Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

senledn

Member
Hội viên mới
1/Mẫu số B01-DNN - BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
PHẦN TS
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
-Dòng tiền và các khoản tương đương tiền: Số liệu để ghi chỉ tiêu này lấy từ tổng số dư Nợ của TK 111, 112, 121 (TK 121 là các khoản có thưòi hạn thu hồi , đáo hạn ko quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành tiền nhưng ko rủi ro trong quá trình chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khảon đầu tư đó)
II. ĐẦU TƯ TC NGẮN HẠN
-Đầu tư tài chính ngắn hạn: Lấy từ tổng số dư Nợ TK 121 sau khi trừ đi các khoản trong chỉ tiêu “tiền và tương đương tiền”
-Dự phòng giảm giá đầu tư TC ngắn hạn: Lấy từ Số dư Có TK 1591
III. CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN
-Phải thu của khách hàng: Lấy từ tổng số dư Nợ TK 131
-Trả trước cho người bán: Lấy từ tổng số dư Nợ TK 331
-Các khoản phải thu khác: Lấy từ tổng số dư Nợ Tk 1388, 334, 338 (không bao gồm các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn)
IV. HÀNG TỒN KHO
-Dự phòng giảm giá phải thu ngắn hạn khó đòi: Lấy từ Số dư Có TK 1592
-Hàng tồn kho: Lấy từ tổng số dư Nợ của các TK 152, 153, 154, 155, 156, 157
-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Lấy từ số dư Có TK 1593
V. TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC
-Thuế GTGT được khấu trừ: Lấy từ số dư Nợ TK 133
-Thuế và các khoản phải thu nhà nước: Căn cứ vào số dư Nợ TK 333
-TS ngắn hạn khác: lấy từu số dư Nợ TK 1381, 141, 142, 1388 (chi tiết cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn)
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. TSCĐ
- Nguyên giá: Lấy từ số dư Nợ TK 211
- Giá trị hao mòn lũy kế: Số dư Có Tk 214
- Chi phí XDCB DD: Căn cứ vào số dư Nợ TK 241
II. BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
-Nguyên giá: Số dư Nợ TK 217
-Giá trị hao mòn luỹ kế: Số dư Có TK 2147
III. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TC DÀI HẠN
-Đầu tư TC dài hạn: Số dư Nợ TK 221
-Dự phòng giảm giá đầu tư TC dài hạn: Số dư Có TK 229
IV. TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC
-Phải thu dài hạn: Số dư Nợ TK 131, 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn)
-TS dài hạn khác: Số dư Nợ TK 242, 244
-Dự phòng phải thu khó đòi: Dư Có TK 1592
TỔNG CỘNG TS

PHẦN NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. NỢ NGẮN HẠN
- Vay ngăn hạn: Số dư Có TK 311
- Phải trả người bán: Số dư có TK 331
- Người mua trả tiền trước: Dư Có Tk 131, 3387 “doanh thu chưa thực hiện” (chi tiết phân loại ngắn hạn)
- Thuế & các khảon phải nộp NN: Số dư Có TK 333
- Phải trả người lao động: Dư Có TK 334
- Chi phí phải trả: Dư Có TK 335
- Các khoản phải trả ngắn hạn: Dư Có TK 338, 138 (ko bao gồm các khoản phải trả, phải nộp được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn và phần dư Có TK 3387 đã phản ảnh ở chỉ tiêu người mua trả tiền trước)
- Dự phòng phải trả ngắn hạn: Dư Có TK 352
II. NỢ DÀI HẠN
-Vay và nợ dài hạn: Dư Có Tk 3411, 3412, 3413
-Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Dư Có TK 351
-Phải trả phải nộp dài hạn khác : Dư Có TK 331, 338, 138, 131, 3414
-Dự phòng phải trả dài hạn: Dư Có Tk 352
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
- Vốn đầu tư của CSH: Dư Có TK 4111
- Thặng dư vốn CP: Dư Có Tk 4112
- Vốn khác của CSH: Dư Có Tk 4118
- Cổ phiếu quỹ: Dư Nợ Tk 419
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Dư Có Tk 413, trường hợp có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này ghi bằng số âm (...)
- Các quỹ thuộc vốn CSH: Dư Có Tk 418
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Dư Có Tk 421, trường hợp số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này ghi bằng số âm (...)
II. QUỸ KHEN THƯỞNG PHÚC LỢI
-Lấy từ số dư Có Tk 431
TỔNG CÔNG NGUỒN VỐN

Lưu ý: chỉ tiêu Tổng Cộng Tài Sản = chỉ tiêu Tổng Cộng Nguồn
 
Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

Mẫu BCTC bạn xem ở file đính kèm
 

Đính kèm

  • Mau BCTC.rar
    36.2 KB · Lượt xem: 1,484
Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

cám ơn bạn rất nhiều về bài viết này.Nhưng mình muốn hỏi khi phân tích xong một BCTC thì làm sao ta có thể dự phóng nó lên trong 5 năm tiếp theo để có thể ra quyết dinh đấu tư đúng đắn
 
Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

Bạn có thể tính dựa trên giá vốn và doanh thu để tính ra được.
vd: Bạn sẽ dự kiến doanh thu cho năm sau thì lấy DT năm nay nhân thêm 20% nữa để tính ra giá vốn phải cần, bên cạnh đó bạn sẽ dựa vào các khoản phải thu và phải trả để tính ra thời gian thu hồi vốn, thời gian thiếu hụt tiền, từ đó bạn suy tính ra lãi, lỗ bao nhiêu , bạn cần đầu tư vốn bao nhiêu ?
 
Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

Bạn có thể tính dựa trên giá vốn và doanh thu để tính ra được.
vd: Bạn sẽ dự kiến doanh thu cho năm sau thì lấy DT năm nay nhân thêm 20% nữa để tính ra giá vốn phải cần, bên cạnh đó bạn sẽ dựa vào các khoản phải thu và phải trả để tính ra thời gian thu hồi vốn, thời gian thiếu hụt tiền, từ đó bạn suy tính ra lãi, lỗ bao nhiêu , bạn cần đầu tư vốn bao nhiêu ?
Minh cũng xin được phép góp 1 tài liệu về phương pháp Lâp Báo Cao Tai Chinh
Các bạn xem thử nhé:
http://www.mediafire.com/file/izyqzezmwmz/PhuongPhapLapBCTC.doc
 
Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

Cảm ơn bạn vì bài viết rất hay. BCĐKT mình biết lập rồi, mình muốn bạn hướng dẫn thêm BCLDTT, KQSXKD, ... các bản báo cáo còn lại.
Cảm ơn bnạ nhiều nhé!
 
Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

cảm ơn bạn nhiều nha.mình đang cần tìm tài liệu này
 
Re: Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

cám ơn bạn rất nhiều về bài viết này.Nhưng mình muốn hỏi khi phân tích xong một BCTC thì làm sao ta có thể dự phóng nó lên trong 5 năm tiếp theo để có thể ra quyết dinh đấu tư đúng đắn

Cái này thì bạn phải tìm tài liệu về phần tích BCTC. box này là lập BCTC mà.

