ai biết giải thích hộ m vs

ngocgreen18

New Member
Hội viên mới
cho mình hỏi pp kê khai thường xuyên và pp kiểm kê định kỳ khác nhau ở chỗ nào, lúc làm bài có cần chú ý vs 2 pp này ko
P/s: m làm bài cứ bị lẫn 2 cái pp này
cám ơn mọi người trước nha, mình sắp thi nên rất cần giúp đỡ
 
Ðề: ai biết giải thích hộ m vs

1. phương pháp kê khai thường xuyên: theo dõi thường xuyên liên tục vật tư , hàng hóa. Cuối kì, kế toán xác định giá trị hàng tồn kho theo CT:

Trị giá hàng tồn cuối kì= trị giá hàng tồn đầu kì + trị giá hàng nhập kho trong kì - trị giá hàng xuất kho.

Như vậy theo phương pháp này, trong kì ta sẽ ghi nhận việc tăng giảm liên tục trên hàng hóa, tức các tk 152,153,155, 156,157,... ghi nhận giá trị xuất kho, nhập kho.
Cuối kì mới tính giá trị hàng tồn kho.
ưu điểm: quản lí chặt chẽ hàng tồn kho.
Nhược điểm: ghi chép quá nhiều.
ví dụ: đầu tháng tk 152 có 1000k * 50,000 d = 50 tr
trong tháng: mua 1000k vật liệu giá 52,000 d
xuất 1500k vât liệu giá 51,000 cho sản xuất
thì cuối kì
giá trị hàng cuối kì: = 50 tr + ( 1000 * 52,000) - ( 1500 * 51.000) = 25,500,000d
2. Kiểm kê định kì:
ngược lại với (1), cuối kì ta mới định giá hàng trong kho để xác định hàng tồn kho cuối kì, rồi xác định trị giá hàng xuất trong kì theo công thức

trị giá hàng xuất kho trong kì = trị giá hàng tồn đầu kì + trị giá hàng nhập kho trong kì - trị giá hàng tồn kho cuối kì.
Ưu : đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc
Nhược: độ chính xác về giá trị hàng hóa không theo chặt chẽ tại kho, các quầy bán, xửong sản xuất.

Khi định khoản theo PPKKDK thì bạn lưu ý đầu kỳ và cuối kỳ phải kết chuyển HTK.
Đầu kỳ kết chuyển hàng tồn kho sang TK mua hàng
Nợ tk 611
Có tk 152, 156

Tất cả hàng hóa, NVL mua về đều cho qua TK611. Sau đó nhập kho hay xuất bán mới ghi
Nợ tk 152, 156
Có tk 611
Hoặc
Nợ tk 632
Có tk 611
Cuối kỳ
Nợ tk 152,156
Có tk 611
Mình chỉ nêu 1 số cái chính
Với sản xuất sản phẩm thì khi sản phẩm hoàn thành ko kết chuyển qua 155 như KKTX mà chuyển hết qua tk 632
Nợ tk 632
Có tk 631
Sau đó cuối kỳ kiểm kê để xác định giá vốn hàng xuất bán trong kỳ và tồn cuối kỳ ---> Nhập kho thành phầm
Nợ tk 155
Có tk 632



Bạn tìm hiểu thêm nhé còn nhiều lưu ý nữa
 
Ðề: ai biết giải thích hộ m vs

-khác chứ
1, ở phương pháp tiêu thụ theo hình thức kê khai thường xuyên
- khi tiêu thụ hàng hóa
+ xác định giá vốn hàng bán( theo các phương pháp)
N 632
C 155,156,154
+phản ánh Dt
n 111,112,131
c 511
c 333
+ phản ánh các nv khác liên quan
Cuối kỳ kc Dt
N 511,512,515,711
C 911
+Kc chi phí
N 911
C 641,642,811,635
+ Kc giá vốn
N 911
C 632
=> để XĐ kqkd
2,
Ở phương pháp kiểm kê định kỳ. cái phương pháp này ko hay dùng
- tiêu thụ hàng hóa theo pp kiểm kê định kỳ ( trong DN thương mại)
Đầu kỳ KC
N 611
C 156,157,151
-trong kỳ
+ phản ánh trị giá hàng mua nhập kho
N 611
N 133
C 331,112,331
+ số chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán,hàng mua trả lại
N 111,1112,138
C 611,133
- các trường hợp làm tăng hàng hóa trong kho
N 611
C 711,222.223,411....
- số chiết khấu thanh toán đc hưởng
N 111,112,138
C 515
- còn các nv như phản ánh DT, chiết khấu TM cho ng nua,hàng bán bị trả lại,giảm giá hàng bán( tương tự kê khai thường xuyên) nhưng khác ơe chỗ khi oa giá vốn hàng bán bị trả lại kt đk
N 611
C 632
- cuối kỳ kc giá trị hàng tồn kho và hàng gửi bán,hàng đang đi đường
N 156,157,151
C 611
- kc giá vốn hàng bán trong kỳ
N 632
C 611
- các chi phí thu mua hàng đc xđ như sau
N 156
N 133
C 111.112,331
-đồng thời phân bổ chi phí đó
N 632
C 156
-cuối kỳ kc xđ kqkd và xđ chi phí quản lý ,chi phí bán hàng tương tự nhau



=> nói chung là khác nhau trong hạch toán và tài khoản sd,
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top