Giá thành về sản xuất cơ khí

LTNCNC

Member
Hội viên mới
Cho mình hỏi với: Cơ sở của mình chuyên sản xuất gia công cơ khí, hàng nhập về là nguyên vật liệu hàng ra là thành phẩm (hàng hoá) vậy muốn tính giá thành. Mình vẫn chưa biết và chưa làm lĩnh vực này mách giúp mình từng bước với
 
Ðề: Giá thành về sản xuất cơ khí

Cho mình hỏi với: Cơ sở của mình chuyên sản xuất gia công cơ khí, hàng nhập về là nguyên vật liệu hàng ra là thành phẩm (hàng hoá) vậy muốn tính giá thành. Mình vẫn chưa biết và chưa làm lĩnh vực này mách giúp mình từng bước với

Bạn phải tìm hiểu kỹ quy trình sản suất, qua đó thấy được các chi phí cấu thành nên giá thành. Thông thường đối với lĩnh vực gia công cơ khí thì giá thành toàn bộ bao gồm: CP nguyên vật liệu phụ, CP nhân công, CP khấu hao, và các chi phí khác (như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, ....). Sau đó bạn chọn một phương pháp tính giá thành nào phù hợp nhất đối với đặc thù công ty.
Nếu là việc gia công theo từng hợp đồng với chủng loại kích thước khác nhau thì bạn nên chọn phương pháp tính theo đơn đặt hàng.
Nếu việc gia công với số lượng lớn các chi tiết giống nhau thì bạn nên chọn pp tính theo giá thành định mức , .....
 
Các khái niệm cần tách bạch

Cho mình hỏi với: Cơ sở của mình chuyên sản xuất gia công cơ khí, hàng nhập về là nguyên vật liệu hàng ra là thành phẩm (hàng hoá) vậy muốn tính giá thành. Mình vẫn chưa biết và chưa làm lĩnh vực này mách giúp mình từng bước với
Thành phẩm mà doanh nghiệp bạn làm ra và đem trao đổi trên thị trường thị lúc ấy xem là hàng hoá. Nhưng trong phạm vi doanh nghiệp tính giá thành và nhất là trong hạch toán kế toán có lẽ bạn không nên lẫn lộn hai khái niệm "thành phẩm" và "hàng hoá" này.

Sản phẩm đạt chuẩn do đơn vị bạn sản xuất ra nhập kho thì gọi là thành phẩm, hạch toán vào TK155. Sản phẩm cho dù là cùng loại, đơn vị bạn mua trên thị truờng về nhập kho chờ bán lại thì gọi là hàng hoá, hạch toán vào TK156. Như vậy với thành phẩm bạn cần tính giá thành nhập kho còn với hàng hoá thì bạn cần tính giá vốn hàng mua (tương tự như mua NVL vậy).

Bạn phải tìm hiểu kỹ quy trình sản suất, qua đó thấy được các chi phí cấu thành nên giá thành. Thông thường đối với lĩnh vực gia công cơ khí thì giá thành toàn bộ bao gồm: CP nguyên vật liệu phụ, CP nhân công, CP khấu hao, và các chi phí khác (như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, ....). Sau đó bạn chọn một phương pháp tính giá thành nào phù hợp nhất đối với đặc thù công ty.
Nếu là việc gia công theo từng hợp đồng với chủng loại kích thước khác nhau thì bạn nên chọn phương pháp tính theo đơn đặt hàng.
Nếu việc gia công với số lượng lớn các chi tiết giống nhau thì bạn nên chọn pp tính theo giá thành định mức , .....
Cũng trong phạm vi tính toán giá thành nhập kho nói trên thì không nên đưa vào khái niệm giá thành toàn bộ. Khái niệm này chỉ dùng trên phương diện phân tích tài chính mà thôi. Sỡ dĩ như vậy là với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về tính giá thành, sự phân biệt giữa giá thành toàn bộ mà bạn đề cập với giá thành công xưởng mà kế toán giá thành đang nhắm tới sẽ rất khó khăn. Hạch toán giá thành nhập kho, chính là giá thành công xưởng, thì chỉ bao gồm chi phí sản xuất được tập hợp trong kỳ trên các tài khoản 621, 622 và 627 mà thôi.

Nếu tính giá thành theo chủng loại sản phẩm bằng phương pháp giá thực tế các bạn có thể xem thêm ở đề tài này: http://danketoan.com/forum/showthread.php?t=103256.
 
Cả nhà tư vấn dùm em. bên em sản xuât Pass sat, 1 cây săt căt dc nhieu loai pass, Cách tính giá thành cho từng loại bass như thế nào ạ
Khi mà 1 cây sat cắt ra sẽ có dư
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top