---------- Post added at 01:54 AM ---------- Previous post was at 01:52 AM ----------

1/Mẫu số B01-DNN - BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
PHẦN TS
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
-Dòng tiền và các khoản tương đương tiền: Số liệu để ghi chỉ tiêu này lấy từ tổng số dư Nợ của TK 111, 112, 121 (TK 121 là các khoản có thưòi hạn thu hồi , đáo hạn ko quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành tiền nhưng ko rủi ro trong quá trình chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khảon đầu tư đó)
II. ĐẦU TƯ TC NGẮN HẠN
-Đầu tư tài chính ngắn hạn: Lấy từ tổng số dư Nợ TK 121 sau khi trừ đi các khoản trong chỉ tiêu “tiền và tương đương tiền”
-Dự phòng giảm giá đầu tư TC ngắn hạn: Lấy từ Số dư Có TK 1591
III. CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN
-Phải thu của khách hàng: Lấy từ tổng số dư Nợ TK 131
-Trả trước cho người bán: Lấy từ tổng số dư Nợ TK 331
-Các khoản phải thu khác: Lấy từ tổng số dư Nợ Tk 1388, 334, 338 (không bao gồm các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn)
IV. HÀNG TỒN KHO
-Dự phòng giảm giá phải thu ngắn hạn khó đòi: Lấy từ Số dư Có TK 1592
-Hàng tồn kho: Lấy từ tổng số dư Nợ của các TK 152, 153, 154, 155, 156, 157
-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Lấy từ số dư Có TK 1593
V. TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC
-Thuế GTGT được khấu trừ: Lấy từ số dư Nợ TK 133
-Thuế và các khoản phải thu nhà nước: Căn cứ vào số dư Nợ TK 333
-TS ngắn hạn khác: lấy từu số dư Nợ TK 1381, 141, 142, 1388 (chi tiết cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn)
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. TSCĐ
- Nguyên giá: Lấy từ số dư Nợ TK 211
- Giá trị hao mòn lũy kế: Số dư Có Tk 214
- Chi phí XDCB DD: Căn cứ vào số dư Nợ TK 241
II. BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
-Nguyên giá: Số dư Nợ TK 217
-Giá trị hao mòn luỹ kế: Số dư Có TK 2147
III. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TC DÀI HẠN
-Đầu tư TC dài hạn: Số dư Nợ TK 221
-Dự phòng giảm giá đầu tư TC dài hạn: Số dư Có TK 229
IV. TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC
-Phải thu dài hạn: Số dư Nợ TK 131, 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn)
-TS dài hạn khác: Số dư Nợ TK 242, 244
-Dự phòng phải thu khó đòi: Dư Có TK 1592
TỔNG CỘNG TS

PHẦN NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. NỢ NGẮN HẠN
- Vay ngăn hạn: Số dư Có TK 311
- Phải trả người bán: Số dư có TK 331
- Người mua trả tiền trước: Dư Có Tk 131, 3387 “doanh thu chưa thực hiện” (chi tiết phân loại ngắn hạn)
- Thuế & các khảon phải nộp NN: Số dư Có TK 333
- Phải trả người lao động: Dư Có TK 334
- Chi phí phải trả: Dư Có TK 335
- Các khoản phải trả ngắn hạn: Dư Có TK 338, 138 (ko bao gồm các khoản phải trả, phải nộp được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn và phần dư Có TK 3387 đã phản ảnh ở chỉ tiêu người mua trả tiền trước)
- Dự phòng phải trả ngắn hạn: Dư Có TK 352
II. NỢ DÀI HẠN
-Vay và nợ dài hạn: Dư Có Tk 3411, 3412, 3413
-Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Dư Có TK 351
-Phải trả phải nộp dài hạn khác : Dư Có TK 331, 338, 138, 131, 3414
-Dự phòng phải trả dài hạn: Dư Có Tk 352
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
- Vốn đầu tư của CSH: Dư Có TK 4111
- Thặng dư vốn CP: Dư Có Tk 4112
- Vốn khác của CSH: Dư Có Tk 4118
- Cổ phiếu quỹ: Dư Nợ Tk 419
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Dư Có Tk 413, trường hợp có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này ghi bằng số âm (...)
- Các quỹ thuộc vốn CSH: Dư Có Tk 418
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Dư Có Tk 421, trường hợp số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này ghi bằng số âm (...)
II. QUỸ KHEN THƯỞNG PHÚC LỢI
-Lấy từ số dư Có Tk 431
TỔNG CÔNG NGUỒN VỐN

Lưu ý: chỉ tiêu Tổng Cộng Tài Sản = chỉ tiêu Tổng Cộng Nguồn

Mình thấy trước khi lên BCDKT thì nên bản CDPS rồi lấy sang thì nhanh hơn và chính xác hơn.
 
Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

1/Mẫu số B01-DNN - BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
PHẦN TS
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
-Dòng tiền và các khoản tương đương tiền: Số liệu để ghi chỉ tiêu này lấy từ tổng số dư Nợ của TK 111, 112, 121 (TK 121 là các khoản có thưòi hạn thu hồi , đáo hạn ko quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành tiền nhưng ko rủi ro trong quá trình chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khảon đầu tư đó)
II. ĐẦU TƯ TC NGẮN HẠN
-Đầu tư tài chính ngắn hạn: Lấy từ tổng số dư Nợ TK 121 sau khi trừ đi các khoản trong chỉ tiêu “tiền và tương đương tiền”
-Dự phòng giảm giá đầu tư TC ngắn hạn: Lấy từ Số dư Có TK 1591
III. CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN
-Phải thu của khách hàng: Lấy từ tổng số dư Nợ TK 131
-Trả trước cho người bán: Lấy từ tổng số dư Nợ TK 331
-Các khoản phải thu khác: Lấy từ tổng số dư Nợ Tk 1388, 334, 338 (không bao gồm các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn)
IV. HÀNG TỒN KHO
-Dự phòng giảm giá phải thu ngắn hạn khó đòi: Lấy từ Số dư Có TK 1592
-Hàng tồn kho: Lấy từ tổng số dư Nợ của các TK 152, 153, 154, 155, 156, 157
-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Lấy từ số dư Có TK 1593
V. TÀI SẢN NGẮN HẠN KHÁC
-Thuế GTGT được khấu trừ: Lấy từ số dư Nợ TK 133
-Thuế và các khoản phải thu nhà nước: Căn cứ vào số dư Nợ TK 333
-TS ngắn hạn khác: lấy từu số dư Nợ TK 1381, 141, 142, 1388 (chi tiết cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn)
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. TSCĐ
- Nguyên giá: Lấy từ số dư Nợ TK 211
- Giá trị hao mòn lũy kế: Số dư Có Tk 214
- Chi phí XDCB DD: Căn cứ vào số dư Nợ TK 241
II. BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
-Nguyên giá: Số dư Nợ TK 217
-Giá trị hao mòn luỹ kế: Số dư Có TK 2147
III. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TC DÀI HẠN
-Đầu tư TC dài hạn: Số dư Nợ TK 221
-Dự phòng giảm giá đầu tư TC dài hạn: Số dư Có TK 229
IV. TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC
-Phải thu dài hạn: Số dư Nợ TK 131, 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn)
-TS dài hạn khác: Số dư Nợ TK 242, 244
-Dự phòng phải thu khó đòi: Dư Có TK 1592
TỔNG CỘNG TS

PHẦN NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. NỢ NGẮN HẠN
- Vay ngăn hạn: Số dư Có TK 311
- Phải trả người bán: Số dư có TK 331
- Người mua trả tiền trước: Dư Có Tk 131, 3387 “doanh thu chưa thực hiện” (chi tiết phân loại ngắn hạn)
- Thuế & các khảon phải nộp NN: Số dư Có TK 333
- Phải trả người lao động: Dư Có TK 334
- Chi phí phải trả: Dư Có TK 335
- Các khoản phải trả ngắn hạn: Dư Có TK 338, 138 (ko bao gồm các khoản phải trả, phải nộp được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn và phần dư Có TK 3387 đã phản ảnh ở chỉ tiêu người mua trả tiền trước)
- Dự phòng phải trả ngắn hạn: Dư Có TK 352
II. NỢ DÀI HẠN
-Vay và nợ dài hạn: Dư Có Tk 3411, 3412, 3413
-Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Dư Có TK 351
-Phải trả phải nộp dài hạn khác : Dư Có TK 331, 338, 138, 131, 3414
-Dự phòng phải trả dài hạn: Dư Có Tk 352
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
- Vốn đầu tư của CSH: Dư Có TK 4111
- Thặng dư vốn CP: Dư Có Tk 4112
- Vốn khác của CSH: Dư Có Tk 4118
- Cổ phiếu quỹ: Dư Nợ Tk 419
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Dư Có Tk 413, trường hợp có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này ghi bằng số âm (...)
- Các quỹ thuộc vốn CSH: Dư Có Tk 418
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Dư Có Tk 421, trường hợp số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này ghi bằng số âm (...)
II. QUỸ KHEN THƯỞNG PHÚC LỢI
-Lấy từ số dư Có Tk 431
TỔNG CÔNG NGUỒN VỐN

