Các nguyên tắc kế toán được áp dụng như thế nào?

trangvp

Member
Hội viên mới
Hôm nay giáo viên dạy kế toán tài chính giới thiệu về các nguyên tắc kế toán, có 7 nguyên tắc kế toán: cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, nhất quán, trọng yếu, thận trọng, phù hợp. Em không hiểu các nguyên tắc ấy được áp dụng vào thực tế kế toán như thế nào?
 
Ðề: Các nguyên tắc kế toán được áp dụng như thế nào?

Tất cả đều được áp dụng hết bạn ah!
1. thực tế phát sinh: nghĩa là khi các NVKT phát sinh thì KT mới ghi nhận. VD: Chi tiền thanh toán tiền điện nước
2. Nhất quán: Khi cty hoạt động ngay từ đầu đăng ký với CQT bằng phương pháp nào thì phải dùng phương pháp đó. Nếu trong kỳ áp dụng PP KKTX thì suốt thời gian hoạt động phải dùng nó. Nếu như có sự thay đổi phải chứng minh dc sự hữu dụng của cái mới hơn cái cũ và lập công văn gửi lên CQT về sự thay đổi
3. Thận trọng: Đây là nguyên tắc cơ bản của 1 người làm KT
4. Nguyên tắc giá gốc: TS luôn dc ghi nhận theo giá gốc
GIÁ GỐC = GIÁ MUA + CP THU MUA - CÁC KHOẢN GIẢM GIÁ
Các nguyên tắc còn lại cũng tương tự.
Nói chung đây là cơ bản bạn đọc hiểu và sau này nhớ mà vận dụng là ok
CHÚC BẠN HỌC TỐT
 
Ðề: Các nguyên tắc kế toán được áp dụng như thế nào?

Hôm nay giáo viên dạy kế toán tài chính giới thiệu về các nguyên tắc kế toán, có 7 nguyên tắc kế toán: cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, nhất quán, trọng yếu, thận trọng, phù hợp. Em không hiểu các nguyên tắc ấy được áp dụng vào thực tế kế toán như thế nào?

Vậy cái này thì sao ạ ,em cũng không hiều dòng màu đỏ mong mọi người giúp ạ
 
Ðề: Các nguyên tắc kế toán được áp dụng như thế nào?

Hôm nay giáo viên dạy kế toán tài chính giới thiệu về các nguyên tắc kế toán, có 7 nguyên tắc kế toán: cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, nhất quán, trọng yếu, thận trọng, phù hợp. Em không hiểu các nguyên tắc ấy được áp dụng vào thực tế kế toán như thế nào?

Nó bao trùm hết toàn bộ mảng kế toán ví dụ
cơ sở dồn tích :báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích tức là tập hợp tất cả các nghiệp vụ đơn lẻ lại, dồn lại thành những số tổng hợp thôi. vd: tk 111 trình bày là lấy số dư tk 111 sau khi đã cộng trừ tất cả các nghiệp vụ
hoạt động liên tục: bctc cũng đc lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục tức là việc trình bày các khoản mục tài sản trên báo cáo tài chính được chấp nhận cho dù nó phản ánh ko đúng với giá trị trên thị trường thực tế tại thời điểm lập báo cáo
giá gốc: tất cả các loại tài sản, công nợ chi phí.. được ghi nhận theo giá gốc, tức là giá trị để có được tài sản, công nợ, chi phí đó thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định. ví dụ mua cái máy 1 tỷ thì phải ghi giá trị nó là 1 tỷ cho đến khi thanh lý nó
nhất quán: đòi hỏi các chính sách, quy định trong một niên độ kế toán phải thống nhất với nhau, khi có sự thay đổi phải giải trình. ví dụ như chính sách khấu hao phải như nhau trong cả năm, ko đc tháng này khấu hao theo đường thẳng, tháng sau khấu hao theo khối lượng
trọng yếu: muốn nói đến những khoản mục, nghiệp vụ quan trọng hay ko quan trọng. ví dụ khoản chi 1 triệu là quan trọng hơn khoản chi vài ngàn đồng
thận trọng: trong việc trích lập các khoản dự phòng, việc ghi nhận doanh thu, chi phí... ví dụ: khi có đủ đk kế toán mới ghi nhận doanh thu chứ ko ghi nhận bừa bãi
phù hợp: khoản chi phí phải phù hợp với doanh thu tức các khoản chi ra phải liên quan tới việc tạo ra doanh thu của kỳ nào đó.
HẾT! ( còn nhiều nhưng từ từ, sau này học chuyên ngành sẽ hiểu) :odau:
 
Ðề: Các nguyên tắc kế toán được áp dụng như thế nào?

5. Hoạt động liên tục: DN hoạt động bình thường trong tương lai gần và hok có dấu hiệu phá sản :D Đâu ai mún làm cho 1 DN có dấu hiệu "DIE" đâu đúng hem nà
6.phù hợp: Đòi hỏi KT phải ghi nhận các chi phí trong kỳ phải phù hợp và liên quan đến doanh thu trong cùng kỳ KT.

