Phân tích BCTC HAG: "Áp lực thanh khoản vẫn là bài toán khó mà HAGL cần sớm tìm ra lời giải"

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai tiền thân là xí nghiệp tự doanh Hoàng Anh được thành lập năm 1993. Xí nghiệp tự doanh chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức Công ty CP với tên gọi Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Ngày 22/12/2008, công ty chính thức niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán là HAG. Xuất phát điểm là một nhà máy nhỏ sản xuất đồ gỗ, giờ đây HAGL đã trở thành một tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó lấy cao su, thủy điện, khoáng sản và bất động sản làm các ngành chủ lực, tạo thế phát triển bền vững. Trong vòng 10 năm qua, nguồn thu chủ lực của HAGL đã thay đổi liên tục từ bất động sản sang mía đường, bò thịt và gần nhất là trái cây.

Mặc dù trái cây được dự đoán là mảng chủ lực đem lại doanh thu cho năm 2019, tuy nhiên sau 3 tháng đầu năm thì tình hình vẫn không mấy khả quan. Quý 1/2019, doanh thu thuần của công ty đạt 410 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán cũng giảm tương ứng 40% tuy nhiên chiếm đến 80% doanh thu nên lợi nhuận gộp chỉ đạt 85 tỷ đồng. Lãi gộp giảm mạnh nhưng chi phí lãi vay, chi phí bán hàng không có thay đổi đang kể so với cùng kỳ cộng với chi phí quản lý tăng làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh âm đến 252 tỷ. Tuy nhiên nhờ khoản bù đắp từ lợi nhuận khác và lãi ừ công ty liên kết nên quý 1 công ty vẫn lãi 21 tỷ đồng.

Bên cạnh tình hình kinh doanh giảm sút thì sức khỏe tài chính suy yếu cũng là vấn đề đáng quan tâm đối với HAG.

hag.png
Nhìn qua 9 quý có thể thấy công ty đã duy trì một tỷ lệ nợ khá cao, trung bình khoảng 65,81% và tổng nợ luôn cao hơn vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó HAG cũng vi phạm một số điều khoản của khoản vay và trái phiếu làm cho khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn bị nghi ngờ đáng kể. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty luôn ở mức dưới 1 lần và ngày càng giảm dần, đến quý 1/2019, khả năng thanh toán ngắn hạn chỉ đạt 0.45 lần. Đây chính là dấu hiệu cho thấy công ty đang mất dần khả năng tự chủ kinh kế và căn bệnh tài chính dùng nguốn vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Nhìn vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cũng dễ dàng thấy được điều này.

hag 1.png
Trong quý 1-2019, tài sản ngắn hạn của công ty giảm hơn 3.500 tỷ đồng, trong đó đáng kể là tài sản ngắn hạn khác giảm 3.351 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 97%. Ngược lại, tài sản dài hạn lại tăng thêm hơn 4.200 tỷ đồng chủ yếu là do tăng tài sản cố định 1.803 tỷ và tăng tài sản dở dang dài hạn 2.077 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng tăng thêm 663 tỷ đồng, trong đó có đến 597 tỷ đồng là nợ ngắn hạn. Như vậy, ở quý 1-2019, để mua sắm tài sản cố định và đầu tư vào các tài sản dở dang dài hạn, công ty đã phải bán tài sản ngắn hạn và vay thêm nợ ngắn.

Với gánh nặng nợ vay lớn, công ty đã phải đối mặt với nhiều khó khăn khi các khoản nợ đáo hạn, giá cổ phiếu xuống thấp, thiếu vốn đầu tư gia tăng diện tích cây ăn trái và đối diện với nguy cơ bị bán giải chấp để trả nợ cho các khoản vay đến hạn. Cho đến tháng 8/2018, sau khi kêu gọi hợp tác với Ô tô Trường Hải (THACO) thành công thì áp lực này mới được gỡ bỏ phần nào. Theo cam kết trong Thỏa thuận đầu tư, Thaco sẽ vừa tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ của HAGL, vừa hợp tác để đưa công ty nông nghiệp của bầu Đức là HAGL Agrico trở thành tập đoàn nông nghiệp hàng đầu Việt Nam nói riêng và trong khu vực Đông Nam Á nói chung.

Sau bắt tay với Thaco và thực hiện chiến lược tái cơ cấu đến nay vẫn chưa có những kết quả rõ ràng, mảng nông nghiệp vẫn chưa mang lại doanh thu ổn định, sức khỏe tài chính vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, giá cổ phiếu giảm sâu chỉ còn 4.900 đồng/cổ phiếu và như chủ tịch Tập đoàn HAGL đã nói: "Áp lực thanh khoản vẫn là bài toán khó mà HAGL cần sớm tìm ra lời giải". Bên cạnh đó, nhiều nhân sự chủ chốt cũng lần lượt rút khỏi HAGL Agrico kể từ khi THACO cùng tham gia điều hành. Với tình hình hiện tại, một mình THACO liệu có “cứu” được HAGL hay không vẫn là một dấu hỏi lớn.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
 
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai tiền thân là xí nghiệp tự doanh Hoàng Anh được thành lập năm 1993. Xí nghiệp tự doanh chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức Công ty CP với tên gọi Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Ngày 22/12/2008, công ty chính thức niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán là HAG. Xuất phát điểm là một nhà máy nhỏ sản xuất đồ gỗ, giờ đây HAGL đã trở thành một tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó lấy cao su, thủy điện, khoáng sản và bất động sản làm các ngành chủ lực, tạo thế phát triển bền vững. Trong vòng 10 năm qua, nguồn thu chủ lực của HAGL đã thay đổi liên tục từ bất động sản sang mía đường, bò thịt và gần nhất là trái cây.