Lưu ý: chỉ tiêu Tổng Cộng Tài Sản = chỉ tiêu Tổng Cộng Nguồn

Bạn hình như quên ghi chú một vấn đề quan trọng nữa thì phải?
Các chỉ tiêu liên quan đến tài khoản công nợ thì chỉ có thể lấy dư nợ lưỡng tính hoặc dư có lưỡng tính thôi!
Thế nên việc lấy số dư để nhặt vào CDKT cần phải lấy từ bảng cân đối phát sinh lưỡng tính chứ không phải lấy trên số dư của bảng cân đối phát sinh là được đâu!
 
Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

Bạn nào ở khu vực Bà Rịa Vũng Tàu vậy ? Có gì liên hệ với mình nha . Mình sẽ chỉ cho
:tinhtuong: Báo cáo Tài chính
 
Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

Trước khi làm báo tài chính đúng kế toàn phải lên được bảng CĐTK
các số liệu đều nằm trong bảng CĐTK
để làm được điều này kế toán phải làm được các sổ chi tiết 1 cách chính xác, chứng từ đầy đủ.
 
Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

rat hay.cam on ban nhieu
 
Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

cảm on bạn nhé.. TL rất hưu ích
 
Ðề: Phương pháp lập báo cáo tài chính (Phần 1)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
LẬP CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
MẪU B 01 - DN
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1. Bản chất và mục đích của Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Kết cấu của Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn.
Phần tài sản
Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau:
A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Phần nguồn vốn
Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra:
A: Nợ phải trả
B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo 3 cột: Mã số, Số đầu năm, Số cuối kỳ (quý, năm).
3. Cơ sở số liệu để lập Bảng Cân đối kế toán
- Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết
- Căn cứ vào Bảng Cân đối kế toán kỳ trước.
4. Nội dung và phương pháp tính, ghi các chỉ tiêu trong Bảng Cân đối kế toán
PHẦN TÀI SẢN
A: TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN - Mã số 100
Phản ánh tổng giá trị tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn có đến thời điểm báo cáo, bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và giá trị tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, chi phí sự nghiệp đã chi nhưng chưa được quyết toán.
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 + Mã số 160
I. TIỀN - Mã số 110
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 + Mã số 113
1. Tiền mặt tại quỹ - Mã số 111:
Phản ánh số tiền mặt và ngân phiếu thực tồn quỹ (bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ); giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đang được giữ tại quỹ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu tiền mặt là số dư Nợ của tài khoản 111 "Tiền mặt" trên Sổ Cái.
2. Tiền gửi ngân hàng - Mã số 112:
Phản ánh số tiền thực có gửi ở Ngân hàng bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ; giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý còn gửi ở ngân hàng.
Trong trường hợp doanh nghiệp có tiền gửi ở các tổ chức tín dụng khác thì số dư tiền gửi có đến thời điểm báo cáo cũng được phản ánh trong chỉ tiêu này.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu tiền gửi ngân hàng là số dư Nợ của tài khoản 112 "Tiền gửi ngân hàng" trên sổ cái.
3. Tiền đang chuyển - Mã số 113
Phản ánh số tiền mặt, séc đang chuyển, hoặc đang làm thủ tục tại Ngân hàng (như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng) bao gồm cả tiền Việt Nam và ngoại tệ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu tiền đang chuyển là số dư Nợ của tài khoản 113 "Tiền đang chuyển" trên sổ cái.
II. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
Mã số 120:
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá), bao gồm đầu tư chứng khoán, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.
Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 128 + Mã số 129
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - Mã số 121:
Phản ánh giá trị các khoản tiền mua cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn thu hồi vốn dưới một năm hoặc với mục đích để bán bất kỳ lúc nào.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 121 "Đầu tư chứng khoán ngắn hạn" trên sổ cái.
2. Đầu tư ngắn hạn khác - Mã số 128
Phản ánh giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu đầu tư ngắn hạn khác là số dư Nợ của Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán 128 "Đầu tư ngắn hạn khác" trên sổ cái.
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - Mã số 129
Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng giảm giá của các khoản đầu tư ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn là số dư Có của tài khoản 129 "Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn" trên sổ cái.
III. CÁC KHOảN PHảI THU - Mã số 130
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu (sau khi đã trừ đi dự phòng phải thu khó đòi) từ khách hàng, khoản trả trước cho người bán, v...v...
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 138 + Mã số 139
1. Phải thu của khách hàng - Mã số 131
Phản ánh số tiền còn phải thu của người mua tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải thu của khách hàng căn cứ vào tổng số dư Nợ tài khoản 131 "Phải thu của khách hàng" mở theo từng khách hàng trên sổ chi tiết thanh toán.
2. Trả trước cho người bán - Mã số 132
Phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu trả trước cho người bán căn cứ vào tổng số dư Nợ tài khoản 331 "Phải trả cho người bán" mở theo từng người bán trên sổ chi tiết thanh toán.
3. Phải thu nội bộ - Mã số 133
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản phải thu trong nội bộ giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong mối quan hệ về giao vốn và các khoản thanh toán khác.
Mã số 133 = Mã số 134 + Mã số 135
3.1. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc - Mã số 134
Chỉ tiêu này chỉ ghi trên Bảng Cân đối kế toán riêng của đơn vị chính phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc. Khi lập Bảng Cân đối kế toán của toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu nguồn vốn kinh doanh (mã số 411) trên Bảng Cân đối kế toán của các đơn vị trực thuộc, phần vốn nhận của đơn vị chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc là số dư Nợ tài khoản 1361 "Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc" trên sổ cái.
3.2. Phải thu nội bộ khác - Mã số 135
Phản ánh các khoản phải thu giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải thu nội bộ khác là số dư Nợ tài khoản 1368 "Phải thu nội bộ khác" trên sổ cái.
4. Các khoản phải thu khác - Mã số 138
Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu các khoản phải thu khác là số dư Nợ của các TK 138 "Phải thu khác", TK 338 "Phải trả, phải nộp khác" và các tài khoản thanh toán khác, theo chi tiết từng đối tượng trên sổ chi tiết.
5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi - Mã số 139
Phản ánh các khoản dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn có khả năng khó đòi tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu dự phòng các khoản phải thu khó đòi là số dư Có tài khoản 139 "Dự phòng phải thu khó đòi" trên sổ cái.
V. HÀNG TỒN KHO - Mã số 140
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ trị giá các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (giá trị sau khi đã trừ dự phòng giảm giá) đến thời điểm báo cáo.
Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 142 + Mã số 143 + Mã số 144 + Mã số 145 + Mã số 146 + Mã số 147 + Mã số 149
1. Hàng mua đang đi trên đường - Mã số 141
Phản ánh trị giá vật tư, hàng hóa mua vào đã có hóa đơn, đã thanh toán hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng hàng chưa nhập kho
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu hàng mua đang đi trên đường là số dư Nợ của tài khoản 151 "Hàng mua đang đi trên đường" trên sổ cái.
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho - Mã số 142
Phản ánh trị giá các loại nguyên liệu, vật liệu tồn kho tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên liệu, vật liệu tồn kho là số dư Nợ tài khoản 152 "Nguyên liệu, vật liệu" trên sổ cái.
3. Công cụ, dụng cụ trong kho - Mã số 143
Phản ánh trị giá các loại công cụ lao động, dụng cụ tồn kho, chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu công cụ, dụng cụ là số dư Nợ của tài khoản 153 "Công cụ, dụng cụ" trên sổ cái.
4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - Mã số 144
Phản ánh chi phí sản xuất của sản phẩm đang chế tạo hoặc chi phí của dịch vụ chưa hoàn thành tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang là số dư Nợ tài khoản 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" trên sổ cái.
5. Thành phẩm tồn kho - Mã số 145
Phản ánh trị giá thành phẩm do doanh nghiệp chế tạoi còn tồn kho tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu thành phẩm tồn kho là số dư Nợ của tài khoản 155 "Thành phẩm" trên sổ cái.
6. Hàng hóa tồn kho - Mã số 146
Phản ánh trị giá hàng hóa còn tồn trong các kho hàng, quầy hàng đến thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu hàng hóa tồn kho là số dư Nợ của tài khoản 156 "Hàng hóa" trên sổ cái.
7. Hàng gửi đi bán - Mã số 147
