Lương nghỉ phép có trích BHXH

Baocông

Tiền trảm hậu tấu
Thành viên BQT
Hội viên mới
Việc là thế này
Tiền lương nghỉ phép phát sinh thực tế trong tháng là 2.000.000 ( Trong đó CNSX SP là: 1.200.000, và CNSXSP B là 800.000)
Em định khoản là :
Nợ TK 335 : 2.000.000
Có TK 334: 2.000.000
nhưng em muốn hỏi là tiền lương nghỉ phép này có phải trích BHXH, BHYT hay KPCD kông? Anh làm ơn trả lời sớm cho em nhé. TKS anh.
Các bác rành giúp dùm vụ này với.
Cám ơn ạ
 
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

BHXH, BHYT bạn trích hàng tháng theo lương cơ bản + phụ cấp do đó tiền lương phát sinh nhiều hay ít không ảnh hưởng đến khoản này.
Còn kinh phí công đoàn thì trích theo lương thực trích , do đó nếu khoản lương phép này đã trích trước vào chi phí, bây giờ mới chi thì không trích KPCĐ nữa vì đã trích theo tiền lương ( Có 334/Nợ 622,627,641,642)
 
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

cái này mình trích bình thường chứ phải không các bác
 
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

Việc là thế này

Các bác rành giúp dùm vụ này với.
Cám ơn ạ
Lương nghỉ phép này như Pác chewingum trình bày là Hợp lý nhất :iagree:
BHXH, BHYT bạn trích hàng tháng theo Lương cơ bản + phụ cấp do đó tiền lương phát sinh nhiều hay ít không ảnh hưởng đến khoản này.
Còn kinh phí công đoàn thì trích theo Lương thực trả, do đó nếu khoản lương phép này đã trích trước vào chi phí, bây giờ mới chi thì không trích KPCĐ nữa vì đã trích theo tiền lương ( Có 334/Nợ 622,627,641,642)
 
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

Đây chắc là câu hỏi của một em sinh viên.
Lương đóng bảo hiểm trong DN là lương thỏa thuận giữa DN và người lao động. Lương phép là lương người lao động được hưởng khi nghỉ phép, khoản này vẫn phải đóng BH.
Như vậy nếu DN không trích trước lương phép thì lương phép được cộng vào lương thực tế chi (chưa tính đến nếu có ốm đau, thai sản thì vấn đề đóng BHXH còn phức tạp hơn).
Nếu DN có trích trước lương phép thì quỹ lương đóng BH không phải bằng lương thực tế trả, cũng không phải bằng lương thực tế trả + lương phép mà là quỹ lương đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn, NĐ về BHYT.
 
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

Một số DN có tính trích trước lương nghỉ phép, một số DN không trích.
Mục đích trích trước là để tránh dồn đội giá thành.
Các khoản trích theo lương cũng khá lớn.
Do đó, khi trích trước lương nghỉ phép thì người ta cũng trích trước luôn BHXH, BHYT và KPCĐ vào giá thành.
Cuối năm sẽ có bút toán điều chỉnh lại theo thực chi lương nghỉ phép.

Thông thường tiền lương nghỉ phép trích trước sẽ khoảng chừng 3% lương theo kế hoạch. Thường tính 10 ngày nghỉ phép năm / số ngày làm việc (với số ngày làm việc trong năm = 365 - 52 ngày Chủ nhật - 8 ngày Lễ Tết).
Và chỉ trích trước tiền lương nghỉ phép của CN trực tiếp, vì khoản lương này ảnh hưởng đến giá thành và đơn giá thành phẩm nhập kho.

Giả sử kế hoạch tiền lương CN trực tiếp hàng tháng là 50tr thì sẽ trích thêm 1,5tr tiền lương nghỉ phép tính vào giá thành.
Và cũng trích luôn BHXH, BHYT và KPCĐ phần DN chịu tính vào giá thành là 19% x 1,5tr = 0,285
Vậy:
  • N621 / C335 : 1,5 tr + 0,285 tr = 1,785 tr
Mức 19% ở trên là mức trích theo lương thực tế kế hoạch. Như vậy nếu lương đóng BHXH có khác với lương thực trả thì thường kế toán cũng không tính chi ly để trích cho chính xác vì bản thân khoản trích này không thể nào chính xác được.
Thường DN trích theo mức kinh nghiệm năm trước, có thể chọn mức trích 2,5% hoặc 2,7% lương kế hoạch, hoặc cũng có thể cao hơn (có DN cho nghỉ 15 ngày phép năm). Lấy số đó cộng thêm 19% để trích. Cuối năm sẽ tính lại.

