Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

rainbows2111

New Member
Hội viên mới
Cả nhà cho e hỏi là với cùng 1 tài sản cố định ( cùng gía thành) thì cách tính nguyên giá tài sản cố định thế nào ạ ( e cảm ơn ^^)
 
Ðề: Ngân hàng và doanh nghiệp

nguyên giá là tất cả các khoản bạn phải bỏ ra để có đc TSCD đó đến lúc ba­­t đầu sủ dụng. Vd : chi phí mua, vận chuyển, chi phí vốn vay, chi phí thuê ( TTDB,GTGT,..) phí, lệ phí, lap đạt­
­
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

Đúng rồi đó .nguyên giá là tất cả các khoản bạn phải bỏ ra để có đc TSCD đó đến lúc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Vd : chi phí mua, vận chuyển, chi phí vốn vay, chi phí thuế ( TTDB,XNK,GTGT(ếu DN nộp thuế theo pp trực tiếp),..) phí, lệ phí, lắp đặt,chạy thử...Nếu chạy thử mà có SP tạo doanh thu thì dc trừ phần LN (doanh thu từ hđ chạy thử sau khi đã trừ chi phí)...Bạn đọc trong chuẩn mực ấy.
­.Tính Nguyên giá TSCĐ là đơn giản nhất rùi mà.
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

Cả nhà cho e hỏi là với cùng 1 tài sản cố định ( cùng gía thành) thì cách tính nguyên giá tài sản cố định thế nào ạ ( e cảm ơn ^^)
Bạn có thể nói rõ hơn được không? bạn nói như vậy chung chung quá!
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

NG TSCD là toàn bộ chi phí mà bạn bỏ ra để có đc TSCD đó trong tình trạng sẵn sàng đưa vào sdg.
NG TSCD = giá ghi trên HD + cp v/c, bảo quản, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử + thuế NK (nếu TSCD là NK)
Chúc Bạn học tập và làm kế toán giỏi
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

Chán về tính Nguyên giá quá Mình cho bạn VD minh họa nha:
CT X nhập khẩu xe ô tô có 4 chỗ ngồi giá (FOB) là 200 000 000,thuế nhập khẩu :20%,thuế tiêu thụ đặc biệt 50%,thuế GTGT 10%. Chi phí phát sinh đưa ô tô vào sử dụng giá 42 000 000 (trong đó gồm 5% thuế GTGT.Tính nguyên giá:
Thuế NK: 200 000 000 *20%= 20 000 000
Thuế TTĐB: (200 000 000+20 000 000) * 50% =110 000 000
Thuế GTGT (của ô tô) :-(200 000 000+ 20 000 000+110 000 000)*10%=33 000 000
Thuế GTGT( chi phí đưa vào sử dụng): 42 000 000*0.05=2 000 000
Vậy nguyên giá ô tô tính theo PP khấu trừ là :
200 000 000+20 000 000+110 000 000+40 000 000 =400 000 000
Còn nguyên giá tính theo PP trực tiếp thì cộng hết lại
Thân.
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

thế lãi chi phí trả chậm có dc tính vào nguyên giá ko pà con?
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

Tính như pác toibiet là đúng đấy. Còn phần lãi nếu mua theo hình thức trả chậm trả góp sẽ được hạch toán Nợ Tk 242. Rồi định kỳ phân bổ:
Nợ Tk 635
Có Tk 242
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

vậy nếu mua TSCD mà đc hưởng chiết khấu thanh toán thì đưa vào nguyen giá thế nào vậy ạ?
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ = Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT + các khoản chi phí hợp lý trước khi đưa TS đó vào sử dụng( chưa bao gồm giá trị gia tăng)- các khoản giảm trừ
Lãi trả góp trả chậm không được tính vào nguyên giá mà theo dõi trên tài khoản 142 hoặc 242 rồi phân bổ vào chi phí
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

Lãi trả chậm thì đưa vào 3387 chứ k đưa vào (242), chiết khấu thanh toán đưa vào 515
-----------------------------------------------------------------------------------------
còn mình mua thì mới đưa vào 242
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

lãi vay trước khi tài sản được đưa vào sử dụng được tính vào nguyên giá của tscđ cho đến khi ts được đưa vào sd thì chấm dứt sự vốn hóa và chi phí lãi vay được đưa vào chi phí tài chính. :dangyeu:
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

Lãi trả chậm thì đưa vào 3387 chứ k đưa vào (242), chiết khấu thanh toán đưa vào 515
-----------------------------------------------------------------------------------------
còn mình mua thì mới đưa vào 242

Đối với bên bán lãi trả chậm thì đưa vào 3387
Đối với bên mua đưa vào TK 242, sau đó phân bổ vào chi phí

Còn chiết khấu thanh toán đưa vào 515 thì em chưa hiểu...
Có phải trường hợp này ý đồ của tác giả nói là trường hợp hai bên thanh toán và bên mua đã đủ lãi ?
Em hiểu như vậy ,đúng ko?
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

vậy nếu mua TSCD mà đc hưởng chiết khấu thanh toán thì đưa vào nguyen giá thế nào vậy ạ?

Phần chiết khấu thanh toán là phần mình được hưởng trong trường hợp thanh toán nhanh, thanh toán trước thời hạn=> được hưởng. Nên khoản này đưa vào 515, k đưa vào nguyên giá TSCĐ bạn ah.
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

Điều 4. Xác định nguyên giá của tài sản cố định:

1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:

a. TSCĐ hữu hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).



Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.



Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.



b. TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.



c. Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).



d. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:

Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng.



đ. Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.



e. Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…



g. Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:

TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.



2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:

a. Tài sản cố định vô hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm).



b. Tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.



c. Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến:

Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng.

Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định.



d. Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:

Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.

Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.



đ. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:

- Trường hợp doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất: nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được giao được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

- Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình. Cụ thể:

+ Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.

+ Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.



e. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.



g. Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm:

Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.



3. Tài sản cố định thuê tài chính:

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.



4. Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:



a. Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp:

- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.



b. Đầu tư nâng cấp TSCĐ.



c. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình.

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.
 
Ðề: Cách tính Nguyên giá của TSCĐ

Có được những báo cáo tài chính trong năm tài chính gần nhất của hai công ty đại chúng có trụ sở tại quốc gia khác nhau (một là một công ty Việt Nam, người kia là công ty nước ngoài).
Viết báo cáo (khoảng 500 đến 700 từ) để so sánh các thông tin tổng thể công bố trong báo cáo của hai công ty và giải thích ngắn gọn lý do tại sao có sự khác biệt, nếu có.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top