Phản ánh trị giá thành phẩm, hàng hóa đang gửi đi bán hoặc dịch vụ đã hoàn thành chưa được chấp nhận thanh toán tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu hàng gửi đi bán là số dư bên Nợ của tài khoản 157 "Hàng gửi đi bán" trên sổ cái.
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Mã số 149
Phản ánh các khoản dự phòng cho sự giảm giá của loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số dư Có của tài khoản 159 "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho" trên sổ cái.
V. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG KHÁC - Mã số 150
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại tài sản lưu động khác chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên.
Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 153 + Mã số 154 + Mã số 155
1. Tạm ứng - Mã số 151
Phản ánh số tiền tạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán đến thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu tạm ứng là số dư Nợ tài khoản 141 "Tạm ứng" trên sổ cái.
2. Chi phí trả trước - Mã số 152
Phản ánh số tiền đã thanh toán cho một số khoản chi phí nhưng đến cuối kỳ kế toán chưa được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chi phí trả trước là số dư Nợ của tài khoản 1421 "Chi phí trả trước" trên sổ cái.
3. Chi phí chờ kết chuyển - Mã số 153
Phản ánh trị giá các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển vào niên độ kế toán tiếp sau.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chi phí chờ kết chuyển là số dư Nợ tài khoản 1422 "Chi phí chờ kết chuyển" trên sổ cái.
4. Tài sản thiếu chờ xử lý - Mã số 154
Phản ánh trị giá tài sản thiếu hụt, mất mát chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu tài sản thiếu chờ xử lý là số dư Nợ tài khoản 1381 "Tài sản thiếu chờ xử lý" trên sổ cái.
5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn - Mã số 155
Phản ánh trị giá tài sản đem thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn là số dư Nợ tài khoản 144 "Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn" trên sổ cái.
VI. CHI SỰ NGHIỆP - Mã số 160
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp chưa được quyết toán tại thời điểm báo cáo.
Mã số 160 = Mã số 161 + Mã số 162
1. Chi sự nghiệp năm trước - Mã số 161
Phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp được cấp năm trước nhưng chưa được quyết toán tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu sự nghiệp năm trước là số dư Nợ của tài khoản 1611 "Chi sự nghiệp năm trước" trên sổ cái.
2. Chi sự nghiệp năm nay - Mã số 162
Phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp được cấp năm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chi sự nghiệp năm nay là số dư Nợ tài khoản 1612 "Chi sự nghiệp năm nay" trên sổ cái.
B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN - Mã số 200
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240
I. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Mã số 210
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.
Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 214 + Mã số 217
1. Tài sản cố định hữu hình - Mã số 211
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản hữu hình: Đất, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vật chất, v...v... tại thời điểm báo cáo.
Mã số 211 = Mã số 212 + Mã số 213
1.1. Nguyên giá - Mã số 213
Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định hữu hình tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ của tài khoản 211 "Tài sản cố định hữu hình" trên sổ cái.
1.2. Giá trị hao mòn lũy kế - Mã số 213
Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định hữu hình lũy kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2141 "Hao mòn TSCĐ hữu hình" trên sổ cái.
2. Tài sản cố định thuê tài chính - Mã số 214
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.
Mã số 214 = Mã số 215 + Mã số 216
2.1. Nguyên giá - Mã số 215
Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ tài khoản 212 "Tài sản cố định thuê tài chính" trên sổ cái.
2.2. Giá trị hao mòn lũy kế - Mã số 216
Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định thuê tài chính lũy kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2142 "Hao mòn TSCĐ thuê tài chính" trên sổ cái.
3. Tài sản cố định vô hình - Mã số 217
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo như: chi phí thành lập, bằng phát minh sáng chế, chi phí về lợi thế thương mại. v...v...
Mã số 217 = Mã số 218 + Mã số 219
3.1. Nguyên giá - Mã số 218
Phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định vô hình tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ của tài khoản 213 "Tài sản cố định vô hình" trên sổ cái.
3.2. Giá trị hao mòn lũy kế - Mã số 219
Phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định vô hình lũy kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2143 "Hao mòn TSCĐ vô hình" trên sổ cái.
II. CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN - Mã số 220
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo như: Góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán dài hạn, cho vay dài hạn, v...v...
Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 222 + Mã số 228 + Mã số 229
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn - Mã số 221
Phản ánh trị giá các khoản đầu tư cổ phiếu và trái phiếu dài hạn tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu đầu tư chứng khoán dài hạn là số dư Nợ của tài khoản 221 "Đầu tư chứng khoán dài hạn" trên sổ cái.
2. Góp vốn liên doanh - Mã số 222
Phản ánh trị giá tài sản bằng hiện vật, bằng tiền doanh nghiệp mang đi góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu góp vốn liên doanh là số dư bên Nợ của tài khoản 222 "Góp vốn liên doanh" trên sổ cái.
3. Các khoản đầu tư dài hạn khác - Mã số 228
Phản ánh trị giá các khoản đầu tư dài hạn khác tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu các khoản đầu tư dài hạn khác là số dư Nợ của tài khoản 228 "Đầu tư dài hạn khác" trên sổ cái.
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn - Mã số 229
Phản ánh các khoản dự phòng cho sự giảm giá của các khoản đầu tư dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, là số dư Có của tài khoản 229 "Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn" trên sổ cái.
III. CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG - Mã số 230
Phản ánh toàn bộ trị giá tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang, hoặc đã hoàn thành bàn giao hoặc chưa được quyết toán.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chi phí xây dựng cơ bản dở dang là số dư Nợ của tài khoản 241 "Xây dựng cơ bản dở dang" trên sổ cái.
IV. CÁC KHOẢN KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN - Mã số 240
Phản ánh các khoản tiền doanh nghiệp đem ký quỹ, ký cược dài hạn tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn là số dư bên Nợ của tài khoản 244 "Ký quỹ, ký cược dài hạn" trên sổ cái.
Tổng số tài sản - Mã số 250
Phản ánh tổng trị giá tài sản thuần hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, bao gồm các loại thuộc tài sản lưu động và tài sản cố định.
Mã số 250 = Mã số 100 + Mã số 200
PHẦN NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ - Mã số 300
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320 + Mã số 330
I. NỢ NGẮN HẠN - Mã số 310
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả, có thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, tại thời điểm báo cáo.
Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318
1. Vay ngắn hạn - Mã số 311
Phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay ngắn hạn của ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu vay ngắn hạn là số dư Có của tài khoản 311 "Vay ngắn hạn" trên sổ cái.
2. Nợ dài hạn đến hạn trả - Mã số 312
Phản ánh phần giá trị các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong năm tài chính tiếp theo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nợ dài hạn đến hạn trả là số dư Có của tài khoản 315 "Nợ dài hạn đến hạn trả" trên sổ cái.
3. Phải trả cho người bán - Mã số 313
Phản ánh số tiền phải trả cho người bán tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải trả cho người bán là tổng các số dư Có của tài khoản 331 "Phải trả cho người bán" mở theo từng người bán trên sổ chi tiết thanh toán.
4. Người mua trả tiền trước - Mã số 314
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền người mua trả trước tiền mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu người mua trả tiền trước căn cứ vào tổng số dư Có của TK 131 "Phải thu của khách hàng" mở cho từng khách hàng trên sổ chi tiết thanh toán.
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Mã số 315
Phản ánh tổng số các khoản doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo bao gồm các khoản về thuế, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn, lệ phí và các khoản khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là số dư Có của tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước" trên sổ cái.
6. Phải trả công nhân viên - Mã số 316
Phản ánh các khoản doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên tại thời điểm báo cáo, bao gồm phải trả tiền lương, phụ cấp, v...v...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải trả công nhân viên là số dư Có của tài khoản 334 "Phải trả công nhân viên" trên sổ cái.
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ - Mã số 317