Như vậy khi phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả thì lấy nguồn từ TK335 để chi trả lương + BHXH + BHYT + KPCĐ, còn tiền BHXH+BHYT trừ luơng thì trừ bình thường để nộp cho cơ quan BHXH.

Ví dụ tháng này lương thực tế phải trả cho những ngày làm việc là 47 tr và lương nghỉ phép là 2 tr. Ngoài ra biết rằng BHXH+BHYT phải nộp theo lương cấp bậc đã đăng ký là 30 tr x 23% = 6,9 tr (DN chịu 17% = 5,1 tr, trừ lương 6% = 1,8 tr); KPCĐ phải nộp 2% x 49 tr = 0,98tr
  • N622 / C334: 47 tr
  • N335 / C334 : 2 tr (Lương nghỉ phép)
  • N335 / C338: 0,38 tr (19% BHXH+BHYT+KPCĐ phải nộp trên phần lương nghỉ phép).
  • N622 / C338: 5,1 + 0,98 - 0,38 = 5,7 tr
    • Ở khỏan này thì vẫn tính theo 19% x 2 tr lấy từ TK335 và phần còn lại tính hết vào chi phí.
  • N334 / C338: 1,8 tr (trừ luơng).
Ngoài ra vẫn trích trước tiền lương nghỉ phép cho tháng này bình thường:
  • N622 / C335 : 1,5 tr + 0,285 tr = 1,785 tr
Như vậy khoản mục tiền lương tháng này tính vào giá thành là:
N622: 47 + 5,7 + 1,785 = 54,485 tr
Gồm 2 yếu tố:
  • Lương: 47 tr + 1,5 tr = 48,5 tr
  • BHXH+BHYT+KPCĐ: 5,7 + 0,285 = 5,985 tr
--------------------
Khi trích trước ta cũng có thể trích theo cách tính khác chút xíu:
Lấy kinh nghiệm các năm trước nếu lương thực tế 50 tr thì lương cấp bậc đóng BHXH là 30tr . Mức đóng BHXH+BHYT tính vào giá thành là 17% x 30tr = 5,1tr. Mức đóng KPCĐ là 2% x 50 tr = 1 tr
=> tỷ lệ thực tế đóng BHXH+BHYT+KPCĐ tính vào giá thành là 6,1 tr tương đương 12,2%.
Khi đó ta trích hàng tháng: 50tr (lương kế hoạch) x 3% (tỷ lệ nghỉ phép) x 112,2 % (luơng + BHXH+BHYT+KPCĐ).
Và khi chi ra từ nguồn TK335 thì cũng tính BHXH+BHYT+KPCĐ theo tỷ lệ 12,2%.

-----------
Vậy với câu hỏi "Có trích BHXH hay không?" thì cũng không biết trả lời sao.
Chỉ có thể trả lời: Không tính vào giá thành nữa nếu khi trích đã có tính vào giá thành rồi.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

Một số DN có tính trích trước lương nghỉ phép, một số DN không trích.
Mục đích trích trước là để tránh dồn đội giá thành.
Các khoản trích theo lương cũng khá lớn.
Do đó, khi trích trước lương nghỉ phép thì người ta cũng trích trước luôn BHXH, BHYT và KPCĐ vào giá thành.
Cuối năm sẽ có bút toán điều chỉnh lại theo thực chi lương nghỉ phép.

Thông thường tiền lương nghỉ phép trích trước sẽ khoảng chừng 3% lương theo kế hoạch. Thường tính 10 ngày nghỉ phép năm / số ngày làm việc (với số ngày làm việc trong năm = 365 - 52 ngày Chủ nhật - 8 ngày Lễ Tết).
Và chỉ trích trước tiền lương nghỉ phép của CN trực tiếp, vì khoản lương này ảnh hưởng đến giá thành và đơn giá thành phẩm nhập kho.

