ace giúp mình cách giải bài này với.

tranhoa89tq

New Member
Hội viên mới
giúp mình cách PHÂN TÍCH QUAN HỆ ĐỐI ỨNG

1.mua hàng hóa nhập kho đã thanh toán bằng tiền mặt giá mua theo hóa đơnlaf 22.000 trong đó thuế gtgt là 2000.
2.xuất kho giá trị hàng hóa gửi đến cho cơ sở đại lý ,giá xuất kho 10.000
3.thanh toán tiền lương còn nợ kỳ trước cho người lao động 5000
4.dùng tiền mặt đặt trước cho người bán 60000...
5.người mua thanh toán số tiền hàng còn nợ kỳ trước cho dn bằng chuyển khoản 8200
yêu cầu:phân tích quan hệ đối ứng tài khoản cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
cho biết nghiệp vụ nào làm thay đổi quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp.tính số chênh lệch giữa giá trị tài sản đầu kỳ và cuối kỳ
 
Sửa lần cuối:
Ðề: ace giúp mình cách giải bài này với.

Trước hết cho mình hỏi bạn học chuyên ngành gì mà có đề bài này?
Nếu chỉ là về kế toán, thì theo cách đơn giản nhất mình nghĩ là:
- Phân tích quan hệ đối ứng TK: chỉ là định khoản các khoản phát sinh thôi, loại TK nào ghi nợ, ghi có, số tiền. Muốn chi tiết hơn thì có dòng diễn giải cho định khoản: ví dụ: nghiệp vụ số 1, mình tạm "phân tích 1 cách khá chi tiết" như sau:
"Khi Mua hàng hóa nhập kho, làm phát sinh tăng 1 lượng hàng hóa tại kho doanh nghiệp, nên theo quy định ghi chép sổ sách, sẽ ghi Nợ 156, đồng thời, 22.000 là giá đã bao gồm thuế 2.000 như vậy, phần thuế đầu vào được khấu trừ được tăng thêm 2.000 ta sẽ ghi nợ 1331. Mua hàng chi Tiền mặt, khiến tiền mặt tại quỹ giảm đi, nên phải ghi có ở TK 1111. Vậy, theo nguyên tắc đối ứng các TK giữa nợ và có, nghiệp vụ này sẽ có định khoản là:
Nợ 1561: 20.000
Nợ 1331: 2.000
Có 1111: 22.000"
----- Mình mà đi thi chỉ ghi ngắn gọn: ghi lại tóm tắt nội dung cái đề bài của nghiệp vụ đó rùi định khoản, thế mà lúc nào cũng 10đ :gatdau::ngaytho:



- Nghiệp vụ nào làm thay đổi quy mô nguồn vốn, số chênh lệch giữa TS đầu kỳ và cuối kỳ: Cái này bạn có thể lập ra bảng cân đối kế toán và dựa theo đó nhìn thấy ngay:
+ Thay đổi quy mô nguồn vốn: nhưng tài khoản loại 3 và 4 nằm trong phần Nguồn vốn của bảng CĐKT ví dụ các tài khoản nợ phải trả: trả cho người bán, trả cho người lao động, vay,...
+ Chênh lệch TS đầu/cuối kỳ: sau khi hạch toán xong bạn xem những tài khoản nào có phát sinh trong kỳ về phía bảng Tài Sản thì tính chênh lệch: như mua hàng 156, chi tiền mặt 111,... hạch toán, tính ra số cuối kỳ lên bảng đó xong bạn lấy số đầu kỳ và số cuối kỳ của những TK phát sinh đó tính ra chênh lệch.
That's All ^^
 
Ðề: ace giúp mình cách giải bài này với.

Có 4 quan hệ đối ứng:
TS tăng-- TS giảm (nghiệp vụ 1,2,5)
TS tăng - NV tăng
TS giảm - NV giảm (ng vụ 3)
NV tăng - NV giảm
 
Ðề: ace giúp mình cách giải bài này với.