7. Trọng yếu: bỏ qua tất cả các vấn đề không quan trọng nhưng ghi chép tất cả các vấn đề quan trọng
 
Ðề: Các nguyên tắc kế toán được áp dụng như thế nào?

em hỏi chút nữa là tại sao khi kiểm kê phát giện hàng thiếu mà lại không ghi giảm thuế đầu vào ,mà theo nguyên tắc thì thuế đầu vào chỉ được khấu trừ khi hàng hoá dịch vụ mua vào tham gia vào quá trình sxkd
 
Ðề: Các nguyên tắc kế toán được áp dụng như thế nào?

em hỏi chút nữa là tại sao khi kiểm kê phát giện hàng thiếu mà lại không ghi giảm thuế đầu vào ,mà theo nguyên tắc thì thuế đầu vào chỉ được khấu trừ khi hàng hoá dịch vụ mua vào tham gia vào quá trình sxkd

Ai biểu ko ghi thía?
8. Vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp:

- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).

- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ chức, cá nhân, ghi:

Nợ các TK 111, 334,. . . (Số thu bồi thường)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Nếu được tính vào chi phí)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay).
:odau:
 
Ðề: Các nguyên tắc kế toán được áp dụng như thế nào?

Tất cả đều được áp dụng hết bạn ah!
1. thực tế phát sinh: nghĩa là khi các NVKT phát sinh thì KT mới ghi nhận. VD: Chi tiền thanh toán tiền điện nước
2. Nhất quán: Khi cty hoạt động ngay từ đầu đăng ký với CQT bằng phương pháp nào thì phải dùng phương pháp đó. Nếu trong kỳ áp dụng PP KKTX thì suốt thời gian hoạt động phải dùng nó. Nếu như có sự thay đổi phải chứng minh dc sự hữu dụng của cái mới hơn cái cũ và lập công văn gửi lên CQT về sự thay đổi
3. Thận trọng: Đây là nguyên tắc cơ bản của 1 người làm KT
4. Nguyên tắc giá gốc: TS luôn dc ghi nhận theo giá gốc
GIÁ GỐC = GIÁ MUA + CP THU MUA - CÁC KHOẢN GIẢM GIÁ
Các nguyên tắc còn lại cũng tương tự.
Nói chung đây là cơ bản bạn đọc hiểu và sau này nhớ mà vận dụng là ok
CHÚC BẠN HỌC TỐT

Mình ko hiểu lắm:
1. Có nguyên tắc thực tế phát sinh à? Giả sử là đó là nguyên tắc cơ sở dồn tích đi nhưng nếu khi chi tiền điện nước mà mới ghi nhận tiền điện nước thì mình thấy hình như vi phạm nguyên tắc này. vì tiền điện nước thì tháng sau nó mới thu mà lúc chi tức là tháng sau mới ghi nhận thì vi phạm quá.
2. Nhất quán mà áp dụng cho toàn bộ thời gian hoạt động thì hình như ko đúng lắm, mình chỉ áp dụng nhất quán 1 chính sách cho 1 năm tài chính thôi chứ p ko bạn?
3. Thận trọng: Mình nghĩ là ko thể hiểu theo nghĩa làm cái gì đó p cẩn thận thì hình như ko hợp lý lắm với nguyên tắc này.
Mà mình chưa hiểu thì khó vận dụng lắm
-----------------------------------------------------------------------------------------
5. Hoạt động liên tục: DN hoạt động bình thường trong tương lai gần và hok có dấu hiệu phá sản :D Đâu ai mún làm cho 1 DN có dấu hiệu "DIE" đâu đúng hem nà
6.phù hợp: Đòi hỏi KT phải ghi nhận các chi phí trong kỳ phải phù hợp và liên quan đến doanh thu trong cùng kỳ KT.

7. Trọng yếu: bỏ qua tất cả các vấn đề không quan trọng nhưng ghi chép tất cả các vấn đề quan trọng

Hiểu vấn đề trọng yếu là ko ghi chép các vấn đề ko quan trọng thì mình càng ko hiểu. Tức là 1 nghiệp vụ như kiểu chi tiền là 10000d vì nó nhỏ quá mình ko ghi chép. Cũng tức là phí chuyển tiền có khi vài nghìn mình cũng ko ghi nhận?
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nó bao trùm hết toàn bộ mảng kế toán ví dụ
cơ sở dồn tích :báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích tức là tập hợp tất cả các nghiệp vụ đơn lẻ lại, dồn lại thành những số tổng hợp thôi. vd: tk 111 trình bày là lấy số dư tk 111 sau khi đã cộng trừ tất cả các nghiệp vụ
hoạt động liên tục: bctc cũng đc lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục tức là việc trình bày các khoản mục tài sản trên báo cáo tài chính được chấp nhận cho dù nó phản ánh ko đúng với giá trị trên thị trường thực tế tại thời điểm lập báo cáo
giá gốc: tất cả các loại tài sản, công nợ chi phí.. được ghi nhận theo giá gốc, tức là giá trị để có được tài sản, công nợ, chi phí đó thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định. ví dụ mua cái máy 1 tỷ thì phải ghi giá trị nó là 1 tỷ cho đến khi thanh lý nó
nhất quán: đòi hỏi các chính sách, quy định trong một niên độ kế toán phải thống nhất với nhau, khi có sự thay đổi phải giải trình. ví dụ như chính sách khấu hao phải như nhau trong cả năm, ko đc tháng này khấu hao theo đường thẳng, tháng sau khấu hao theo khối lượng

