9 “tuyệt chiêu” để hạnh phúc trong công việc

chungz1989

Because I say so
Hội viên mới
Hạnh phúc trong công việc cũng là một trong những nhân tố quan trọng khiến bạn sống khỏe, sống vui hơn. Áp lực công việc, các mối quan hệ xã giao nơi công sở, ý chí thăng tiến… khiến bạn luôn căng thẳng và rơi vào tâm trạng “bất hạnh” trong công việc.

Sau đây là 9 tuyệt chiêu giúp dân văn phòng biết cách “tận hưởng” hạnh phúc trong công việc.

1. Làm việc theo tuần tự

Người thành đạt luôn biết nhẫn nại trong sự thầm lặng để tìm ra và làm theo đúng trình tự công việc, họ không bao giờ trễ nải hay gấp gáp ở bất cứ khâu nào trong toàn bộ dây truyền công việc. Nhìn bề ngoài họ có vẻ hơi “ khô” nhưng thực chất họ đã tìm được chính niềm vui trong công việc, từng bước thành công trong công việc. Họ làm chủ được chính mình thậm chí thời gian còn biết “ phục tùng” họ, do họ sắp đặt.

Ngược lại, những người lười nhác thường nhàn trước vội sau, không biết làm việc theo tuần tự một cách khoa học, làm mọi thứ rối tung lên, vừa tốn nhiều thời gian và công sức vừa không đạt được kết quả như mong muốn.

2. Luôn ở tư thế sẵn sàng

Nhiều người thường cho rằng mình làm việc vô cùng hiệu quả, chỉ trong một vài giờ bằng người khác làm cả ngày rồi từ đó buông lỏng chính mình, đôi lúc phân tán vào những chuyện ngoài lề như: ngẩn ngơ nhìn ra ngoài cửa sổ, buôn điện thoại với bạn bè mà sao nhãng trả lời điện thoại của khách hàng… Thói quen này lâu dần sẽ phản lại sự nhạy bén trong công việc của chính bạn. Bởi một khi đã phân tâm, lại lặp nhiều lần, hình thành thói quen xấu lười nhác trong công việc, hay dễ bị ảnh hưởng khi chịu tác động nhỏ từ bên ngoài.

Cần phải xác định rõ, đừng viện bất cứ lý do nào để mình sao nhãng công việc. Hai chữ hiện tại luôn phải được “update” hàng ngày, bởi hiện tại bạn làm tốt thì không có lý do gì để tương lai hay quá khứ bạn phải hối hận hay nuối tiếc vì những gì bạn không thực hiện được. Công việc luôn phải được diễn ra trong suốt thời gian làm việc của bạn, đó chính là động lực để nuôi giữ ý chí thành đạt trong bạn.

3. Nuôi dưỡng tham vọng thăng tiến

Không ít người giữ thái độ lãnh đạm với quyền lực, thờ ơ với cạnh tranh, tâm lý an phận thủ thường. Xét trên góc độ nào đó, điều này chứng tỏ bạn không cầu tiến, không tích cực trong cuộc sống. Từ đó dẫn tới khả năng cạnh tranh cũng như tiến bộ trong công việc giảm xuống rõ rệt. Bởi không có cạnh tranh thì đồng nghĩa với không phát triển. Không quá tham vọng thăng tiến, hay tham lam tiền của cũng là điều tốt, tuy nhiên vô hình chung thái độ ấy, tính cách ấy lại phần nào giảm bớt lòng yêu nghề. Bởi lúc nào cũng công việc ấy, những đồng nghiệp ấy, khung cảnh ấy…khiến bạn cảm thấy vô vị rồi chán nản. Hãy dốc sức làm việc, đừng nói là ham vật chất phù phiếm mà chính là để ngày càng tiến tới những niềm vui do thành công mang lại.

Sau một thời gian đặt ra cho mình một vài mục tiêu mới lớn hơn như: mua xe hơi, mua nhà, nhỏ thì mua quần áo thời trang hàng hiệu, xe máy… Nhiều khi có thêm chút áp lực lại là động lực giúp bạn hăng hái làm việc, năng động hơn để thành đạt.

4. Vặn đồng hồ, đặt chuông báo thức nhanh thêm 10 phút

Muộn giờ làm là mối lo hàng ngày của mọi người, nếu không phải tham ngủ nướng 5 phút thì cũng là cố gắng ăn xong bữa sáng hay cố trang điểm kỹ cho đẹp hơn…

“Đáp trả” những cái “cố” ấy là khi cuống cuồng phi xe hoặc chạy bở hơi tai để bắt xe công. Sự vội vã là khởi đầu không may mắn, không trọn vẹn cho một ngày mới với bao áp lực công việc.

