Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

HD.vietha

New Member
Hội viên mới
Tôi vẫn chưa được rõ nghiệp vụ góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát về 2 vấn đề sau:
- Thế nào là lợi ích của các bên khác trong liên doanh (ghi vào 711)
- Thế nào là lợi ích của mình trong liên doanh (ghi vào 3387)
Bạn nào nắm chắc vấn đề này giải thích giúp mình với. Cho mình ví dụ cụ thể nhé.
Cảm ơn nhiều!
 
Ðề: Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

theo mình hiểu lợi ích của các bên khác trong liên doanh và bên mình hình như là tỷ lệ vốn góp của các bên trong liên doanh.
VD: công ty A mang 1 TSCĐ đi góp vốn vào cơ sở đồng kiểm soát, NG: 12, số hao mòn luỹ kế:2. giá do hội đông liên doanh đánh giá là 11. biết có tất cả có 4 đơn vị tham gia góp vốn( cả cty A).
ĐK:
Nợ 222:11
Nợ 214:2
Có 211:12
Có 711:0,75
có 3387:-O,25(1*100%/4)
không biết hiểu vậy có đúng không các bác cho ý kiến nha.
 
Ðề: Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

Tôi vẫn chưa được rõ nghiệp vụ góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát về 2 vấn đề sau:
- Thế nào là lợi ích của các bên khác trong liên doanh (ghi vào 711)
- Thế nào là lợi ích của mình trong liên doanh (ghi vào 3387)
Bạn nào nắm chắc vấn đề này giải thích giúp mình với. Cho mình ví dụ cụ thể nhé.
Cảm ơn nhiều!

theo mình thì lợi ích của các bên tham gia góp vốn thường được xác định theo tỉ lệ góp vốn, hoặc do các bên đánh giá như thế nào đó.
ví dụ: mang một tscd đi góp vốn vào cơ sở kd đồng kiểm soát, lợi ích của công ty trong cskd này là 40%. tscd nguyên giá 200, hao mòn luỹ kế 80, vốn góp của cty được chấp nhận là 150. khi đó sẽ định khoản:
N222: 150
N214: 80
C211: 200
C711: 18
C3387: 12
tức là khi góp vốn, phần vốn góp được đánh giá cao hơn giá trị còn lại của tài sản (30) thì được coi là thu nhập khác của công ty. nhưng do đây là cskd đồng kiểm soát, cty mình cũng có một phần vốn (40%) trong đó nên vẫn còn rủi ro nên treo ở tk 3387 "doanh thu chưa thực hiện" (theo nguyên tắc thận trọng, ghi nhận doanh thu phải có cơ sở chắc chắn), khi nào cskd đi vào hoạt động, và sử dụng ts này thì cty mình sẽ thu hồi dần. còn phần dư ra đó ứng với lợi ích của các bên khác (60%) thì không liên quan đến rủi ro của cty mình nữa nên được ghi nhận lun là thu nhập khác.
 
Ðề: Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

theo mình thì lợi ích của các bên tham gia góp vốn thường được xác định theo tỉ lệ góp vốn, hoặc do các bên đánh giá như thế nào đó.
ví dụ: mang một tscd đi góp vốn vào cơ sở kd đồng kiểm soát, lợi ích của công ty trong cskd này là 40%. tscd nguyên giá 200, hao mòn luỹ kế 80, vốn góp của cty được chấp nhận là 150. khi đó sẽ định khoản:
N222: 150
N214: 80
C211: 200
C711: 18
C3387: 12
tức là khi góp vốn, phần vốn góp được đánh giá cao hơn giá trị còn lại của tài sản (30) thì được coi là thu nhập khác của công ty. nhưng do đây là cskd đồng kiểm soát, cty mình cũng có một phần vốn (40%) trong đó nên vẫn còn rủi ro nên treo ở tk 3387 "doanh thu chưa thực hiện" (theo nguyên tắc thận trọng, ghi nhận doanh thu phải có cơ sở chắc chắn), khi nào cskd đi vào hoạt động, và sử dụng ts này thì cty mình sẽ thu hồi dần. còn phần dư ra đó ứng với lợi ích của các bên khác (60%) thì không liên quan đến rủi ro của cty mình nữa nên được ghi nhận lun là thu nhập khác.

cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát thì tỷ lệ vốn góp bằng nhau chứ nhỉ?
 
