc mà nguyên nhân chính do họ kỳ vọng quá cao vào công việc muốn làm. Không quan tâm đến công việc mà họ cho là chưa xứng tầm, mù quáng theo đuổi điều thiếu thực tế, yêu cầu công việc lý tưởng như lương cao, đãi ngộ tốt. Họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và áp lực trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay và điều tất yếu và nguy cơ thất nghiệp trước mắt.

Xin việc một cách mơ hồ


Không ít sinh viên không hiểu vị trí công việc được giao cần làm gì, họ chỉ tìm hiểu qua văn tự. Nếu chỉ hiểu qua mặt chữ thông thường rất có thể bạn sẽ bỏ qua cơ hội tốt. Hãy gọi điện đến công ty bạn dự định nộp hồ sơ và yêu cầu được tư vấn tỉ mỉ về vị trí công việc bạn muốn làm.

Không muốn bắt đầu từ việc vặt


Sinh viên tốt nghiệp khi mới bước chân vào xã hội, công ty rất khó để có được ngay một vị trí nhất định. Một số công ty còn quy định, tất cả nhân viên mới đều cần được đào tạo học việc một năm, nhiều sinh viên vì không tình nguyện chấp nhận đã làm mất đi một công việc tốt.

Thiếu khả năng làm việc độc lập

Nhiều sinh viên do quá áp đặt lý thuyết sách vở vào công việc, thiếu kinh nghiệm xã hội, thiếu chính khiến và khả năng độc lập. Nếu bạn đã vượt qua mọi điều kiện trong vòng thi viết, khi tham gia phỏng vấn vẫn cần sự trợ giúp từ cha mẹ hãy coi chừng, bởi phần lớn nhà tuyển dụng rất phản cảm với hành vi này! Tiền đề khi bạn xin việc là cần chứng tỏ bạn là người độc lập, có khả năng phán đoán và trách nhiệm với bản thân.

www.****************
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Bài học thất bại khi xin việc!

Cách thể hiện, thuyết phục nhà tuyển dụng.

Sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm việc cần xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, biết thể hiện thương hiệu cá nhân để thuyết phục nhà tuyển dụng. Sau đây là bí quyết giúp bạn tìm được việc làm như ý.

“Thuyết phục bằng cách trình bày những thông tin liên quan trực tiếp đến phẩm chất, kỹ năng của bạn, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng: - Bạn có được điều mà họ đang tìm kiếm”.

1. Xác định mục tiêu phù hợp

Nếu bạn dự định nộp đơn ứng tuyển công việc ở nhiều nơi khác nhau thì bạn nên làm nhiều bộ hồ sơ phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng công việc. Ví dụ, nếu bạn đang dự định ứng tuyển vào vị trí nhân viên marketing cho 3 doanh nghiệp: Doanh nghiệp hàng tiêu dùng, Công ty tiếp thị chuyên nghiệp và Cơ sở chăm sóc sức khỏe thì bạn nên làm 3 bộ hồ sơ có nội dung phù hợp cho từng công việc của mỗi doanh nghiệp. Mỗi hồ sơ phải làm nổi bật các kỹ năng của bạn phù hợp cho từng vị trí theo mục tiêu của từng doanh nghiệp (chứ không phải hồ sơ cho 3 nơi đều giống nhau).

Một công ty nhỏ hoặc một công ty đang gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm sẽ có mục tiêu và yêu cầu tuyển nhân sự khác với công ty đang có tham vọng muốn vươn lên quy mô lớn hơn nữa. Vì thế, hãy trả lời câu hỏi: Bạn có thích công việc đó và xem nó có phù hợp với năng lực của bạn không? - Bạn nên chọn hai hoặc ba công việc ứng với mục tiêu của bạn và tập trung tìm hiểu kỹ các công việc đó. Không nên rải hồ sơ đại trà và ngồi đợi.

