5 cách để có được chiến lược thuế và chính sách quản trị thuế tốt

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Các cuộc thanh tra thuế của cá nhân và các doanh nghiệp ngày càng nhiều và có quy mô lớn đồng nghĩa với việc các rủi ro liên quan đến chiến lược thuế và chính sách quản trị thuế của các doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn. Dưới đây là năm cách để Doanh nghiệp ứng biến kịp thời trong thời đại có nhiều sự biến động về thuế.

Benjamin Franklin, một trong những nhà lập quốc của Hoa Kỳ nói rằng có hai điều chắc chắn tồn tại trên thế giới này, cái chết và thuế. Hiện nay, các thông tin về thuế xuất hiện thường xuyên và sẽ không bao giờ vắng mặt trên các bản tin.

Đối với các Doanh nghiệp cho rằng việc thanh tra thuế chỉ áp dụng đối với các tập đoàn đa quốc gia thì họ cần suy xét lại. Các doanh nghiệp cỡ vừa có thể không bị giới truyền thông nhòm ngó đến và có thể không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách thuế quốc tế mới (ví dụ như chương trình Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận) nhưng các doanh nghiệp này cần có chiến lược thuế và quản trị tương ứng.

Chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp không nên chỉ bắt đầu áp dụng chiến lược thuế và quản trị thuế khi có thanh tra thuế. Mặc dù theo kinh nghiệm của chúng tôi, phần lớn các doanh nghiệp cỡ vừa áp dụng cách này. Cách chính sách và chiến lược thuế cần được áp dụng bài bản vì những lợi ích mà nó mang lại.

Không nên để vì lợi ích thuế là nhân tố điều chỉnh nhưng các vấn đề về thuế cần được cân nhắc sớm. Doanh nghiệp càng sớm áp dụng các chính sách quản trị và chiến lược thuế tốt thì cách chính sách này sẽ sớm trở thành một phần trong các quy trình và thủ tục của Doanh nghiệp, theo đó, các rủi ro bị điều chỉnh thuế liên quan sẽ giảm đi.

Vậy Doanh nghiệp cần làm gì để đảm bảo các chiến lược và chính sách quản trị thuế có hiệu quả?

1. Thực hiện một chiến lược thuế
Điều quan trọng là phải chủ động và đảm bảo thực hiện một chiến lược thuế minh bạch và hiệu quả đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. Chiến lược này nên bao gồm việc quản trị các hoạt động kinh doanh cụ thể gắn với các quy định về thuế hiện hành, để tuân thủ các quy định trong nước và quốc tế. Đó là cách tốt nhất để lên được một chiến lược, đảm bảo nhận được sự chấp thuận của ban giám đốc và sau đó truyền đạt tới các bên liên quan.

2. Xác định các rủi ro thuế
Nhiều doanh nghiệp đã thiết lập các quy trình và thủ tục áp dụng cho bất kỳ tình huống nào. Tuy nhiên,chưa có nhiều doanh nghiệp cỡ vừa xây dựng một quy trình hoặc hướng dẫn liên quan đến các rủi ro về thuế.
Cùng với việc thực hiện một chiến lược thuế, các doanh nghiệp nên thiết lập, giám sát và duy trì một danh sách các rủi ro về thuế được rà soát thường xuyên ở cấp lãnh đạo.

Danh sách này bao gồm:
• Các đánh giá thường xuyên về các rủi ro thuế bên trong và bên ngoài mà doanh nghiệp gặp phải và các thủ tục kiểm soát được áp dụng để quản lý các rủi ro này
• Nhận dạng, giám sát và ghi chép các thủ tục và quy trình kiểm soát áp dụng cho các rủi ro thuế trên mọi phương diện, bao gồm tuân thủ thuế và báo cáo tài chính.
• Có được sự xác nhận từ Cơ quan thuế đối với các vấn đề liên quan mà doanh nghiệp không chắc chắn.

3. Chuẩn hóa cơ chế kiểm soát thuế của DN
Chất lượng của các hệ thống và quy trình quản lý và kiểm soát hiện hành sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của việc kê khai thuế. Việc Doanh nghiệp nắm được chất lượng của quy trình kiểm soát thuế, và việc phát triển các kế hoạch để tăng cường và cải thiện nó sao cho phù hợp với sự thay đổi của pháp luật là rất quan trong. Các Doanh nghiệp nên, ít nhất là, chuẩn hóa
quy trình kiểm soát thuế hiện hành theo tiêu chuẩn COSO đã được quốc tế chấp nhận nếu phù hợp, và có cải tiến để đảm bảo
quy trình phù hợp với yêu cầu của Doanh nghiệp.

4. Thực hiện soát xét toàn diện các rủi ro thuế
• Các quy định về thuế ngày càng phức tạp trong khi bộ phận kế toán – tài chính vốn đã luôn quá tải công việc thường xuyên cần được hỗ trợ cập nhật các thay đổi về pháp luật. Đây là một cách tốt nhất để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của các sắc thuế thường xuyên phát sinh và tiến hành các đánh giá định kỳ về tính hiệu quả của các quy trình kiểm soát cho mỗi sắc thuế. Một cuộc soát xét bao gồm việc đánh giá trên các quy định quan trọng của luật thuế và đảm bảo rằng Doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thuế.
• Điều này đặc biệt quan trọng với các Doanh nghiệp đang cân nhắc việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng hoặc chuẩn bị đi vào giai đoạn sản xuất; theo kinh nghiệm của chúng tôi, những giai đoạn này có thể gây khó khăn trong quá trình kinh doanh, bao gồm việc ảnh hưởng đến chính sách giá, trì hoãn kinh doanh và trong tình huống xấu nhất là đánh mất thương vụ mua bán doanh nghiệp.
• Nếu các vấn đề về thuế được đánh giá như một phần của việc soát xét thì việc giải quyết các vấn đề này càng sớm càng tốt là việc rất quan trọng. Tùy thuộc vào bản chất của vấn đề và cách Doanh nghiệp tương tác với cơ quan thuế, việc thông báo cho cơ quan thuế cũng rất quan trọng.

5. Tối ưu hóa các ưu đãi thuế
Các ưu đãi thuế hiện hành ở nhiều nước nhằm mục đích thúc đẩy kinh doanh và khuyến khích sự đổi mới. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều đang tận dụng một cách tối đa các quyền lợi được ưu đãi của mình và Doanh nghiệp vẫn có thể được hưởng ưu đãi thêm nữa.

Theo www.grantthornton.com.vn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top