Ðề: Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát thì tỷ lệ vốn góp bằng nhau chứ nhỉ?

không đâu bạn, cái này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà. chỉ là cùng có thể có các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở đó, nhưng quyền kiểm soát không giống nhau, còn tỷ lệ vốn góp đó là tuỳ từng bên tham gia chứ, và do đó lợi ích của các bên cũng không bằng nhau.
 
Ðề: Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

theo mình thì lợi ích của các bên tham gia góp vốn thường được xác định theo tỉ lệ góp vốn, hoặc do các bên đánh giá như thế nào đó.
ví dụ: mang một tscd đi góp vốn vào cơ sở kd đồng kiểm soát, lợi ích của công ty trong cskd này là 40%. tscd nguyên giá 200, hao mòn luỹ kế 80, vốn góp của cty được chấp nhận là 150. khi đó sẽ định khoản:
N222: 150
N214: 80
C211: 200
C711: 18
C3387: 12
tức là khi góp vốn, phần vốn góp được đánh giá cao hơn giá trị còn lại của tài sản (30) thì được coi là thu nhập khác của công ty. nhưng do đây là cskd đồng kiểm soát, cty mình cũng có một phần vốn (40%) trong đó nên vẫn còn rủi ro nên treo ở tk 3387 "doanh thu chưa thực hiện" (theo nguyên tắc thận trọng, ghi nhận doanh thu phải có cơ sở chắc chắn), khi nào cskd đi vào hoạt động, và sử dụng ts này thì cty mình sẽ thu hồi dần. còn phần dư ra đó ứng với lợi ích của các bên khác (60%) thì không liên quan đến rủi ro của cty mình nữa nên được ghi nhận lun là thu nhập khác.

Tôi cũng đồng ý phần lớn. Chỉ có vài điểm nhỏ bổ sung:

Theo tôi thì lý giải bằng nguyên tắc thận trọng là chưa hợp lý.
Bởi vì nguyên tắc thận trọng cũng yêu cầu phải có cơ sở chứ không phải là lo sợ vu vơ.

Ở đây rõ ràng là chưa bán được hàng do đó không thể ghi nhận một khoản thu nhập được.

Ví dụ bạn mua 1 rổ táo giá 200đ, sau đó bạn xơi hết vài quả, khoảng 2/5 rổ táo ấy, số còn lại trị giá 120đ. Có các tình huống sau:
TH1/. Bạn bán đứt rổ táo ấy cho tôi và tôi định giá nó 150đ. Như vậy bạn có khoản thu nhập 30đ. Chắc chắn.
TH2/. Bạn mở 1 cty con và chuyển số táo ấy sang cửa hàng. Bạn vẫn kiểm soát cty con ấy 100%. Bạn chưa thể ghi nhận thu nhập.
TH3/. Bạn mang góp vốn liên doanh với tôi và được đánh giá số táo ấy trị giá 150đ và bạn kiểm soát 40% liên doanh.
Sau khi ký hợp đồng liên doanh mà bạn nghĩ rằng "Vô mánh. Thấy lời trước mắt 30đ", bạn đã nghĩ sai.
Thật sự bạn mới chỉ bán được 60% mà thôi, đó là số tương ứng với tình huống 1, còn 40% kia vẫn còn là của bạn, TH2.
Ngược lại, nếu bạn thận trọng : "Oh! Hàng vẫn trong liên doanh, vẫn chưa bán được, vậy không thể ghi nhận thu nhập".
Cũng không đúng nốt. Biên bản và hợp đồng mà tôi đã ký nhận là bằng chứng chứng tỏ bạn đã có 1 khoản thu nhập 18đ.
Tôi đã ký nhận vô đó, bạn có quyền yêu cầu tôi thực hiện. Là bằng chứng chắc chắn chứ không phải là thận trọng.