Mặc dù trái cây được dự đoán là mảng chủ lực đem lại doanh thu cho năm 2019, tuy nhiên sau 3 tháng đầu năm thì tình hình vẫn không mấy khả quan. Quý 1/2019, doanh thu thuần của công ty đạt 410 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán cũng giảm tương ứng 40% tuy nhiên chiếm đến 80% doanh thu nên lợi nhuận gộp chỉ đạt 85 tỷ đồng. Lãi gộp giảm mạnh nhưng chi phí lãi vay, chi phí bán hàng không có thay đổi đang kể so với cùng kỳ cộng với chi phí quản lý tăng làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh âm đến 252 tỷ. Tuy nhiên nhờ khoản bù đắp từ lợi nhuận khác và lãi ừ công ty liên kết nên quý 1 công ty vẫn lãi 21 tỷ đồng.

Bên cạnh tình hình kinh doanh giảm sút thì sức khỏe tài chính suy yếu cũng là vấn đề đáng quan tâm đối với HAG.

Nhìn qua 9 quý có thể thấy công ty đã duy trì một tỷ lệ nợ khá cao, trung bình khoảng 65,81% và tổng nợ luôn cao hơn vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó HAG cũng vi phạm một số điều khoản của khoản vay và trái phiếu làm cho khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn bị nghi ngờ đáng kể. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty luôn ở mức dưới 1 lần và ngày càng giảm dần, đến quý 1/2019, khả năng thanh toán ngắn hạn chỉ đạt 0.45 lần. Đây chính là dấu hiệu cho thấy công ty đang mất dần khả năng tự chủ kinh kế và căn bệnh tài chính dùng nguốn vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Nhìn vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cũng dễ dàng thấy được điều này.

Trong quý 1-2019, tài sản ngắn hạn của công ty giảm hơn 3.500 tỷ đồng, trong đó đáng kể là tài sản ngắn hạn khác giảm 3.351 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 97%. Ngược lại, tài sản dài hạn lại tăng thêm hơn 4.200 tỷ đồng chủ yếu là do tăng tài sản cố định 1.803 tỷ và tăng tài sản dở dang dài hạn 2.077 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng tăng thêm 663 tỷ đồng, trong đó có đến 597 tỷ đồng là nợ ngắn hạn. Như vậy, ở quý 1-2019, để mua sắm tài sản cố định và đầu tư vào các tài sản dở dang dài hạn, công ty đã phải bán tài sản ngắn hạn và vay thêm nợ ngắn.

Với gánh nặng nợ vay lớn, công ty đã phải đối mặt với nhiều khó khăn khi các khoản nợ đáo hạn, giá cổ phiếu xuống thấp, thiếu vốn đầu tư gia tăng diện tích cây ăn trái và đối diện với nguy cơ bị bán giải chấp để trả nợ cho các khoản vay đến hạn. Cho đến tháng 8/2018, sau khi kêu gọi hợp tác với Ô tô Trường Hải (THACO) thành công thì áp lực này mới được gỡ bỏ phần nào. Theo cam kết trong Thỏa thuận đầu tư, Thaco sẽ vừa tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ của HAGL, vừa hợp tác để đưa công ty nông nghiệp của bầu Đức là HAGL Agrico trở thành tập đoàn nông nghiệp hàng đầu Việt Nam nói riêng và trong khu vực Đông Nam Á nói chung.

Sau bắt tay với Thaco và thực hiện chiến lược tái cơ cấu đến nay vẫn chưa có những kết quả rõ ràng, mảng nông nghiệp vẫn chưa mang lại doanh thu ổn định, sức khỏe tài chính vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, giá cổ phiếu giảm sâu chỉ còn 4.900 đồng/cổ phiếu và như chủ tịch Tập đoàn HAGL đã nói: "Áp lực thanh khoản vẫn là bài toán khó mà HAGL cần sớm tìm ra lời giải". Bên cạnh đó, nhiều nhân sự chủ chốt cũng lần lượt rút khỏi HAGL Agrico kể từ khi THACO cùng tham gia điều hành. Với tình hình hiện tại, một mình THACO liệu có “cứu” được HAGL hay không vẫn là một dấu hỏi lớn.

(Các ý kiến nêu trong bài phân tích ở trên hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân.)
Cái này anh chị tự phân tích ạ ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top