Bí quyết tránh muộn giờ rất đơn giản, chỉ cần bạn đặt chuông đồng hồ nhanh lên 10 phút hay vặn đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường nhà bạn nhanh hơn 10 phút thế là vấn đề đã được giải quyết.

5. Hài hòa với đồng nghiệp

Nhiều công ty hiện nay có quy định bất thành văn: ai cũng phải tặng quà cho người mới vào công ty để tỏ ý chào mừng. Cũng có người coi đó chỉ là hình thức xã giao, bởi mối quan hệ nơi công sở cũng muôn hình vạn trạng, khó mà kết bạn một cách dễ dàng. Nhưng không thể phủ nhận, trong xã hội ngày nay, cách cư xử, xử lý thế nào với đồng nghiệp, với những người xung quanh đem lại chính sự lợi, hại cho người đó. Nếu hòa đồng, biết cách cư xử bạn sẽ được mọi người tin cậy, và biết đâu đó cơ hội thăng tiến lại thuộc về tay bạn?

6. Dành thời gian cho một tách cà phê

Công việc bận rộn là điều không tránh khỏi, tuy nhiên không vì vậy bạn sao nhãng chăm sóc bản thân. Một tách cà phê nho nhỏ cho mình và đồng nghiệp sẽ giúp bạn giảm stress, vừa khiến bạn gần gũi hơn, thân thiện hơn trong đánh giá của đồng nghiệp.

7. Giữ quan điểm ai cũng tài như mình

Tất nhiên có vô số người tài như bạn thậm chí hơn bạn gấp nhiều lần. Chính vì vậy đừng quá ngạo mạn hay quá khiêm tốn. Trong cuộc họp cùng xây dựng đề án, bạn đừng tự ý nói rằng mình am hiểu cái này cái kia, tốt hơn hãy mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình và đề nghị được tham khảo ý kiến của mọi người. Sự tự tin vào chính mình cũng như có cái nhìn khách quan nhất luôn khiến bạn tỉnh táo trong bất cứ trường hợp nào, đồng thời nó giúp bạn tạo dựng quyền chủ động và nâng cao địa vị của bạn trong mắt đồng nghiệp, hơn thế nữa là trong mắt sếp.

8. Giữ sạch gọn bàn làm việc

Một việc làm tưởng chừng như quá đơn giản, nhưng ít người có thể làm tốt điều này. Áp lực trong công việc lại cộng thêm trên bàn là một mớ những văn bản, hợp đồng, bút giấy các loại hỗn loạn… khiến ngập mắt bạn, làm bạn thêm mệt mỏi rồi sinh ra cáu giận.

Công việc được hoàn thành đúng tiến độ cũng đồng nghĩa với việc tinh thần của bạn được nâng cao đến đỉnh điểm, những lúc ấy hãy liếc nhìn chiếc bàn làm việc của mình, phải chăng nó đã gọn gàng sạch đẹp hơn? Điều đó chứng tỏ rằng, đôi khi hiệu quả công việc cũng phụ thuộc không chỉ yếu tố năng lực của bạn, mà còn cả những tác động ngoại cảnh, chẳng hạn như môi trường, không gian làm việc. Bạn sẽ vui hơn nếu mọi thứ liên quan đến công việc của mình được chỉnh chu và thành công.

9. Hạn chế tối đa tác động của các nhân tố tâm lý tới công việc

Ghen ghét, đố kị, thù địch…là những biểu hiện xấu ảnh gián tiếp tới hiệu suất làm việc của mỗi người. Hãy tạo dựng cho mình thói quen kiềm chế cảm xúc, biết khoan dung, nhường nhịn và kiên nhẫn trong mọi vấn đề.

Ngoài ra, không nên “buôn” điện thoại với người thân khi đang làm việc để tránh ảnh hưởng tới năng suất làm việc. Bởi biết đâu đó khi nghe những tin không vui thì công việc của bạn lúc ấy cũng dừng lại, quanh quẩn với những suy nghĩ không đâu. Và tất nhiên, với tần suất lặp lại nhiều lần, nó sẽ trở thành thói quen, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc. Không thành công trong công việc đối với không ít người thì đó là điều vô cùng đáng sợ, đáng khinh. Rồi sinh ra tâm lý chán nản, bực bội, stress…



Theo Phạm Hằng (Dân trí)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top