trọng yếu: muốn nói đến những khoản mục, nghiệp vụ quan trọng hay ko quan trọng. ví dụ khoản chi 1 triệu là quan trọng hơn khoản chi vài ngàn đồng
thận trọng: trong việc trích lập các khoản dự phòng, việc ghi nhận doanh thu, chi phí... ví dụ: khi có đủ đk kế toán mới ghi nhận doanh thu chứ ko ghi nhận bừa bãi
phù hợp: khoản chi phí phải phù hợp với doanh thu tức các khoản chi ra phải liên quan tới việc tạo ra doanh thu của kỳ nào đó.
HẾT! ( còn nhiều nhưng từ từ, sau này học chuyên ngành sẽ hiểu) :odau:

Mình thắc mắc về nguyên tắc:
- Hoạt động liên tục: cái mà bạn giải thích mình thấy giống nguyên tắc giá gốc quá. Các chỉ tiêu trên bảng cân đối đều phản ánh theo giá gốc chứ có cái nào phản ánh theo giá thị trường đâu.
- Trọng yếu: như bạn ví dụ thì khoản chi vài tỷ là trọng yếu còn khoản chi vài triệu ko p trọng yếu? Mình nghĩ đánh giá độ trọng yếu ko chỉ quan tâm tới độ lớn của nó mà còn xem cái giá trị đó đặt trong cái tổng thể như thế nào? Hoặc liên quan về mặt pháp lý.
- Cơ sở dồn tích: dồn các nghiệp vụ đơn lẻ lại thành 1 số tổng, mình đọc lại mà thấy như thế này vẫn mông lung quá. ko hiểu lắm

Help! :loaloa:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Các nguyên tắc kế toán được áp dụng như thế nào?

Đọc cái bài của chú Thích Đủ Thứ mà cười chết mất. Chú hà tất phải làm khó các bạn ý quá thế.

Bạn betty88 viết cái nguyên tắc thực tế phát sinh (chắc ý muốn nói đến cơ sở dồn tích) nhưng có lẽ bạn hiểu "thực tế phát sinh" là thực tế thu và chi chăng? Nếu đúng là bạn nghĩ như thế thì bạn nhầm rồi. Đừng gắn chữ THỰC TẾ vào chữ PHÁT SINH. Tách hai chúng nó ra chứ không là tiếp tục nhầm đấy.

Cái nguyên tắc nhất quán thì viết thế là được rồi. Ý bạn Betty chắc là "hoạt động của một năm tài chính " đó mà.

Về cái nguyên tắc thận trọng thì...em không có ý kiến. Vì có thấy bạn ý viết gì đâu. Nhưng nếu nói nguyên tắc thận trọng là cẩn thận thì hơi thiếu sót quá.

Bạn giongto ơi, mấy cái nguyên tắc kia bạn giải thích như thế cũng hơi ổn ổn rồi đấy. Nhưng mà cơ sở dồn tích không phải là dồn thành một tổng như tên gọi của nó đâu. Sai lầm cơ bản rồi.

Còn thắc mắc của mình đây: Mục đích của giả thuyết hoạt động liên tục là gì nếu không phải chỉ là để phản ánh tài sản theo giá gốc? Helppppppp!
 
Ðề: Các nguyên tắc kế toán được áp dụng như thế nào?

ở nước mình mới chỉ chấp nhận pp giá gốc thôi.vì pp vốn chủ sở hữu phức tạp và đòi hỏi phải có trình độ cao.
pp giá gốc chỉ áp dụng khi doanh nghiệp hoạt động liên tục.
khi không hoạt động liên tục(tức phá sản) thì được đánh giá theo giá trị hợp lý(tức giá thị trường).
các bạn có thể tìm đọc thêm trong chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế.
 
Cho em hỏi
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi kế toán doanh nghiệp phải ghi nhận nợ phải trả ngay khi ký hợp đồng mua hàng, đúng không ạ?
Cám ơn anh chị nhiều

---------- Post added at 02:55 ---------- Previous post was at 02:39 ----------

Chào anh chị!
Cho em hỏi: " Kế toán ghi nhận luơng của giám đốc doanh nghiệp vào chi phí sản xuất là phạm vi tắc nguyên tắc phù hợp".
Như vậy đúng hay sai ạ?
Ẹm cám ơn anh chị rất nhiều.

---------- Post added at 02:59 ---------- Previous post was at 02:55 ----------

ah còn nữa ^^
"Theo nguyên tắc phù hợp, chi phí bảo dữong tài sản cố định trong quá trình sử dụng được tính cộng vào nguyên giá tài sản cố định đó"
Là đúng phải không anh chị?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top