Có 4 quan hệ đối ứng:
TS tăng-- TS giảm (nghiệp vụ 1,2,5)
TS tăng - NV tăng
TS giảm - NV giảm (ng vụ 3)
NV tăng - NV giảm

Nghiệp vụ 4 trốn đâu rùi bạn :D
 
Ðề: ace giúp mình cách giải bài này với.

Trước hết cho mình hỏi bạn học chuyên ngành gì mà có đề bài này?
Nếu chỉ là về kế toán, thì theo cách đơn giản nhất mình nghĩ là:
- Phân tích quan hệ đối ứng TK: chỉ là định khoản các khoản phát sinh thôi, loại TK nào ghi nợ, ghi có, số tiền. Muốn chi tiết hơn thì có dòng diễn giải cho định khoản: ví dụ: nghiệp vụ số 1, mình tạm "phân tích 1 cách khá chi tiết" như sau:
"Khi Mua hàng hóa nhập kho, làm phát sinh tăng 1 lượng hàng hóa tại kho doanh nghiệp, nên theo quy định ghi chép sổ sách, sẽ ghi Nợ 156, đồng thời, 22.000 là giá đã bao gồm thuế 2.000 như vậy, phần thuế đầu vào được khấu trừ được tăng thêm 2.000 ta sẽ ghi nợ 1331. Mua hàng chi Tiền mặt, khiến tiền mặt tại quỹ giảm đi, nên phải ghi có ở TK 1111. Vậy, theo nguyên tắc đối ứng các TK giữa nợ và có, nghiệp vụ này sẽ có định khoản là:
Nợ 1561: 20.000
Nợ 1331: 2.000
Có 1111: 22.000"
----- Mình mà đi thi chỉ ghi ngắn gọn: ghi lại tóm tắt nội dung cái đề bài của nghiệp vụ đó rùi định khoản, thế mà lúc nào cũng 10đ :gatdau::ngaytho:



- Nghiệp vụ nào làm thay đổi quy mô nguồn vốn, số chênh lệch giữa TS đầu kỳ và cuối kỳ: Cái này bạn có thể lập ra bảng cân đối kế toán và dựa theo đó nhìn thấy ngay:
+ Thay đổi quy mô nguồn vốn: nhưng tài khoản loại 3 và 4 nằm trong phần Nguồn vốn của bảng CĐKT ví dụ các tài khoản nợ phải trả: trả cho người bán, trả cho người lao động, vay,...
+ Chênh lệch TS đầu/cuối kỳ: sau khi hạch toán xong bạn xem những tài khoản nào có phát sinh trong kỳ về phía bảng Tài Sản thì tính chênh lệch: như mua hàng 156, chi tiền mặt 111,... hạch toán, tính ra số cuối kỳ lên bảng đó xong bạn lấy số đầu kỳ và số cuối kỳ của những TK phát sinh đó tính ra chênh lệch.
That's All ^^
mình học kt hệ trung cấp thôi môn lý thuyết kế toán bạn à.mình mới được học cái quan hệ tài sản tăng-tài sản giảm thui à.cô giáo bắt làm bài tập mà mình chả hiểu lắm.định khoản caiys3,4.5 mình k hiểu phải làm thế nào cả.
 
Ðề: ace giúp mình cách giải bài này với.

----- Mình mà đi thi chỉ ghi ngắn gọn: ghi lại tóm tắt nội dung cái đề bài của nghiệp vụ đó rùi định khoản, thế mà lúc nào cũng 10đ
Vụ này nghi ngờ đó nhak antonykyo :giabo: :giabo:
Làm đúng hết chắc gì cô giáo cho 10 hehehe.
Mà PHÂN TÍCH QUAN HỆ ĐỐI ỨNG nghĩa là kèm theo diễn giải nữa nhé chứ ĐK không thôi bị cô cho 1 điểm đấy antonykyo .
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top