2. Tìm kiếm nhà tuyển dụng: kết nối các mối quan hệ

Là sinh viên mới ra trường, bạn hãy tận dụng mọi mối quan hệ bạn biết để tìm việc. Đừng rụt rè và xấu hổ, tất cả những điều bạn cần là một cơ hội để chứng minh khả năng trước nhà tuyển dụng. Có nhiều thông tin tuyển dụng không được đăng tải rộng rãi và có những người sẵn sàng hỗ trợ bạn thăng tiến trong nghề nghiệp mà bạn không ngờ tới.

Ngoài các mẩu tin đăng tải trên trang web việc làm, bạn cũng nên tự tìm hiểu về các công ty khác trong lĩnh vực mà bạn muốn ứng tuyển. Các trang danh bạ doanh nghiệp sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin của công ty. Nếu hiện tại công ty mà bạn nhắm tới chưa có nhu cầu tuyển dụng, hãy thường xuyên theo dõi website của họ.

Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về mức lương trung bình của ngành. Đây là thông tin mà bạn phải nắm rõ trước khi quyết định ứng tuyển để khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mong muốn thì bạn đã có sẵn câu trả lời thích đáng. Thường thì các ngành xã hội có mức lương thấp hơn ngành tài chính. Hãy tham khảo thông tin từ các diễn đàn và người quen.

3. Hoàn chỉnh đơn xin việc

Phần tóm tắt ngắn gọn ở phần đầu đơn xin việc sẽ cho người đọc biết tại sao bạn hứng thú với công việc này và thuyết phục họ: “Tôi là ứng viên có kỹ năng phù hợp với vị trí dự tuyển”.

Những gạch đầu dòng tiếp theo trong hồ sơ nên cân nhắc chọn lựa cẩn thận. Bạn có rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và bằng cấp nhưng chỉ cần liệt kê những chi tiết có liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển. Bên cạnh các gạch đầu dòng, bạn cũng nên mô tả công việc và kinh nghiệm học được một cách ngắn, ngay cả công việc bán thời gian. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác hơn khả năng và kinh nghiệm của bạn.

Một công ty nhỏ hoặc một công ty đang gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm sẽ có mục tiêu và yêu cầu tuyển nhân sự khác hẳn một công ty đang có tham vọng muốn vươn lên quy mô lớn hơn nữa...

4. Giao tiếp khéo léo: thực tập phỏng vấn càng nhiều càng tốt

Bạn nên đến dự mọi cuộc phỏng vấn tuyển dụng mà bạn được mời, dù đó là công việc bạn chưa vừa ý lắm hoặc một công ty mà bạn không có cảm tình. Các cuộc phỏng vấn này sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh hơn. Bạn cũng không nên từ chối khi gia đình hoặc bạn bè giới thiệu những người quen có ý giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm, họ sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin quý giá.

Khi trình bày mục tiêu với nhà tuyển dụng, hãy trình bày ngắn gọn và cụ thể mục tiêu của bạn. Nhiều bạn đã chuẩn bị sẵn cả một bài diễn văn cho buổi phỏng vấn và điều này chỉ có hại cho bạn. Bản thân bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch, mục tiêu cũng như hiểu rõ cá tính, sở thích và ước mơ của mình nên không việc gì phải viết ra cả một bài diễn văn và học thuộc nó. Hãy trao đổi với nhà tuyển dụng như nói chuyện với những người bạn. Đừng kể lể và cố gắng thể hiện một hình ảnh khác với chính bản thân mình. Sự chân thành sẽ giúp bạn ghi điểm.

Hãy thể hiện bằng những ví dụ cụ thể có tính thuyết phục đối với từng kỹ năng mà bạn có, theo thứ tự sau:

- Tình huống cụ thể hoặc nhiệm vụ mà bạn được giao;

- Các bước hành động của bạn đối với tình huống hoặc nhiệm vụ được giao đó;

- Kết quả gặt hái được sau các bước hành động trên.

