sự khác nhau giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

custar

New Member
Hội viên mới
sự khác nhau giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu mình hiểu nhưng ko biết giải thích thế nào mọi người giúp mình nhé
:motsach:
 
Ðề: sự khác nhau giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa của nó nằm ngay trong tên gọi của nó rồi mà!
- Nợ phải trả: là phần mình nợ người khác
-Vốn chủ sở hữu hữu hình: là tài sản hữu hình mà mình có.
Giải thích vậy hông bít có bị ăn đòn không nữa hì hì!!!!!!!!!!
 
Ðề: sự khác nhau giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa của nó nằm ngay trong tên gọi của nó rồi mà!
- Nợ phải trả: là phần mình nợ người khác
-Vốn chủ sở hữu hữu hình: là tài sản hữu hình mà mình có.
Giải thích vậy hông bít có bị ăn đòn không nữa hì hì!!!!!!!!!!

Đáng bị ăn đòn.
Nợ phải trả là vốn của người khác
Vốn chủ sở hữu là vốn của mình
Không có cái nào đề cập đến tài sản cả.:chuanbidiedi:
 
Ðề: sự khác nhau giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả là nguồn mà mình chiếm dụng vốn của người khác và phải trả trong tương lại
còn vốn chư sở hữu là nguồn của mình và nó là 2 mặt của 1 tài sản
 
Ðề: sự khác nhau giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

sao lại là hai mặt của một tài sản? Nó là nguồn vốn cơ mà? Em không hỉu :-(
 
Ðề: sự khác nhau giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều thuộc nguồn vốn.Nhưng nợ phải trả là nguồn vốn mà công ty chiếm dụng từ bên ngoài và phải trả trong một thời gian ngắn hay dài. Còn nguồn vốn là vốn mà công ty có được từ việc góp vốn của các nhà đầu tư, hay từ các quỹ được công ty trích lập nên.
k biết mình giải thích zậy bạn có hiểu k nữa...
 
Ðề: sự khác nhau giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

tớ ko hỉu ý " nó là 2 mặt của một tài sản" ?
 
Ðề: sự khác nhau giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

LOẠI TÀI KHOẢN 3
NỢ PHẢI TRẢ

Loại tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác.
Nợ phải trả của doanh nghiệp gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
1. Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường.
Nợ ngắn hạn gồm các khoản:
- Vay ngắn hạn;
- Khoản nợ dài hạn đến hạn trả;
- Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu;
- Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước;
- Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động;
- Các khoản chi phí phải trả;
- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn;
- Các khoản phải trả ngắn hạn khác.

2. Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm.
Nợ dài hạn gồm các khoản:
- Vay dài hạn cho đầu tư phát triển;
- Nợ dài hạn phải trả;
- Trái phiếu phát hành;
- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;
- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;
- Dự phòng phải trả.
p
HẠCH TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp phải được theo dõi chi tiết số nợ phải trả, số nợ đã trả theo từng chủ nợ.

2. Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp phải được phân loại thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn căn cứ vào thời hạn phải thanh toán của từng khoản nợ phải trả.

3. Nợ phải trả bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được kế toán chi tiết cho từng chủ nợ, theo chỉ tiêu số lượng, giá trị theo giá qui định.

4. Cuối niên độ kế toán, số dư của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ phải được đánh giá theo tỷ giá quy định.

5. Những chủ nợ mà doanh nghiệp có quan hệ giao dịch, mua hàng thường xuyên hoặc có số dư về nợ phải trả lớn, bộ phận kế toán phải kiểm tra, đối chiếu về tình hình công nợ đã phát sinh với từng khách hàng và định kỳ phải có xác nhận nợ bằng văn bản với các chủ nợ.
6. Các tài khoản nợ phải trả chủ yếu có số dư bên Có, nhưng trong quan hệ với từng chủ nợ, các Tài khoản 331, 333, 334, 338 có thể có số dư bên Nợ phản ánh số đã trả lớn hơn số phải trả. Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính cho phép lấy số dư chi tiết của các tài khoản này để lên hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” của Bảng Cân đối kế toán.
LOẠI TÀI KHOẢN 4
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Loại tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong công ty liên doanh, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần.
Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn. Đối với công ty Nhà nước, vốn hoạt động do Nhà nước giao hoặc đầu tư nên Nhà nước là chủ sở hữu vốn. Đối với doanh nghiệp liên doanh, công ty TNHH, công ty hợp danh thì chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn hoặc các tổ chức, cá nhân tham gia hùn vốn. Đối với các công ty cổ phần thì chủ sở hữu vốn là các cổ đông. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu vốn là cá nhân hoặc chủ hộ gia đình.

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng doanh nghiệp. Chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu;
- Các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá;
- Các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ (nếu được ghi tăng vốn chủ sở hữu);
- Vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn, của Hội đồng quản trị,. . .
- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, và các quỹ hình thành tư lợi nhuận sau thuế (Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư XDCB,. . .);
- Giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.
p
HẠCH TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành, nhưng với nguyên tắc phải đảm bảo hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại nguồn vốn, quỹ. Phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành và theo từng đối tượng góp vốn (Tổ chức hoặc cá nhân), từng loại nguồn vốn, quỹ.
Nguồn vốn chủ sở hữu của chủ doanh nghiệp thể hiện là một nguồn hình thành của tài sản thuần hiện có ở doanh nghiệp, nhưng không phải cho một tài sản cụ thể mà là các tài sản nói chung.

2. Việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác hoặc từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác phải theo đúng chính sách tài chính hiện hành và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết.

3. Khi có sự thay đổi chính sách kế toán hoặc phát hiện ra sai sót trọng yếu mà phải áp dụng hồi tố, sau khi xác định được ảnh hưởng của các khoản mục vốn chủ sở hữu thì phải điều chỉnh vào số dư đầu năm của các tài khoản vốn chủ sở hữu tương ứng với năm hiện tại.

4. Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu vốn (Các tổ chức hoặc cá nhân góp vốn) chỉ được nhận phần giá trị còn lại của tài sản sau khi đã thanh toán các khoản Nợ phải trả.
 
Tài sản có 2 mặt là giá trị và nguồn hình thành tài sản. Ví dụ DN có một tài sản là otto thì phải biết ôô đó có giá trị bao nhiêu và do đâu mà có. trả lời dc 2 câu hỏi trên tức là bạn đã xác định được tính 2 mặt của tài sản.

Nợ phải trả là số vốn mà DN phải có nghĩa vụ thanh toán trong tương lai đối với các chủ sở hữu của nó. ví dụ: vay ngắn hạn: 1tỷ tức là trong vòng thời hạn 1năm thì phải trả ngân hàng,
Nguồn vốn chủ sở hữu được góp vốn bởi chủ DN, các nhà đầu tư hoặc được hình thành từ kết quả họat động sxkd và nó không phải một khoản nợ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top