Lập dự phòng

co_ut87

New Member
Hội viên mới
Các anh chị cho em biết với, em mới ra trường đi làm nên không hiểu lắm
**Tại sao phải lập dự phòng?? mục đích lập dự phòng để làm gì??
 
Ðề: Lập dự phòng

Các anh chị cho em biết với, em mới ra trường đi làm nên không hiểu lắm
**Tại sao phải lập dự phòng?? mục đích lập dự phòng để làm gì??

Lập dự phòng thì nhiều thứ, em muốn hỏi là lập dự phòng gì . Mục đích lạp dự phòng là để phòng trừ sự rủi ro giảm giá trên thị trường -hàng tồn kho, đầu tư chứng khoán ....ngoài ra còn lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nữa
 
Ðề: Lập dự phòng

Thanks anh
Nhưng em vẫn chưa hiểu : hàng giảm giá thì bán giảm, lấy cái lời của hàng khác mình bù qua là dc chứ sao cần phải lập dự phòng nhỉ??? "để phòng trừ sự rủi ro giảm giá trên thị trường -hàng tồn kho, đầu tư chứng khoán........."
 
Ðề: Lập dự phòng

Trích lập dự phòng vừa để phòng ngừa các khoản rủi ro xảy ra. Khi rủi ro xảy ra thì có khoản mà bù vào nhưng mặt khác trích lập dự phòng để làm giảm lợi nhuận (giấu lỗ) vì nhiều mục đích của DN.
 
Ðề: Lập dự phòng

Em có thể xem thêm thông tư 13 của BTC hướng dẫn về cách lập dự phòng, thì em sẽ rõ hơn
 
Ðề: Lập dự phòng

Thanks anh
Nhưng em vẫn chưa hiểu : hàng giảm giá thì bán giảm, lấy cái lời của hàng khác mình bù qua là dc chứ sao cần phải lập dự phòng nhỉ??? "để phòng trừ sự rủi ro giảm giá trên thị trường -hàng tồn kho, đầu tư chứng khoán........."
Thế nếu lỡ tất cả đều bị giảm giá thì lấy đâu ra cái lời của hàng khác bù vào hả bác?

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.

Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá; đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.
 
Ðề: Lập dự phòng

Thế nếu lỡ tất cả đều bị giảm giá thì lấy đâu ra cái lời của hàng khác bù vào hả bác?

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.

Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá; đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.

Cái "sự giảm giá" và "bị giảm giá" của bác là nghĩa làm sao hỉ, bác map_8x có thể cho em ví dụ cụ thể được không?
 
Ðề: Lập dự phòng

Cái "sự giảm giá" và "bị giảm giá" của bác là nghĩa làm sao hỉ, bác map_8x có thể cho em ví dụ cụ thể được không?
Oài!
Câu hỏi lạ nhẩy! Ý bạn muốn hỏi??? 2 khái niệm này khác nhau hả bạn. Đều nói về sự việc hang tồn kho bị giảm giá thôi mà. Sự giảm giá là danh từ, bị giảm giá là động từ. Người ta sử dụng như thế cho phù hợp câu chữ thôi mà.
 
Ðề: Lập dự phòng

Em đâu có khiếu văn học và...hài hước cỡ bác map_8x!
Bác xem:
1. Cty sản xuất sản phẩm A, giá gốc là 90.000đ. Giá bán là 100.000đ. Đến cuối năm bác lập dự phòng, bác đang có giá bán ngoài thị trường sản phẩm A này chỉ còn 80.000đ. Vậy bác có bằng chứng về sự giảm giá làm cho giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc và có cơ sở lập dự phòng phải không?
2. Em lại hỏi bác sản phẩm A giá gốc 90.000đ này có giá bán là 80.000đ (vì công ty mới sản xuất mà, giá gốc ngay từ đầu đã cao hơn giá bán thị trường chấp nhận). Đến khi lập dự phòng bác có bằng chứng giá thị trường là 80.000đ. Vậy bác lập dự phòng chăng?
 