Bạn nên trình bày ngắn gọn và đầy đủ. Đồng thời chú trọng đến ngôn ngữ hình thể khi diễn đạt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thể hiện ở mức bạn là “người phù hợp” chứ không phải bạn là “người giỏi nhất”. Bạn nên đa dạng hóa cách thể hiện khả năng của mình sao cho phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trình bày những thông tin liên quan trực tiếp đến các phẩm chất, kỹ năng của bạn cho nhà tuyển dụng thấy: - Bạn có được điều mà họ đang tìm kiếm!

Hy vọng những cách trên sẽ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng thành công.

www.****************
 
Ðề: Bài học thất bại khi xin việc!

Chào bạn!
Chúc mừng bạn đã đến với chúng tôi, đến với kho kiến thức khởi nghiệp kinh doanh KHỞINGHIỆP.info..
Lựa chọn trở thành Doanh nhân là một lựa chọn dũng cảm. Nó cũng là một lựa chọn mạo hiểm và khó khăn. Những khó khăn đang chờ bạn mà có thể hiện tại bạn cũng chưa lường được hết.
Do đó chúng tôi, KHỞINGHIỆP.info, mong muốn qua thư viện tài liệu kinh doanh mà chúng tôi đã tập hợp và phân loại này cung cấp được cho Bạn công cụ, giúp Bạn định hình rõ con đường trở thành Doanh nhân cần những gì, phải học – hỏi những gì, những vấn đề xoay quanh một Doanh nhân là gì, kể từ khi bạn có tư tưởng khởi nghiệp Kinh Doanh đến khi bạn thực sự trở thành một Doanh nhân. Con đường đó có thể bạn không đi hết, nhưng chúng tôi luôn hy vọng có thể giúp bạn có được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hòng giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức.
KHỞINGHIỆP.info chúng tôi xin chúc Bạn thành công và hạnh phúc!
KHỞINGHIỆP.info- Kho kiến thức khởi nghiệp kinh doanh.
 
Ðề: Bài học thất bại khi xin việc!

9 lời khuyên để có cơ hội việc làm tốt

Nhiều cơ hội việc làm sẽ được mở ra với những người đang có nhu cầu tìm việc. Bạn có muốn thông qua các mạng xã hội để tìm cơ hội việc làm thật tốt không?

Theo một báo cáo nghiên cứu vào tháng 5/2010 của Hiệp hội Thông tin việc làm Nhật Bản, cơ hội nghề nghiệp trên Internet và tiếp thị truyền thông qua các mạng xã hội toàn thế giới sẽ được mở rộng trong vài năm tới.

1. Chọn mạng xã hội phù hợp để sử dụng: Bạn không cần phải sử dụng tất cả các mạng xã hội. Hãy chọn mạng nào phù hợp với mục tiêu của mình. Một vài gợi ý dành cho bạn là: LinkedIn, Facebook, Twitter... hoặc các mạng xã hội nhỏ nhưng phát triển mạnh trong việc thảo luận, chia sẻ các ý kiến, thông tin (Sphinn, Digg, Stumbleupon, Propeller, Mixx...)

2. Luôn giữ trạng thái online: Thường xuyên online trên mạng và tổ chức offline, xây dựng các mạng xã hội trực tuyến của bạn.

3. Xây dựng chuyên môn riêng: Điều này có thể không mang lại thành công chỉ qua một đêm nhưng nếu biết cách sử dụng các trang mạng xã hội trực tuyến một cách hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ thành công.

4. Đừng để mình lạc hậu: Để chuyên nghiệp hơn, bạn phải luôn đi đầu trong ngành công nghệ thông tin, không chỉ với mạng xã hội mà với cả việc tiếp thị Internet nói chung. Có rất nhiều địa chỉ blog hay để bạn đọc tham khảo và nhiều cuộc thảo luận quan trọng để bạn có thể tham gia. Thực tế, khó có thể đọc hết các bài viết cũng như tham gia vào tất cả các cuộc thảo luận, nhưng vẫn có nhiều cách khác để bạn không bỏ sót thông tin. Đối với các trang web và blog, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như RSS, AllTop, YourVersion... Đồng thời, đừng quên tạo ra tình huống tại sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn và chứng tỏ những thế mạnh của bạn là gì.