Giả sử kế hoạch tiền lương CN trực tiếp hàng tháng là 50tr thì sẽ trích thêm 1,5tr tiền lương nghỉ phép tính vào giá thành.
Và cũng trích luôn BHXH, BHYT và KPCĐ phần DN chịu tính vào giá thành là 19% x 1,5tr = 0,285
Cảm ơn bác muontennguoi đã làm một bài khá chi tiết về trích trước lương phép. Tuy nhiên theo em thì việc trích trước lương phép để hợp lý hơn nên ước tính theo tỷ lệ % trên lương thực tế kế hoạch phải trả sau khi trừ lương phép.
Như trên bác đã nói, mục đích của việc trích trước để tránh chênh lệch giá thành giữa các tháng trong trường hợp DN sản xuất hàng loạt, việc nghỉ phép không bố trí đều được trong năm.
Hàng tháng trích trước lương nghỉ phép ghi: N622/C335: Tỷ lệ trích trước x lương thực tế chi trả không gồm lương phép.
Ví dụ: DN có quỹ lương kế hoạch là 120/năm, lương phép ước tính là 2,5%/lương kế hoạch = 3. Do vậy tỷ lệ trích trước lương phép/lương kế hoạch sau khi trừ lương phép là:
3/(120-3) = 2,564%.
Trong tháng 1, lương thực tế là 9, lương phép là 1 thì hạch toán:
N622: 9
N335: 1
C334: 10.
Đồng thời trích trước lương phép ghi:
N622/C335: 0,231 (= 2,564% * 9).
Việc trích trước lương phép được tính trên lương thực tế chi trả hàng tháng sẽ hợp lý hơn vì lương thực tế hàng tháng gắn với sản lượng làm ra. Trong khi nếu ta trích trước theo một tỷ lệ trên quỹ lương kế hoạch sẽ làm cho việc trích trước không đảm bảo được việc dàn lương phép đều vào giá thành.
Tuy nhiên cách trích trước lương phép hàng tháng trên cơ sở lương kế hoạch thì việc tính toán có vẻ đơn giản hơn. Việc áp dụng như thế nào là tùy quan điểm kế toán DN.
 
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

Việc là thế này

Các bác rành giúp dùm vụ này với.
Cám ơn ạ

Dear!

Tiền lương nghỉ phép của CNSX không phải trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCD. Chỉ tiền lương nghỉ phép thôi đấy nhé.
Tiền lương làm việc trích bình thường hàng tháng theo đăng ký với cơ quan BHXH.

Huỳnh Minh Đại
 
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

Theo mình học thì lương nghỉ phép vấn tính BH
 
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

T cũng nghĩ vây?

---------- Post added at 03:31 ---------- Previous post was at 03:29 ----------

Cả nhà ơi cho T hỏi B bit chỗ nào tuyển kế toán không?bảo T với bây giờ T đang thất nghiệp nè!

---------- Post added at 03:32 ---------- Previous post was at 03:31 ----------

Nhà T ở huyện Gia Lâm, Hà Nội.T muốn tìm công việc kế toan cách nhà không quá 16km.Giúp T với cám ơn mọi người nhiều
 
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

Khi tính tiền lương nghỉ phép khi đã trích ở các kỳ trước hoặc trích trong kỳ này cho CNSX đều không phải trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ .Chỉ trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trên lương phải trả cho công nhân theo lương làm việc.
 
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

đánh dấu mai đọc tiếp :)
 
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

Một số DN có tính trích trước lương nghỉ phép, một số DN không trích.
Mục đích trích trước là để tránh dồn đội giá thành.
Các khoản trích theo lương cũng khá lớn.
Do đó, khi trích trước lương nghỉ phép thì người ta cũng trích trước luôn BHXH, BHYT và KPCĐ vào giá thành.
Cuối năm sẽ có bút toán điều chỉnh lại theo thực chi lương nghỉ phép.

Thông thường tiền lương nghỉ phép trích trước sẽ khoảng chừng 3% lương theo kế hoạch. Thường tính 10 ngày nghỉ phép năm / số ngày làm việc (với số ngày làm việc trong năm = 365 - 52 ngày Chủ nhật - 8 ngày Lễ Tết).
Và chỉ trích trước tiền lương nghỉ phép của CN trực tiếp, vì khoản lương này ảnh hưởng đến giá thành và đơn giá thành phẩm nhập kho.

Giả sử kế hoạch tiền lương CN trực tiếp hàng tháng là 50tr thì sẽ trích thêm 1,5tr tiền lương nghỉ phép tính vào giá thành.
Và cũng trích luôn BHXH, BHYT và KPCĐ phần DN chịu tính vào giá thành là 19% x 1,5tr = 0,285
Vậy:
  • N621 / C335 : 1,5 tr + 0,285 tr = 1,785 tr
Mức 19% ở trên là mức trích theo lương thực tế kế hoạch. Như vậy nếu lương đóng BHXH có khác với lương thực trả thì thường kế toán cũng không tính chi ly để trích cho chính xác vì bản thân khoản trích này không thể nào chính xác được.
Thường DN trích theo mức kinh nghiệm năm trước, có thể chọn mức trích 2,5% hoặc 2,7% lương kế hoạch, hoặc cũng có thể cao hơn (có DN cho nghỉ 15 ngày phép năm). Lấy số đó cộng thêm 19% để trích. Cuối năm sẽ tính lại.