Ðề: Lập dự phòng

Các anh chị cho em biết với, em mới ra trường đi làm nên không hiểu lắm
**Tại sao phải lập dự phòng?? mục đích lập dự phòng để làm gì??
Ví dụ thế này cho e hiểu nhé:
HTK giống như cố gái nếu lúc còn trẻ ko đem bán để lâu ngày sẽ chịu tác động của môi trường nên chất lượng sẽ giảm ..và tất nhiên giá bán sẽ giảm so với CP bỏ ra.Nên để phòng ngừa rủi ro ng ta lập dự phòng để sau này còn có cái mà bù đắp chứ
-----------------------------------------------------------------------------------------
VD Lập DP HTK
Theo quy định kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong chuẩn mực kế toán “Tồn kho” VAS 02 và trong chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC...

...thì cuối kì kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Mực dự phòng (MDF) được xác định như bảng cuối trang.

Theo công thức này thì MDF được xác địng dựa trên 3 căn cứ:

* Số lượng hàng tồn kho
* Giá gốc hàng tồn kho
* Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
*

Trong phạm vi bài viết này, xin trao đổi và làm rõ về 2 nội dung đó là, xác định giá gốc hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trong công thức khi xác định mức dự phòng.

Thứ nhất: Giá gốc hàng hóa tồn kho.
Theo quy định của VAS 02: giá gốc của hàng hóa tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc vác trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Việc hạch toán giá gốc của hàng hóa tồn kho vào tài khoản kế toán được tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC:

* TK 1561: giá mua hàng hóa. Tài khoản này phản ánh giá mua hàng hóa và các khoản Thuế không được hoàn lại.
* TK 1562: chi phí mua hàng. Khi hàng hóa xuất kho để bán, đồng thời với bút toán ghi nhận doanh thu, trị giá vốn hàng bán được ghi nhận đồng thời trên cơ sở số liệu được kết chuyển từ TK 1561 sang TK 632. Toàn bộ chi phí mua hàng sẽ được tính toán phân bổ cho hàng hóa tồn kho và hàng bán ra 1 lần vào thời điểm cuối kì. Kết quả của việc tính toán phân bổ đã bình quân hóa chi phí mua hàng cho tất cả hàng hóa tồn kho cuối kì. Điều đó dẫn đến không thể xác định chính xác giá gốc của từng thứ hàng hóa tồn kho cuối kì là bao nhiêu. Như vật, theo qui định của chuẩn mực và chế độ kế toán là MDF phải được xác định trên cơ sở so sánh giữa giá gốc hàng hóa tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa tồn kho, nhưng thực tế khi tính toán thì MDF được xác định trên cơ sở so sánh giữa giá mua hàng hóa và giá trị thuần có thể thực hiện được. Thực tế ở các doanh nghiệp khi lập dự phòng cũng chứng minh điều này, bởi các doanh nghiệp khi lập dự phòng thường bỏ qua yếu tố chi phí mua hàng trong giá gốc của những hàng hóa tồn kho cần lập dự phòng. Khoản chi phí mua hàng này thậm chí được tính kết chuyển hết cho hàng hóa đã tiêu thụ trong kì. Điều này được hcấp nhận dựa trên cơ sở của nguyên tắc kế toán “trọng yếu”.

Thứ hai: Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng hóa tồn kho.
Theo VAS 02 thì giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá trị thuần được xác định như Bảng 1:


Giá trị thuần có thể thực hiện HTK=Giá bán ước tính của HTK-Chi phí ƯT để hòan thành SP và chi phí ƯT cần thiết cho tiêu thụ hàng TK này.

Việc ước tính giá trị thuần phải dựa trên những bằng chứng tin cậy tại thời điểm kết thúc niên độ. Khi ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho phải chú ý đến 2 vấn đề sau:Sự biến động giá cả hàng tồn kho trực tiếp liên quan đến các sự kiện diẽn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, trong trường hợp những sự kiện này được cung cấp những bằng chứng xác nhận về các sự kiện đã có ở thời điểm kết thúc niên độ. Trường hợp này thuộc phạm vi điều chỉnh của VAS 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm”. Nghĩa là:

- Nếu HTK được bán ra càng gần ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thfi có thể căn cứ vào giá đã có thể bán được của hàng tồn kho để xác định lại mức dự phòng đã lập. Vì điều này cung cấp bàng chứng tin cậy về việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho vào cuối năm trước.