5. Tận dụng những chia sẻ miễn phí: Hãy chia sẻ kiến thức về website, blog... với mọi người.

Nếu những gì bạn cung cấp có giá trị về mặt nội dung, bạn có thể nhận được yêu cầu chia sẻ kiến thức và có khi còn được trả tiền. Nếu bạn là người có đầu óc nghiên cứu và kỹ năng trình bày thì sẽ có nhiều cơ hội kiếm tiền đặc biệt hấp dẫn dành cho bạn và đây cũng là cơ hội để bạn xây dựng tên tuổi của mình trở thành một “chuyên gia” trong lĩnh vực mạng xã hội...

6. Mở rộng hơn: Cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa các lĩnh vực (chẳng hạn như kết hợp khoa học xã hội với các phương tiện truyền thông). Có thể kể đến một ví dụ điển hình, đó là giáo sư Mimura Hitaki người Nhật nổi tiếng với công trình nghiên cứu về các điểm giao thoa giữa các dân tộc và công nghệ. Công trình nghiên cứu này giúp ông có được khoản kinh phí hỗ trợ, được đi đến nhiều nơi trên thế giới và được hưởng nhiều ưu đãi khác.

7. Sử dụng LinkedIn để tạo kết nối và mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng cũng như những nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn.

8. Facebook không chỉ mang đến bạn bè. Hãy sử dụng nó cho các kết nối chuyên nghiệp như duy trì một số mối quan hệ trực tuyến hoặc offline. Sử dụng tính năng “danh sách bạn bè” phân vùng kết nối của bạn thành các nhóm hợp lý để có thể dễ dàng kiểm soát các thông tin và hình ảnh... trên Facebook của bạn.

9. Đừng quên cập nhật hồ sơ của bạn khi có thêm thông tin hoặc kinh nghiệm, thành tích mới.

www.****************
 
Ðề: Bài học thất bại khi xin việc!

Hồ sơ tốt, "về đích" nhanh! – www.****************

Với “chồng hồ sơ” trứơc mặt NTD, bạn có muốn dời hồ sơ của mình lên vị trí đầu tiên? Khám phá 6 bí quyết để hồ sơ lọt vào "hàng sao":

1. Không thể “về đích” với hồ sơ cũ rích

Nếu đã không “săn” việc trong thời gian dài, có thể bạn sẽ theo thói quen: lấy bộ hồ sơ tìm việc gần đây, thêm những thành tích mới của mình rồi đem nộp.

Tuy nhiên, hãy kiểm tra lại hồ sơ của bạn vì có thể nó đã “nhiều năm tuổi” và nội dung đã quá lỗi thời.

Ít nhất, bạn nên rà soát kỹ lưỡng hồ sơ và loại bỏ tất cả những thông tin không còn phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp hiện tại.

Chẳng hạn như xóa bớt những chức vụ bạn từng giữ ở trường Đại học hay một phần mềm tin học đã lạc hậu.

Hay sau khi rà soát, bạn cũng có thể tìm thấy giải pháp tốt nhất là viết một hồ sơ hoàn toàn mới.

2. Hãy “tốt nước sơn”

Một hồ sơ viết theo trình tự thời gian (tức là kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ được giới thiệu từ phần mới nhất đến cũ nhất) từ lâu đã là hình thức chuẩn cho hồ sơ xin việc.là hình thức chuẩn cho hồ sơ xin việc.

Tuy nhiên, nếu bạn từng có một khoảng trống thời gian dài hay khá nhiều trong quá trình làm việc của mình, hãy dùng dạng hồ sơ kết hợp để thay thế.

Một hồ sơ dạng kết hợp sẽ chú trọng vào những kỹ năng và thành tích đạt được hơn là những công việc trước đây và thời gian làm việc.

Chẳng hạn, bạn có thể thay phần “Kinh nghiệm làm việc” trong hồ sơ bằng những phần sau “Kinh nghiệm làm việc hành chính”, “Kỹ năng tin học”, “Kỹ năng Quản lý và đào tạo”.