Như vậy khi phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả thì lấy nguồn từ TK335 để chi trả lương + BHXH + BHYT + KPCĐ, còn tiền BHXH+BHYT trừ luơng thì trừ bình thường để nộp cho cơ quan BHXH.

Ví dụ tháng này lương thực tế phải trả cho những ngày làm việc là 47 tr và lương nghỉ phép là 2 tr. Ngoài ra biết rằng BHXH+BHYT phải nộp theo lương cấp bậc đã đăng ký là 30 tr x 23% = 6,9 tr (DN chịu 17% = 5,1 tr, trừ lương 6% = 1,8 tr); KPCĐ phải nộp 2% x 49 tr = 0,98tr
  • N622 / C334: 47 tr
  • N335 / C334 : 2 tr (Lương nghỉ phép)
  • N335 / C338: 0,38 tr (19% BHXH+BHYT+KPCĐ phải nộp trên phần lương nghỉ phép).
  • N622 / C338: 5,1 + 0,98 - 0,38 = 5,7 tr
    • Ở khỏan này thì vẫn tính theo 19% x 2 tr lấy từ TK335 và phần còn lại tính hết vào chi phí.
  • N334 / C338: 1,8 tr (trừ luơng).
Ngoài ra vẫn trích trước tiền lương nghỉ phép cho tháng này bình thường:
  • N622 / C335 : 1,5 tr + 0,285 tr = 1,785 tr
Như vậy khoản mục tiền lương tháng này tính vào giá thành là:
N622: 47 + 5,7 + 1,785 = 54,485 tr
Gồm 2 yếu tố:
  • Lương: 47 tr + 1,5 tr = 48,5 tr
  • BHXH+BHYT+KPCĐ: 5,7 + 0,285 = 5,985 tr
--------------------
Khi trích trước ta cũng có thể trích theo cách tính khác chút xíu:
Lấy kinh nghiệm các năm trước nếu lương thực tế 50 tr thì lương cấp bậc đóng BHXH là 30tr . Mức đóng BHXH+BHYT tính vào giá thành là 17% x 30tr = 5,1tr. Mức đóng KPCĐ là 2% x 50 tr = 1 tr
=> tỷ lệ thực tế đóng BHXH+BHYT+KPCĐ tính vào giá thành là 6,1 tr tương đương 12,2%.
Khi đó ta trích hàng tháng: 50tr (lương kế hoạch) x 3% (tỷ lệ nghỉ phép) x 112,2 % (luơng + BHXH+BHYT+KPCĐ).
Và khi chi ra từ nguồn TK335 thì cũng tính BHXH+BHYT+KPCĐ theo tỷ lệ 12,2%.

-----------
Vậy với câu hỏi "Có trích BHXH hay không?" thì cũng không biết trả lời sao.
Chỉ có thể trả lời: Không tính vào giá thành nữa nếu khi trích đã có tính vào giá thành rồi.

Ví dụ tháng này lương thực tế phải trả cho những ngày làm việc là 47 tr và lương nghỉ phép là 2 tr. Ngoài ra biết rằng BHXH+BHYT phải nộp theo lương cấp bậc đã đăng ký là 30 tr x 23% = 6,9 tr (DN chịu 17% = 5,1 tr, trừ lương 6% = 1,8 tr); KPCĐ phải nộp 2% x 49 tr = 0,98tr
cái này cho em hỏi tạo sao khi tính BH lại tính trên 30tr còn khi tính KPCĐ lại tính trên 49tr ạ?
em cảm ơn
 
Ðề: Lương nghỉ phép có trích BHXH

Ví dụ tháng này lương thực tế phải trả cho những ngày làm việc là 47 tr và lương nghỉ phép là 2 tr. Ngoài ra biết rằng BHXH+BHYT phải nộp theo lương cấp bậc đã đăng ký là 30 tr x 23% = 6,9 tr (DN chịu 17% = 5,1 tr, trừ lương 6% = 1,8 tr); KPCĐ phải nộp 2% x 49 tr = 0,98tr
cái này cho em hỏi tạo sao khi tính BH lại tính trên 30tr còn khi tính KPCĐ lại tính trên 49tr ạ?
em cảm ơn

có ai biết giải thích giùm em với ;)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top