Tôi được đi học chậm hơn mọi đứa trẻ khác . Sáu tuổi mà vẫn chưa ôm sách tới trường . Nguyên do vì má tôi đau bệnh dai dẳng, má không muốn tôi sống xa cách, dù mỗi ngày chỉ bốn năm giờ đồng hồ . Khi má tôi phát bệnh thì bác sĩ đã cho ba tôi biết là má tôi sẽ không sống lâu thêm được quá hai năm . Má không được nghe điều đó nhưng tự xét sức khoẻ của mình, má biết là con đường đi của má không còn dài lắm . Mặc kệ những lời trấn an liên tiếp của ba tôi, má giữ một thái độ cam chịu và chờ đợi .
Thấy tôi cứ lêu bêu quấn quít cạnh mẹ, ba tôi có lần gắt:
-- Em phải để cho con nó học chớ . Bằng tuổi nó người ta đã vào lớp tư rồi . Trẻ con lên bốn tuổi, người ta đã cho vào ấu trĩ viên để chúng vừa chơi vừa học .
--Học sớm hay muộn gì rồi cũng sẽ đến đích một lượt . Đứa bốn tuổi học một năm bằng đứa năm tuổi học sáu tháng . Đứa năm tuổi học sáu tháng bằng đứa sáu tuổi học ba tháng .
--Anh biết rõ điều đó . Nhưng nó đã sáu tuổi rồi mà chưa đi học được tháng nào .
--Thôi, để em dạy con .
Má tôi gom những miếng bìa cứng, cắt thành từng mảnh vuông to bằng bàn tay . Má vẽ lên đó những cái vòng tròn, những cái hình mà má gọi là lưỡi câu , cái gáo, con cá . Má chỉ cái vòng tròn và bắt tôi gọi bằng O, cái lưỡi câu bằng i, cái gáo bằng q, con cá bằng e . Lưỡi câu là cái tôi không hề biết nên tôi hỏi lại :
--Lưỡi câu là cái gì vậy má ?
Má tôi ngạc nhiên bởi câu hỏi . Má nhìn tôi giây lâu rồi đưa bàn tay mềm mại vỗ lên đầu tôi . Má nói :
--Ờ ! Con chưa biết cái lưỡi câu . Đó là mô.t cái kim nhọn bẻ cong lại, nơi đầu người ta móc một con mồi vào .
--Con mồi là con gì, má ?
--Là con trùn, con dế hoặc nhiều khi là miếng bánh, miếng cơm, những món mà con cá nó thích ăn .
--Móc con mồi vô cái kim chi vậy ?
--Để đem thả xuống nước . Con cá thấy mồi, mừng quá, lật đật bơi lại táp . Miệng cá dính vào cái kim, người ta giật lên, cá không chạy trốn được, người ta bắt nó .
Tôi chỉ nhìn xuống hình vẽ con cá trên một mảnh bìa cứng (chữ e của má tôi đó) hỏi lại má tôi :
--Người ta bắt con cá này phải không má ?
Má tôi mỉm cười, gật đầu . Tôi lại hỏi:
--Má có đi bắt những con cá bằng cái kim uốn cong như vậy không ?
--Có . Hồi nhỏ má có đi bắt như vậy . Người ta gọi là đi câu .
--Sao má không cho con đi bắt ?
--Khi nào rảnh, vào ngày chủ nhật hay ngày lễ, ba con sẽ dẫn con đi câu một lần .
Tôi lắc đầu:
--Không, con muốn má dẫn con đi . Con không muốn ba dẫn .
--Má bệnh, má đâu có đi được ?
--Thì hôm nào má mạnh má dẫn con đi .
Má tôi "ừ" và lặng lẽ nhìn tôi . Một lát, thấy từ nơi khoé mắt của má có hai giọt nước mắt chầm chậm ứa ra, lăn dài chạy xuống cằm . Tôi không hiểu tại sao điều tôi yêu cầu có thể làm má tôi buồn như vậy . Sau này lớn lên, ngồi nhớ lại tôi mới hiểu . Một người đã đoán biết được ngày chết gần kề của mình mà phải hứa với con một điều mình biết chắc không thể nào thực hiện được ! Không những không thực hiện được việc dẫn con đi câu cá, cả đến việc được ngồi cạnh con trước những tấm bìa cứng này cũng không còn kéo dài được bao lâu nữa .
Tôi học không được bao nhiêu chữ . Bởi ngồi với tôi chừng một lát thì má phải nằm nghỉ . Tôi sung sướng nằm theo, cạnh má, tay cầm xấp "bài học" xếp xếp như người ta đánh bài . Tôi nói với má:
--Nằm học khoẻ hơn, má há ?
--Ừ .
--Sao ở trường học họ không cho học trò nằm ngửa mà học ?
--Nằm ngửa ra, tụi nó ngủ quên hết .
Tôi gật đầu, ờ ờ .