Phần 12đ đó bạn sẽ tính vào khi thanh lý liên doanh chứ không phải là khấu trừ dần.
 
Ðề: Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

tài khoản 711 và 3887 là tổng số lợi ích mà doanh nghiệp thu đc khi đc hưởng chênh lệch do đánh giá lại tài sản, do doanh nghiệp là 1 thành viên góp vốn liên doanh nên có 1 phần lợi ích chưa đc thực hiện, phần lợi ích này tương ứng với phần trăm góp vốn liên doanh, và ở đây là 0.25.hàng năm căn cứ vào tg sử dụng hữu ích của tscố định này thì phân bổ trở lại số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ
 
Ðề: Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

rua moi nguoi cho e hoi, cũng trong trương hợp góp vốn đồng kiểm soát nek thì công ty hạch toán như thế nào a?
một công ty du lịch góp 2 tỷ với một nông dân mua môt con voi 4 tỷ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch cua mình. vạy công ty sẽ hạch toan như thế nao?
 
Ðề: Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

k ai định khoản được cai này ak?
rua moi nguoi cho e hoi, cũng trong trương hợp góp vốn đồng kiểm soát nek thì công ty hạch toán như thế nào a?
một công ty du lịch góp 2 tỷ với một nông dân mua môt con voi 4 tỷ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch cua mình. vạy công ty sẽ hạch toan như thế nao?
 
Ðề: Góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

Tôi cũng đồng ý phần lớn. Chỉ có vài điểm nhỏ bổ sung:

Theo tôi thì lý giải bằng nguyên tắc thận trọng là chưa hợp lý.
Bởi vì nguyên tắc thận trọng cũng yêu cầu phải có cơ sở chứ không phải là lo sợ vu vơ.

Ở đây rõ ràng là chưa bán được hàng do đó không thể ghi nhận một khoản thu nhập được.

Ví dụ bạn mua 1 rổ táo giá 200đ, sau đó bạn xơi hết vài quả, khoảng 2/5 rổ táo ấy, số còn lại trị giá 120đ. Có các tình huống sau:
TH1/. Bạn bán đứt rổ táo ấy cho tôi và tôi định giá nó 150đ. Như vậy bạn có khoản thu nhập 30đ. Chắc chắn.
TH2/. Bạn mở 1 cty con và chuyển số táo ấy sang cửa hàng. Bạn vẫn kiểm soát cty con ấy 100%. Bạn chưa thể ghi nhận thu nhập.
TH3/. Bạn mang góp vốn liên doanh với tôi và được đánh giá số táo ấy trị giá 150đ và bạn kiểm soát 40% liên doanh.
Sau khi ký hợp đồng liên doanh mà bạn nghĩ rằng "Vô mánh. Thấy lời trước mắt 30đ", bạn đã nghĩ sai.
Thật sự bạn mới chỉ bán được 60% mà thôi, đó là số tương ứng với tình huống 1, còn 40% kia vẫn còn là của bạn, TH2.
Ngược lại, nếu bạn thận trọng : "Oh! Hàng vẫn trong liên doanh, vẫn chưa bán được, vậy không thể ghi nhận thu nhập".
Cũng không đúng nốt. Biên bản và hợp đồng mà tôi đã ký nhận là bằng chứng chứng tỏ bạn đã có 1 khoản thu nhập 18đ.
Tôi đã ký nhận vô đó, bạn có quyền yêu cầu tôi thực hiện. Là bằng chứng chắc chắn chứ không phải là thận trọng.

Phần 12đ đó bạn sẽ tính vào khi thanh lý liên doanh chứ không phải là khấu trừ dần.
nhưng e không hiểu tại sao khi góp vốn liên doanh, thực tế mình bán được 60% là sao ạ? bởi vì giả sử rổ táo liên doanh đó mà chưa được bán ngay thì cái phần 18 (phần chênh lệch tương ứng với phần vốn góp của các bên liên doanh khác) cũng đã được thực hiện đâu ạ. mình chưa nhận được sao đã có thể ghi nhận là doanh thu ngay trong kỳ???? anh/ chị giải đáp dùm em với...hic
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top