- Nếu hàng tồn kho được bán ra càng xa ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thì giá bán của hàng tồn kho không được sử dụng để xác định lại mức dự phòng đã lạp vì sự thay đổi giá cả chủ yếu là lí do thuộc vè sự thay đổi của thị trường chứ không phải là sự ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho vào cuối năm trước không phù hợp.

Mục đích của việc dữ trữ hàng tồn kho: nếu hàng tồn kho được dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ thì phải dựa vào giá trị hợp đồng. Nghĩa là mức dự phòng được lập khi giá trị hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc.
Có thể minh họa như bảng 2:


Giá gốc HTK : 1000,1000,1000


Giá trị thuần có thể thực hiện của HTK A:900,900,900


Giá bán HTK A theo HĐ không thể hủy bỏ:950,1050,850


Mức DF:50,0,150


Từ việc nghiên cứu nội dung này, có 2 vấn đề đặt ra cho việc lập dự phòng:

* Nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ (1).
* Nếu số hàng đang tồn kho nhỏ hơn số hàng cần cho hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ (2).

Trong VAS 02 chỉ đề cập đến xử lí trường hợp (1) tức là nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính và mức dự phòng được lập khi giá trị thuần nhỏ hơn giá gốc.

Vậy, trường hợp (2) sẽ xử lí như thế nào nếu số chênh lệch giữa số hàng đang tồn kho nhỏ hơn số hàng cần cho hợp đồng. Vì cần phải có một lơnựg hàng hóa mua vào để thực hiện hợp đồng nên trong trường hợp này MDF được lập khi giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá vốn hàng hóa thay thế.
Xét về bản chất thì dự phòng của trường hợp (1) là dự phòng giảm giá hàng tồn kho và được kế toán theo qui định của VAS 02 “Tồn kho”; còn dự phòng của trường hợp (2) là dự phòng phải trả và được kế toán theo qui định của VAS 18 “Các khoản dự phòng tài sản và nợ tiềm tàng” vì khoản dự phòng phải trả này đã thỏa mãn các điều kiện ghi nhận qui định trong VAS 18.

Từ những vấn đề trên có thể đưa ra nguyên tắc lập dự phòng như sau:

* Lập dự phòng giản giá hàng tồn kho phải tính cho từng thứ hàng hóa và MDF là chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc.
* Đối với hàng hóa dự trữ cho hợp đồng không thể hủy bỏ và số hàng tồn kho số hàng càn cho hợp đồng thì mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho là chênh lệch giữa giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá gốc.
* Đối với số hàng cần phải mua thêm để thực hiện hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ thì mức dự phòng phải trả là chênh lệch giữa giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá vốn của hàng hóa thay thế.
(ST)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Lập dự phòng

Em đâu có khiếu văn học và...hài hước cỡ bác map_8x!
Bác xem:
1. Cty sản xuất sản phẩm A, giá gốc là 90.000đ. Giá bán là 100.000đ. Đến cuối năm bác lập dự phòng, bác đang có giá bán ngoài thị trường sản phẩm A này chỉ còn 80.000đ. Vậy bác có bằng chứng về sự giảm giá làm cho giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc và có cơ sở lập dự phòng phải không?
2. Em lại hỏi bác sản phẩm A giá gốc 90.000đ này có giá bán là 80.000đ (vì công ty mới sản xuất mà, giá gốc ngay từ đầu đã cao hơn giá bán thị trường chấp nhận). Đến khi lập dự phòng bác có bằng chứng giá thị trường là 80.000đ. Vậy bác lập dự phòng chăng?
Trùi!
Có thấy sự giảm giá thì bạn mới lập dự phòng chớ.
 
