Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính

Bich_thuy

New Member
Hội viên mới
Mọi người cho em hỏi chút xíu.

Năm 2009 trên BCTC khoản đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối năm em đã áp dụng thông tư 201 của BTC, nên khoản đánh giá chênh lệch tỷ giá em đưa vào TK 413 ,
Sang đầu năm 2010 hạch toán bút toán ngược lại.

Nhưng một số cty kiểm toán cho rằng khoản đánh giá chênh lệch tỷ giá vào cuối năm tài chính thì đưa vào 635,và 515.
Như vậy BCTC năm 2009 của em đã sai vậy bây giờ em nên xử lý thế nào ạ?

Mong mọi người cho em ý kiến với?
 
Ðề: Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính

Chac la hieu nham day. Neu cuoi nam TK co goc ngoai te ma chua thực hiện thì đưa vào TK 413. Sang năm 2010 hạch tóan ngược lại. Nhưng TK nào mà đã thực hiện trong năm rồi thì hạch tóan vào TK 515, TK 635. Có cv qui định đấy bạn, hình như la TT211 đó.
 
Ðề: Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính

Các khoản mục ngoại tệ đánh giá lại cuối năm đều chưa thực hiện mà.
Tại hôm bữa mình đi tham gia khoá huấn luyện do Cục thuế tổ chức họ nói doanh nghiệp sẽ áp dụng thông tư 201 để đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm đó bạn.
 
Ðề: Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính

Các khoản chênh lệnh tỷ giá do đánh giá lại công nợ thì sẽ đc đưa vào chi phí hoặc doanh thu mà. Cái này là thông tư mới hướng dẫn quyết toán thuế tndn năm 2009 mà. thông tư bao nhiu thì cũng ko nhớ rõ nữa.
 
Ðề: Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính

Các khoản mục ngoại tệ đánh giá lại cuối năm đều chưa thực hiện mà.
Tại hôm bữa mình đi tham gia khoá huấn luyện do Cục thuế tổ chức họ nói doanh nghiệp sẽ áp dụng thông tư 201 để đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm đó bạn.


Thông tư 201 ngày 15/10/2009 có quy định rất rõ ràng về xử lý các khoản chênh lệch tỷ gía trong doanh nghiệp .

2.1. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.



2.2. Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:



a. Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn:

Đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:

- Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm.

- Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.



b. Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn:

Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:



- Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.



- Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top