Phản ánh các khoản nợ phải trả ngoài nghiệp vụ nhận vốn giữa đơn vị chính và đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc trong doanh nghiệp. Khi lập Bảng Cân đối kế toán toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu phải thu từ các đơn vị nội bộ (phải thu nội bộ khác) trên Bảng Cân đối kế toán của đơn vị chính và các đơn vị trực thuộc.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải trả cho các đơn vị nội bộ là số dư Có của tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" trên sổ cái.
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác - Mã số 318
Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu ở trên.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu phải trả, phải nộp khác là số dư Có của các TK 338 "Phải trả, phải nộp khác", TK 138 "Phải thu khác" và các tài khoản thanh toán khác, theo chi tiết trên sổ chi tiết thanh toán.
II. NỢ DÀI HẠN - Mã số 320
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp - những khoản nợ có thời hạn trên 1 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh, gồm: Vay dài hạn, nợ dài hạn.
Mã số 320 = Mã số 321 + Mã số 322
1. Vay dài hạn - Mã số 321
Phản ánh các khoản doanh nghiệp vay dài hạn của các ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu vay dài hạn là số dư Có của tài khoản 341 "Vay dài hạn" trên sổ cái.
2. Nợ dài hạn - Mã số 322
Phản ánh các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp như số tiền phải trả về tài sản cố định thuê tài chính....
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nợ dài hạn là số dư Có của tài khoản 342 "Nợ dài hạn" trên sổ cái.
III. NỢ KHÁC - Mã số 330
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.
Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333
1. Chi phí phải trả - Mã số 331
Phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng chưa thực chi tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chi phí phải trả căn cứ vào số dư Có tài khoản 335 "Chi phí phải trả" trên sổ cái.
2. Tài sản thừa chờ xử lý - Mã số 332
Phản ánh giá trị tài sản phát hiện thừa, chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu tài sản thừa chờ xử lý căn cứ vào số dư Có tài khoản 3381 "Tài sản thừa chờ giải quyết" trên sổ cái.
3. Nhận ký quý, ký cược dài hạn - Mã số 333
Phản ánh số tiền doanh nghiệp nhận ký quỹ, ký cược dài hạn của đơn vị khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nhận ký quỹ, ký cược dài hạn căn cứ vào số dư Có tài khoản 344 "Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn" trên sổ cái.
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU - Mã số 400
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các quỹ của doanh nghiệp, bao gồm nguồn vốn kinh doanh, quỹ phát triển kinh doanh....
Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418
1. Nguồn vốn kinh doanh - Mã số 411
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được ngân sách cấp (đối với doanh nghiệp Nhà nước), các nhà đầu tư góp vốn pháp định (đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) các cổ đông góp vốn cổ phần (đối với các công ty hoạt động theo luật công ty) hoặc vốn của cá nhân ông chủ, v...v...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguồn vốn kinh doanh là số dư Có của tài khoản 411 "Nguồn vốn kinh doanh" trên sổ cái.
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - Mã số 412
Phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản (kể cả tài sản cố định và tài sản lưu động) chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chênh lệch đánh giá lại tài sản là số dư Có tài khoản 412 "Chênh lệch đánh giá lại tài sản" trên sổ cái. Trường hợp tài khoản 412 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
3. Chênh lệch tỷ giá - Mã số 413
Phản ánh số chênh lệch phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chưa được xử lý, tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu chênh lệch tỷ giá là số dư Có tài khoản 413 "Chênh lệch tỷ giá" trên sổ cái. Trường hợp tài khoản 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
4. Quỹ phát triển kinh doanh - Mã số 414
Phản ánh số quỹ phát triển kinh doanh chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu quỹ phát triển kinh doanh là số dư Có của tài khoản 414 "Quỹ phát triển kinh doanh" trên sổ cái.
5. Quỹ dự trữ - Mã số 415
Phản ánh số dư quỹ dự trữ chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu quỹ dự trữ là số dư Có của tài khoản 415 "Quỹ dự trữ" trên sổ cái.
6. Lãi chưa phân phối - Mã số 416
Phản ánh số lãi (hoặc lỗ) chưa được quyết toán hoặc chưa phân phối tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu Lãi chưa phân phối là số dư Có của tài khoản 421 "Lãi chưa phân phối" trên sổ cái. Trường hợp tài khoản 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi - Mã số 417
Phản ánh số quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu quỹ khen thưởng, phúc lợi là số dư Có tài khoản 431 "Quỹ khen thưởng, phúc lợi" trên sổ cái.
III. NGUỒN KINH PHÍ - Mã số 420
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số kinh phí được cấp để chi tiêu cho các hoạt động ngoài kinh doanh như kinh phí sự nghiệp được ngân sách Nhà nước cấp hoặc kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên, đã chi tiêu chưa được quyết toán hoặc chưa sử dụng.
Mã số 420 = Mã số 421 + Mã số 422
1. Quỹ quản lý của cấp trên - Mã số 421
Phản ánh tổng số kinh phí quản lý của đơn vị chính, do các đơn vị trực thuộc nộp lên, đã chi tiêu nhưng chưa kết chuyển hoặc chưa sử dụng, tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu quản lý của cấp trên là số dư Có tài khoản 451 "Quỹ quản lý của cấp trên" trên sổ cái.
2. Nguồn kinh phí sự nghiệp - Mã số 422
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số kinh phí sự nghiệp được cấp năm trước, đã chi tiêu, chưa được quyết toán và số kinh phí sự nghiệp đã được cấp năm nay tại thời điểm báo cáo.
Mã số 422 = Mã số 423 + Mã số 424
2.1. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước - Mã số 423
Phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp được cấp năm trước đã chi tiêu, nhưng chưa quyết toán, tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu kinh phí sự nghiệp năm trước là số dư Có tài khoản 4611 "Kinh phí sự nghiệp năm trước" trong sổ cái.
2.2. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay - Mã số 424
Phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp đã được cấp năm nay tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu kinh phí sự nghiệp năm nay là số dư Có tài khoản 4612 "Kinh phí sự nghiệp năm nay" trên sổ cái.
Tổng cộng nguồn vốn - Mã số 430
Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Mã số 430 = Mã số 300 + Mã số 400
5. Nội dung và phương pháp tính, ghi các chỉ tiêu ngoài Bảng Cân đối kế toán
Các chỉ tiêu ngoài Bảng Cân đối kế toán gồm một số chỉ tiêu phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng Cân đối kế toán.
1. Tài sản thuê ngoài
Phản ánh giá trị các tài sản doanh nghiệp thuê của các đơn vị, cá nhân khác để sử dụng cho mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, không phải dưới hình thức thuê tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 001 - "Tài sản thuê ngoài" trên sổ cái.
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công:
Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa doanh nghiệp giữ hộ cho các đơn vị, cá nhân khác hoặc giá trị nguyên liệu, vật liệu doanh nghiệp nhận để thực hiện các hợp đồng gia công với các đơn vị, cá nhân khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 002 "Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công" trên sổ cái.
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi:
Phản ánh giá trị hàng hóa doanh nghiệp nhận của đơn vị, cá nhân khác để bán hộ hoặc bán được hình thức ký gửi.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 003 "Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi" trên sổ cái.
4. Nợ khó đòi đã xử lý
Phản ánh giá trị các khoản phải thu, đã mất khả năng thu hồi, doanh nghiệp đã xử lý xóa sổ nhưng tiếp tục theo dõi để thu hồi.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" trên sổ cái.
5. Ngoại tệ các loại
Phản ánh giá trị các loại ngoại tệ doanh nghiệp hiện có (tiền mặt, tiền gửi) theo nguyên tệ từng loại ngoại tệ cụ thể như: USD, DM, ..., mỗi loại nguyên tệ ghi một dòng.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 007 "Ngoại tệ các loại" trên sổ cái.
6. Hạn mức kinh phí còn lại
Phản ánh số hạn mức kinh phí được Ngân sách Nhà nước cấp, doanh nghiệp chưa rút để sử dụng theo từng loại kinh phí: Sự nghiệp, xây dựng cơ bản, v...v...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 008 "Hạn mức kinh phí" trên sổ cái.
7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có:
Phản ánh số khấu hao cơ bản tài sản cố định đã trích, chưa sử dụng, lũy kế đến thời điểm báo cáo của các doanh nghiệp Nhà nước.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số dư Nợ của tài khoản 009 "Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có" trên sổ cái.
MẪU B 02 - DN
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Bản chất và ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
2. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm hai phần chính:
- Phần I: Lãi, lỗ
Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh); tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
- Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước:
Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về: Thuế; Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế; Kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: Số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang; số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo; số đã nộp trong kỳ báo cáo; số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.
3. Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo:
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
4. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
PHẦN I: LÃI, LỖ
Tổng doanh thu - Mã số 01
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo.
Doanh thu hàng xuất khẩu - Mẫu số 02
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu xuất khẩu trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ chi tiết doanh thu bán hàng, phần bán hàng xuất khẩu trong kỳ báo cáo.
Các khoản giảm trừ - Mã số 03
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm: Các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định kỳ báo cáo.
Mã số 03 = Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07
Chiết khấu - Mã số 04
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chiết khấu bán hàng doanh nghiệp trừ cho khách hàng cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán, phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 521 "Chiết khấu bán hàng" trong kỳ báo cáo.
Giảm giá - Mã số 05
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số giảm giá hàng bán theo chính sách bán hàng của doanh nghiệp cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán, phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 532 "Giảm giá hàng bán" trong kỳ báo cáo.
Giá trị hàng bán bị trả lại - Mã số 06
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá bán của số hàng đã bán bị trả lại trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có của tài khoản 531 "Hàng bán bị trả lại" trong kỳ báo cáo.
Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu phải nộp - Mã số 07
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu phải nộp cho ngân sách Nhà nước, theo số doanh thu phát sinh, trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng lũy kế số phát sinh Có 3 tài khoản: TK 3331 "Thuế doanh thu", TK 3332 "Thuế tiêu thụ đặc biệt", và TK 3333 "Thuế suất, nhập khẩu" (chi tiết phần thuế xuất khẩu), trong kỳ báo cáo.
Doanh thu thuần - Mã số 10
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ, đã trừ thuế và các khoản giảm trừ, trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mã số 10 = Mã số 01 + Mã số 03
Giá vốn hàng bán - Mã số 11
Chỉ tiêu này phản ánh tổng trị giá mua của hàng hóa, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" trong kỳ báo cáo, sau khi đã trừ trị giá mua của hàng hóa, giá thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của dịch vụ bị trả lại trong kỳ báo cáo.
Lợi tức gộp - Mã số 20
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 20 = Mã số 10 + Mã số 11
Chi phí bán hàng - Mã số 21
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí hàng phân bổ cho số hàng hóa, thành phẩm đã bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 641 "Chi phí bán hàng" với số phát sinh Có tài khoản 1422 "Chi phí chờ kết chuyển", chi tiết phần chi phí bán hàng, đối ứng với Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Chi phí quản lý doanh nghiệp - Mã số 22
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hóa thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" với số phát sinh Có tài khoản 1422 "Chi phí chờ kết chuyển", chi tiết phần chi phí quản lý doanh nghiệp, đối ứng với Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.
Lợi tức thuần hoạt động kinh doanh - Mã số 30
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả tài chính trước thuế lợi tức của hoạt động kinh doanh chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi tức gộp trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.
Mã số 30 = Mã số 20 - (Mã số 21 + Mã số 22)
Thu nhập hoạt động tài chính - Mã số 31
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu từ hoạt động tài chính
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 711 "Thu nhập hoạt động tài chính" trong kỳ báo cáo.
Chi phí hoạt động tài chính - Mã số 32
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí của hoạt động tài chính.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 "Chi phí hoạt động tài chính" trong kỳ báo cáo.
Lợi tức hoạt động tài chính - Mã số 40
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí của hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.
Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32
Các khoản thu nhập bất thường - Mã số 41
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập bất thường, ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính, phát sinh trong kỳ báo cáo
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kết số phát sinh Có tài khoản 721 "Các khoản thu nhập bất thường" trong kỳ báo cáo.
Chi phí bất thường - Mã số 42
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí bất thường, ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính, phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kết số phát sinh Nợ tài khoản 821 "Chi phí bất thường" trong kỳ báo cáo.
Lợi tức bất thường - Mã số 50
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa các khoản thu nhập bất thường với các khoản chi phí bất thường phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 50 = Mã số 41 - Mã số 42
Tổng lợi tức trước thuế - Mã số 60
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi tức, trước khi trừ thuế lợi tức, từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các khoản bất thường khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 60 = Mã số 30 + Mã số 40 + Mã số 50
Thuế lợi tức phải nộp - Mã số 70
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế lợi tức phải nộp, tương ứng với số lợi tức phát sinh, trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 3334 "Thuế lợi tức" trong kỳ báo cáo.
Lợi tức sau thuế - Mã số 80
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi tức thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp, sau khi trừ thuế lợi tức, phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 80 = Mã số 60 + Mã số 70
PHẦN II - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC
Cột "Chỉ tiêu"
Cột này để ghi danh mục các khoản phải nộp Nhà nước theo quy định.
Cột "Số còn phải nộp kỳ trước"
Cột này phản ánh tổng số tiền phải nộp cho kỳ trước, theo từng khoản, gồm cả số phải nộp của năm trước chuyển sang.
Cột "Số phải nộp kỳ này"
Cột này phản ánh tổng số tiền phải nộp, theo từng khoản, phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào cột này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước" và các tài khoản phản ánh các khoản phải nộp khác: 3382, 3383, 3384
Cột "Số đã nộp trong kỳ này"
Cột này phản ánh tổng số tiền đã nộp, theo từng khoản phải nộp, trong kỳ báo cáo gồm cả số nộp cho kỳ trước chuyển sang.
Cột "Số còn phải nộp đến cuối kỳ này"
Cột này phản ánh số thuế và các khoản khác còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm cả số phải nộp của kỳ trước chuyển sang chưa nộp trong kỳ này. Số liệu cột này bằng số liệu cột "Số còn phải nộp kỳ trước" cộng (+) số liệu cột "Số phải nộp kỳ này" trừ (-) số liệu cột "Số đã nộp trong kỳ này".
Mục I. Thuế
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số tiền phải nộp, còn phải nộp cho các khoản thuế trong kỳ báo cáo, theo từng loại thuế sau đây:
1. Thuế doanh thu hoặc thuế VAT
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
3. Thuế xuất, nhập khẩu
4. Thuế lợi tức
5. Thu trên vốn
6. Thuế tài nguyên
7. Thuế nhà đất
8. Tiền thuê đất
9. Các loại thuế khác.
Mục II. Bảo hiểm, kinh phí công đoàn
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số tiền phải nộp, đã nộp còn phải nộp về các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trong kỳ báo cáo, chi tiết theo các khoản sau đây:
1. Bảo hiểm xã hội
2. Bảo hiểm y tế
3. Kinh phí công đoàn
Mục III. Các khoản phải nộp khác
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp về các khoản khác theo quy định của Nhà nước, chi tiết theo các khoản sau:
1. Các khoản phụ thu
2. Các khoản phí, lệ phí
3. Các khoản phải nộp khác
Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang kỳ này
Là chỉ tiêu phản ánh số thuế phải nộp của năm trước đến đầu kỳ báo cáo vẫn chưa nộp, trong đó chi tiết riêng cho chỉ tiêu thuế lợi tức.
MẪU B 03 - DN
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
I. Bản chất và ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo.
II. Nội dung và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1. Nội dung
Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần như sau:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
• Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản phải thu thương mại, các chi phí bằng tiền, như: Tiền trả cho người cung cấp (trả ngay trong kỳ và tiền trả cho khoản nợ từ kỳ trước), tiền thanh toán cho công nhân viên về tiền lương và BHXH, v...v...), các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí, v...v... )
• Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư bao gồm hai phần:
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp: Như hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.
- Đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán, cho vay, không phân biệt đầu tư ngắn hạn hay dài hạn.
Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn bộ các khoản thu do bán, thanh lý tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác ... và các khoản chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định, chi để đầu tư vào các đơn vị khác.
• Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như: Chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn (không phân biệt vay dài hạn hay ngắn hạn), nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trả nợ vay, v...v...
Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồm toàn bộ các khoản thu chi liên quan như tiền vay nhận được, tiền thu được do nhận vốn góp liên doanh bằng tiền, do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tiền chi trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền, thu lãi tiền gửi, v...v...
Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp.
2. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp:
2.1. Nguyên tắc chung:
- Theo phương pháp gián tiếp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách điều chỉnh lợi tức trước thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng, giảm lợi tức, loại trừ các khoản lãi lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động.
2.2. Cơ sở lập:
Theo phương pháp gián tiếp báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ được lập căn cứ vào:
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Mẫu B02-DN.
- Bảng cân đối kế toán - Mẫu B01-DN
- Các tài liệu khác (như sổ cái, các sổ kế toán chi tiết, báo cáo vốn góp, khấu hao, chi tiết hoàn nhập dự phòng; hoặc các tài liệu chi tiết về mua bán tài sản cố định, trả lãi vay, v...v...)
2.3. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể:
PHầN I. LƯU CHUYểN TIềN Từ HOạT ĐộNG SảN XUấT, KINH DOANH
Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế - Mã số 01
Chỉ tiêu này được lấy từ báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu Tổng lợi tức trước thuế - Mã số 60
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm (bị lỗ) thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
Điều chỉnh các khoản
Khấu hao tài sản cố định - Mã số 02
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Bảng tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.
Các khoản dự phòng - Mã số 03
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các tài khoản dự phòng như TK 129; TK 139; TK 159; TK 229 trong sổ cái.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu nhận trước thuế, nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ và được trừ vào số liệu chỉ tiêu. Lợi nhuận trước thuế, nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Lãi/lỗ do bán tài sản cố định - Mã số 04
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 421 "Lãi chưa phân phối", phần lãi (lỗ) do bán, thanh lý tài sản cố định trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***), nếu lãi, hoặc được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, nếu lỗ.
Lãi/ lỗ do đánh giá lại tài sản và chuyển đổi tiền tệ - Mã số 05
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Sổ chi tiết tài khoản 421 "Lãi chưa phân phối", phần lãi (lỗ) do chênh lệch đánh giá lại tài sản hoặc do chuyển đổi tiền tệ trong kỳ báo cáo được chuyển vào tài khoản 421 "Lãi chưa phân phối".
Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***), nếu lãi, hoặc được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, nếu lỗ.
Lãi/lỗ do đầu tư vào các đơn vị khác - Mã số 06
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào Sổ chi tiết tài khoản 421 "Lãi chưa phân phối", phần lãi (lỗ) từ việc đầu tư vào các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***), nếu lãi, hoặc được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, nếu lỗ.
Thu lãi tiền gửi - Mã số 07
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào các khoản tiền đã thu về các khoản lãi do doanh nghiệp gửi tiền có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn ở các ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc các đối tượng khác trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động - Mã số 10
Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo đã loại trừ sự ảnh hưởng của các khoản thu nhập và chi phí không trực tiếp bằng tiền; nhưng chưa tính đến những thay đổi các yếu tố của vốn lưu động.
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế cộng (hoặc trừ) các khoản điều chỉnh.
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
Tăng, giảm các khoản phải thu - Mã số 11
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của tài khoản phải thu: TK 131, TK 136, TK 138, TK 141, TK 142, TK 144 (phần đưa đi và nhận về liên quan đến tiền) trong sổ cái.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động, nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng số các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***), nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ.
Tăng, giảm hàng tồn kho - Mã số 12
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản hàng tồn kho: TK 151, TK 152, TK 153, TK 154, TK 155, TK 156, TK 157 trong sổ cái.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động, nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***), nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn tổng các số dư đầu kỳ.
Tăng, giảm các khoản phải trả - Mã số 13
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của các TK nợ phải trả: TK 315, TK 331, TK 333, TK 334, TK 335, TK 336, TK 338 trong sổ cái.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động, nếu tổng các số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ. Số liệu chỉ tiêu này được trừ này vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***), nếu tổng các số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng các số dư đầu kỳ.
Tiền thu từ các khoản khác - Mã số 14
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu từ các khoản khác chưa tính đến trong các chỉ tiêu trên.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động.
Tiền chi cho các khoản khác - Mã số 15
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi cho các khoản khác chưa tính đến trong các chỉ tiêu trên.
Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh - Mã số 20
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 10 đến mã số 15. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
PHầN II. LƯU CHUYểN TIềN Từ HOạT ĐộNG ĐầU TƯ
Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác - Mã số 21
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu về các khoản cho vay, góp vốn liên doanh, trái phiếu đến hạn, bán cổ phiếu, trái phiếu đã mua của các doanh nghiệp, đơn vị khác, trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.
Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác - Mã số 22
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do cho vay, góp vốn liên doanh, nắm giữ các cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác, trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.
Tiền thu do bán tài sản cố định - Mã số 23
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu do bán, thanh lý tài sản cố định trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này từ sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.
Tiền đầu tư vào các đơn vị khác - Mã số 24
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã cho vay, góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Tiền mua tài sản cố định - Mã số 25
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi ra trong kỳ báo cáo để mua sắm, xây dựng, thanh lý tài sản cố định.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư - Mã số 30
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 21 đến mã số 26.
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
PHầN III. LƯU CHUYểN TIềN Từ HOạT ĐộNG TÀI CHÍNH
Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Tiền thu do đi vay - Mã số 31
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do đi vay các ngân hàng, tổ chức tài chính, các đối tượng khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán.
Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn - Mã số 32
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức chuyển tiền hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán.
Tiền thu từ lãi tiền gửi - Mã số 33
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do gửi tiền có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn ở các ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc các đơn vị khác, trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền gửi và tiền mặt) trong kỳ báo cáo.
Tiền đã trả nợ vay - Mã số 34
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu - Mã số 35
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi hoàn vốn các chủ sở hữu của doanh nghiệp các hình thức bằng tiền hoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, tổng số tiền nộp khấu hao cơ bản cho ngân sách Nhà nước cũng được phản ánh vào chi tiêu này.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán và ghi được bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư - Mã số 36