Dù khi tôi ngồi cạnh hay nằm cạnh, má cũng hay lấy bàn tay rờ đầu tôi, vuốt ve lên má, lên cằm, lên tai tôi . Dường như để xác định rằng tôi có hiện diện đó thực, tôi, vật quí báu nhất do má tạo ra và má sắp bỏ lại trên cõi trần này .
Thấy tôi cứ lêu bêu quấn quít cạnh mẹ, ba tôi có lần gắt:
-- Em phải để cho con nó học chớ . Bằng tuổi nó người ta đã vào lớp tư rồi . Trẻ con lên bốn tuổi, người ta đã cho vào ấu trĩ viên để chúng vừa chơi vừa học .
--Học sớm hay muộn gì rồi cũng sẽ đến đích một lượt . Đứa bốn tuổi học một năm bằng đứa năm tuổi học sáu tháng . Đứa năm tuổi học sáu tháng bằng đứa sáu tuổi học ba tháng .
--Anh biết rõ điều đó . Nhưng nó đã sáu tuổi rồi mà chưa đi học được tháng nào .
--Thôi, để em dạy con .
Má tôi gom những miếng bìa cứng, cắt thành từng mảnh vuông to bằng bàn tay . Má vẽ lên đó những cái vòng tròn, những cái hình mà má gọi là lưỡi câu , cái gáo, con cá . Má chỉ cái vòng tròn và bắt tôi gọi bằng O, cái lưỡi câu bằng i, cái gáo bằng q, con cá bằng e . Lưỡi câu là cái tôi không hề biết nên tôi hỏi lại :
--Lưỡi câu là cái gì vậy má ?
Má tôi ngạc nhiên bởi câu hỏi . Má nhìn tôi giây lâu rồi đưa bàn tay mềm mại vỗ lên đầu tôi . Má nói :
--Ờ ! Con chưa biết cái lưỡi câu . Đó là mô.t cái kim nhọn bẻ cong lại, nơi đầu người ta móc một con mồi vào .
--Con mồi là con gì, má ?
--Là con trùn, con dế hoặc nhiều khi là miếng bánh, miếng cơm, những món mà con cá nó thích ăn .
--Móc con mồi vô cái kim chi vậy ?
--Để đem thả xuống nước . Con cá thấy mồi, mừng quá, lật đật bơi lại táp . Miệng cá dính vào cái kim, người ta giật lên, cá không chạy trốn được, người ta bắt nó .
Tôi chỉ nhìn xuống hình vẽ con cá trên một mảnh bìa cứng (chữ e của má tôi đó) hỏi lại má tôi :
--Người ta bắt con cá này phải không má ?
Má tôi mỉm cười, gật đầu . Tôi lại hỏi:
--Má có đi bắt những con cá bằng cái kim uốn cong như vậy không ?
--Có . Hồi nhỏ má có đi bắt như vậy . Người ta gọi là đi câu .
--Sao má không cho con đi bắt ?
--Khi nào rảnh, vào ngày chủ nhật hay ngày lễ, ba con sẽ dẫn con đi câu một lần .
Tôi lắc đầu:
--Không, con muốn má dẫn con đi . Con không muốn ba dẫn .
--Má bệnh, má đâu có đi được ?
--Thì hôm nào má mạnh má dẫn con đi .
Má tôi "ừ" và lặng lẽ nhìn tôi . Một lát, thấy từ nơi khoé mắt của má có hai giọt nước mắt chầm chậm ứa ra, lăn dài chạy xuống cằm . Tôi không hiểu tại sao điều tôi yêu cầu có thể làm má tôi buồn như vậy . Sau này lớn lên, ngồi nhớ lại tôi mới hiểu . Một người đã đoán biết được ngày chết gần kề của mình mà phải hứa với con một điều mình biết chắc không thể nào thực hiện được ! Không những không thực hiện được việc dẫn con đi câu cá, cả đến việc được ngồi cạnh con trước những tấm bìa cứng này cũng không còn kéo dài được bao lâu nữa .
Tôi học không được bao nhiêu chữ . Bởi ngồi với tôi chừng một lát thì má phải nằm nghỉ . Tôi sung sướng nằm theo, cạnh má, tay cầm xấp "bài học" xếp xếp như người ta đánh bài . Tôi nói với má:
--Nằm học khoẻ hơn, má há ?
--Ừ .
--Sao ở trường học họ không cho học trò nằm ngửa mà học ?
--Nằm ngửa ra, tụi nó ngủ quên hết .
Tôi gật đầu, ờ ờ .
Dù khi tôi ngồi cạnh hay nằm cạnh, má cũng hay lấy bàn tay rờ đầu tôi, vuốt ve lên má, lên cằm, lên tai tôi . Dường như để xác định rằng tôi có hiện diện đó thực, tôi, vật quí báu nhất do má tạo ra và má sắp bỏ lại trên cõi trần này .