Ðề: Lập dự phòng

Các anh chị cho em biết với, em mới ra trường đi làm nên không hiểu lắm
**Tại sao phải lập dự phòng?? mục đích lập dự phòng để làm gì??
uhm, cái vấn đề này mình thấy cũng rắc rồi phết!
nhưng nói chung chỉ cần hiểu đơn giản là theo nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc thận trọng thì những tài sản xó xu hương giảm giá mất giá cần trích lập dự phòng, nếu không có trích lập trước thì khi có sự giảm giá mất giá xảy ra thì sẽ gây ảnh hưởng lớn tời tình hình tài chính của dn hoặc công ty, do đó việc trích lập sẽ làm đảm bảo hơn cho các tài sản này trước những biến động trên thị trường
 
Ðề: Lập dự phòng

Ví dụ thế này cho e hiểu nhé:
HTK giống như cố gái nếu lúc còn trẻ ko đem bán để lâu ngày sẽ chịu tác động của môi trường nên chất lượng sẽ giảm ..và tất nhiên giá bán sẽ giảm so với CP bỏ ra.Nên để phòng ngừa rủi ro ng ta lập dự phòng để sau này còn có cái mà bù đắp chứ
-----------------------------------------------------------------------------------------
VD Lập DP HTK
Theo quy định kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong chuẩn mực kế toán “Tồn kho” VAS 02 và trong chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC...
Cảm ơn bác kimhoang đã sưu tầm cả một bài dài về vấn đề Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Về quy định em có thể tra cứu được, nhưng để xác định được khi nào phải lập dự phòng thì các bác phải soi tỏ chuẩn mực xem có bắt buộc phải lập dự phòng không đã rồi mới tính tới việc trích lập thế nào.

Em muốn lưu ý các bác lần nữa về ví dụ số 2:
2. Em lại hỏi bác sản phẩm A giá gốc 90.000đ này có giá bán là 80.000đ (vì công ty mới sản xuất mà, giá gốc ngay từ đầu đã cao hơn giá bán thị trường chấp nhận). Đến khi lập dự phòng bác có bằng chứng giá thị trường là 80.000đ. Vậy bác lập dự phòng chăng?
Ở ví dụ này chúng ta giả thuyết rằng không có vấn đề giảm chất lượng gì cả, bác cũng chẳng hề có bằng chứng về sự giảm giá nào ở đây ráo trọi, trước bán được giá 80.000đ, hiện tại và hợp đồng đã ký cũng xác định mức giá 80.000đ. Ngay từ đầu giá bán của bác đã nhỏ hơn giá gốc rồi (mới sx mà, năng suất còn thấp, giá thành cao). Vậy bác có lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hay là không?
-----------------------------------------------------------------------------------------
uhm, cái vấn đề này mình thấy cũng rắc rồi phết!
nhưng nói chung chỉ cần hiểu đơn giản là theo nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc thận trọng thì những tài sản xó xu hương giảm giá mất giá cần trích lập dự phòng, nếu không có trích lập trước thì khi có sự giảm giá mất giá xảy ra thì sẽ gây ảnh hưởng lớn tời tình hình tài chính của dn hoặc công ty, do đó việc trích lập sẽ làm đảm bảo hơn cho các tài sản này trước những biến động trên thị trường

Bác giongto ơi, em hiểu thiện chí của bác chứ, thực ra là thiện chí của Nhà nước mà đơn cử là Bộ Tài chính trong việc cho phép doanh nghiệp lập dự phòng vào chi phí để có quỹ bù đắp về sau. Nhưng cái lợi ích này và tình hình tài chính công ty thì phải để công ty tự quyết định chứ! Vấn đề là nếu không bị bắt buộc trích lập dự phòng trong trường hợp ví dụ 2 em đã nêu thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn phương án mà doanh nghiệp cho là tốt nhất chứ, phải không các bác?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Lập dự phòng

vậy làm thế nào để lập dự phòng giảm giá cho đúng?
 
các anh chị cho em hỏi với ak :khi doanh nghiệp thay đổi lập dự phòng và không lập dự phòng ảnh hưởng đến những thông tin trên sổ kế toán nào(theo từng hình thức kế toán). sự thay đổi đó có tác động gì đến giá cổ phiếu trên tt chứng khoán.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top