Một hồ sơ dạng kết hợp sẽ vẫn giới thiệu rõ quá trình làm việc của bạn, nhưng thông tin về thời gian chỉ nêu ra khi đến phần cuối hồ sơ.

Hồ sơ dạng kết hợp cũng có thể là một lựa chọn tốt nếu bạn đang muốn chuyển đổi nghề nghiệp. Bạn không có kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến nghề mới?

Dạng hồ sơ này sẽ giúp bạn nhấn mạnh những kỹ năng liên quan (transferable skills) giữa những công việc bạn đã làm với công việc bạn đang tìm.

3. Và “tốt gỗ”

Bạn nên điều chỉnh nội dung hồ sơ cho thật sự phù hợp với từng vị trí và công ty bạn ứng tuyển hơn là tạo ra một hồ sơ mẫu để dùng cho tất cả công việc.

Chẳng hạn, bạn có thể nhấn mạnh những thành tích có liên quan đến công việc bạn đang tìm, hoặc giới thiệu chi tiết về những đóng góp của mình. Việc này có thể sẽ tốn chút thời gian và công sức.

Tuy nhiên, nộp một hồ sơ có nội dung phù hợp thể hiện được kiến thức chuyên môn và sự quan tâm của bạn dành cho công việc, đồng thời giúp bạn nổi trội trước các ứng viên khác.

4. Đưa ra những con số cụ thể

Hiện nay các doanh nghiệp đang tìm cách để cắt giảm chi phí và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Vì thế, khi giới thiệu chi tiết những vị trí bạn từng nắm giữ trước đây, đừng quên đề cập mình đã mang lại những lợi ích tài chính gì cho công ty cũ.

Nếu bạn từng làm trợ lý hành chính, thay vì trình bày đơn giản “lưu trữ tài liệu” hay “trả lời điện thoại”, hãy viết: “Tìm được nhà cung cấp trang thiết bị văn phòng mới có giá cả kinh tế hơn, giúp tiết kiệm 25% chi phí”.

Bạn nên mô tả cụ thể những thành tích của mình và đừng ngại quảng cáo bản thân một chút.

5. Lời giải thích từ Thư tìm việc (cover letter)

Cũng như nhiều ứng viên khác, bạn có thể đã trải qua một khoảng thời gian thất nghiệp do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong đợt khủng hoảng vừa qua. Thư tìm việc (cover letter) sẽ giúp bạn giải thích với NTD về những khoảng trống thời gian này trong hồ sơ.

Khi viết thư, hãy trình bày việc bạn đã chuyên tâm cập nhật và nâng cao những kỹ năng của mình ra sao kể từ khi nghỉ làm, từ những công việc tạm thời, hay qua việc tham gia hoạt động tình nguyện hoặc các khóa học phát triển kỹ năng nghề nghiệp…

6. Sự bất cẩn cướp mất cơ hội

Trong một cuộc khảo sát do công ty cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới Robert Half International tiến hành, 84% quản trị viên tham gia cho biết chỉ cần một hay hai lỗi đánh máy trên hồ sơ là đủ để họ đánh trượt một ứng viên.

NTD thường xem lỗi đánh máy, chính tả và ngữ pháp là dấu hiệu của sự thiếu chuyên nghiệp và không kỹ lưỡng. Vì thế, bạn nên dùng chức năng kiểm lỗi trên máy vi tính và nhờ bạn bè hay người thân kiểm tra hồ sơ của bạn trước khi gửi.

Lời khuyên cuối cùng là bạn nên tận dụng mạng lưới quan hệ xã hội của bạn. Ngay cả khi hồ sơ của bạn rất ấn tượng, việc quen biết với một người có thể giới thiệu cho bạn một cơ hội việc làm hay chuyển giúp hồ sơ của bạn đến một NTD có thể là yếu tố quyết định để bạn giành được công việc mới.

www.****************
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top