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi trả lãi cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông, chủ doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, và các doanh nghiệp khác có lập các quỹ xí nghiệp từ lợi nhuận sau thuế thì các khoản tiền chi từ nguồn các quỹ xí nghiệp như: Quỹ phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng, phúc lợi, v...v... cũng được phản ánh vào chi tiêu này.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính - Mã số 40
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 31 đến mã số 35
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ - Mã số 50
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần trong kỳ phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ tất cả các hoạt động trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này là số tổng cộng của các chỉ tiêu Phần I + Phần II + Phần III.
(Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40)
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
Tiền tồn đầu kỳ - Mã số 60
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư vốn bằng tiền đầu kỳ báo cáo (số liệu mã số 110, cột "Số cuối kỳ" trên Bảng Cân đối kế toán của kỳ trước), có đối chiếu với chỉ tiêu tiền tồn kỳ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước và số dư đầu kỳ trên sổ kế toán thu, chi tiền kỳ báo cáo.
Tiền tồn cuối kỳ - Mã số 70
Chỉ tiêu này là số tổng cộng của chi tiêu mã số 50 và mã số 60
(Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60)
Chỉ tiêu này phải bằng với số dư vốn bằng tiền cuối kỳ (số liệu mã số 110, cột "Số cuối kỳ") trên Bảng Cân đối kế toán kỳ báo cáo.
3. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp:
3.1. Nguyên tắc chung:
Theo phương pháp này, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp các khoản thực thu, chi bằng tiền trên các sổ kế toán vốn bằng tiền theo từng loại hoạt động và theo nội dung thu, chi.
3.2. Cơ sở lập:
Theo phương pháp này, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào:
- Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01 - DN
- Sổ kế toán theo dõi thu, chi vốn bằng tiền (tiền mặt và tiền gửi)
- Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả.
3.3. Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể
PHầN I. LƯU CHUYểN TIềN Tệ Từ HOạT ĐộNG SảN XUấT, KINH DOANH
1. Tiền thu bán hàng - Mã số 01
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ theo dõi thu tiền (tiền mặt và tiền gửi), có đối chiếu với số tiền bán hàng thu được phản ánh trên sổ theo dõi doanh thu bán hàng - phần bán hàng thu tiền ngay.
2. Tiền thu từ các khoản nợ phải thu - Mã số 02
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ tất cả các khoản phải thu trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ theo dõi thu tiền (tiền mặt và tiền gửi), có đối chiếu với sổ theo dõi các khoản nợ phải thu từ khách hàng, từ các đơn vị nội bộ và các khoản phải thu khác, kể cả tạm ứng - Phần thanh toán bằng tiền trong kỳ.
3. Tiền thu từ các khoản khác - Mã số 03
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu từ tất cả các khoản khác, ngoài tiền thu bán hàng và các khoản nợ phải thu, liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo như: Tiền thu về được bồi thường, được phạt không thông qua các tài khoản theo dõi nợ phải thu ...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ theo dõi thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.
4. Tiền đã trả cho người bán - Mã số 04
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho người bán, thông qua tài khoản 331 "Phải trả cho người bán", trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với người bán - phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
5. Tiền đã trả cho công nhân viên - Mã số 05
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho công nhân viên, thông qua tài khoản 334 "Phải trả cho công nhân viên", trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với công nhân viên - phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
6. Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước - Mã số 06
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, trừ khoản nộp khấu hao cơ bản tài sản cố định đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với ngân sách - phần trả bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
7. Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác - Mã số 07
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả như: Phải trả cho các đơn vị trong nội bộ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản ký quỹ, ký cược đến hạn trả và các khoản phải trả khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán các khoản phải trả tương ứng - phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
8. Tiền đã trả cho các khoản khác - Mã số 08
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 01 đến mã số 08. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
PHầN II. LƯU CHUYểN TIềN Từ HOạT ĐộNG ĐầU TƯ
Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác - Mã số 21
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền thu về các khoản cho vay, góp vốn liên doanh, trái phiếu đến hạn, báo cổ phiếu, trái phiếu đã mua của các doanh nghiệp, đơn vị khác, trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.
Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác - Mã số 22
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do cho vay, góp vốn liên doanh, nắm giữ các cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác, trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.
Tiền thu do bán tài sản cố định - Mã số 23
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu do bán, thanh lý tài sản cố định trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.
Tiền đầu tư vào các đơn vị khác - Mã số 24
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền cho vay, góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư - Mã số 30
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng các chỉ tiêu từ mã số 21 đến mã số 26
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
PHầN III. LƯU CHUYểN TIềN Từ HOạT ĐộNG TÀI CHÍNH
Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Tiền thu do đi vay - Mã số 31
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do đi vay các ngân hàng, tổ chức tài chính, các đối tượng khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.
Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn - Mã số 32
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức chuyển tiền đã thu do các chủ sở hữu doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức chuyển tiền hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo
Tiền thu từ lãi tiền gửi - Mã số 33
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do gửi tiền có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn ở các ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc các đơn vị khác, trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo
Tiền đã trả nợ vay - Mã số 34
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu - Mã số 35
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi hoàn vốn các chủ sở hữu của doanh nghiệp các hình thức bằng tiền hoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, tổng số nộp khấu hao cơ bản cho ngân sách Nhà nước cũng được phản ánh vào chỉ tiêu này.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư - Mã số 36
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi trả lãi cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông, chủ doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, và các doanh nghiệp khác có lập các quỹ xí nghiệp từ lợi nhuận sau thuế thì các khoản tiền chi từ nguồn các quỹ xí nghiệp như: Quỹ phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng, phúc lợi, v...v... cũng được phản ánh vào chỉ tiêu này.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ kế toán và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính - Mã số 40
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng các chỉ tiêu từ mã số 31 đến mã số 35.
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ - Mã số 50
Chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần trong kỳ phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ tất cả các hoạt động trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này là số tổng cộng của các chỉ tiêu Phần I + Phần II + Phần III.
(Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40)
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***)
Tiền tồn đầu kỳ - Mã số 60
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư vốn bằng tiền đầu kỳ báo cáo (số liệu mã số 110, cột "Số cuối kỳ" trên Bảng Cân đối kế toán của kỳ trước), có đối chiếu với chỉ tiêu tiền tồn cuối kỳ trên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ kỳ trước và số dư đầu kỳ trên sổ kế toán thu, chi tiền kỳ báo cáo.
Tiền tồn cuối kỳ - Mã số 70
Chỉ tiêu này là số tổng cộng của chỉ tiêu mã số 50 và mã số 60 (Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60)
Chỉ tiêu này phải bằng với số dư vốn bằng tiền cuối kỳ (số liệu mã số 110, cột "Số cuối kỳ") trên Bảng Cân đối kế toán trong kỳ báo cáo.

xem hướng dẫn slide sau :H??ng d?n cch l?p bo co ti chnh
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top