5 bước giúp bạn vượt qua “nỗi đau” bị nhà tuyển dụng từ chối

PhanTranLong

Member
Hội viên mới
Dù là một cử nhân mới ra trường hay những ứng viên đã có kinh nghiệm thì việc bị từ chối cũng là điều không thể tránh khỏi. Khi bạn rơi vào tính huống này, đừng quá suy sụp, thất vọng với bản thân. 5 bước sau đây sẽ giúp bạn vượt qua cú sốc này và “phục thù” nhanh chóng!


1. Chấp nhận rằng bạn đã bị từ chối
Lời từ chối của NTD có thể khiến bạn không tin vào sự thật rằng bản thân bạn chưa thật sự hoàn hảo. Bạn không thể chấp nhận rằng mình chưa đủ năng lực phù hợp và kĩ năng cần thiết cho công việc. Nhiều người cho rằng cho NTD đã sai lầm khi không nhìn ra tiềm năng và giá trị của mình.

Khi bị sốc tâm lý, đừng cố nghĩ về nó hay suy nghĩ về những hậu quả tiêu cực. Việc bạn cần làm là giữ cho bản thân thật vững vàng, không xuống tinh thần. Hãy cố gắng nhìn về tương lai với một khát khao chinh phục. Đừng cố chấp phủ nhận sự thiếu sót của bản thân. Thay vào đó, bạn hãy coi lần tìm việc này là một sự tập dượt mang lại cho mình những kinh nghiệm quý báu cho lần phỏng vấn tiếp theo.

2. Chia sẻ
Đây là lúc mà bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của bạn bè và người thân. Đừng giữ nỗi buồn cho riêng mình, hãy nói chuyện với mọi người xung quanh. Khi đó thậm chí bạn có thể nhận lại những lời khuyên hữu ích.



3. Đánh giá và tiếp thu
Thay vì ủ rũ trong đêm tối tuyệt vọng, bạn nên dành thời gian để đánh giá lại bản thân. Xem xét lại những gì mình đã và chưa làm được. Mọi điều xảy ra đều là cơ hội để tích lũy thêm kinh nghiệm và trở nên tốt hơn trong thời gian tới.

Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể gửi email hay gọi điện trực tiếp hỏi NTD những hạn chế mà bạn cần cải thiện, và lý do bạn bị từ chối.

5-buoc-vuot-qua-noi-dau-bi-NTD-tu-choi.png

Thay vì ủ rũ trong đêm tối tuyệt vọng, bạn nên dành thời gian để đánh giá lại bản thân.
4. Lập kế hoạch
Thay vì nhìn lại quá khứ với những nỗi buồn thì hãy lên kế hoạch cho tương lai. Sau khi tiếp thu những đánh giá của NTD, hãy nghiên cứu nó thật kỹ rồi đưa ra những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho bản thân. Có thể đó là kế hoạch để phát triển những kĩ năng còn hạn chế hay đi xin thực tập ngắn hạn tại các doanh nghiệp để có thêm kinh nghiệm.

5. Sẵn sàng
Khi đã hoàn thành những bước trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin tìm cho mình những vị trí, công ty mà mình yêu thích.

Phương Thu


NGUỒN : blog.viecngay.vn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top