Báo cáo tài chính chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Thanh Thanh 2112

Member
Hội viên mới
Anh/chị cho em hỏi:
Công ty em là chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì BCTC em đang không biết có 2 phương án:
- Gửi hết chứng từ cho công ty mẹ hạch toán song song cả 2 công ty rồi cty mẹ lên BCTC luôn,
- Hay chi nhánh tự hạch toán lên BCTC riêng rồi gửi công ty mẹ làm BCTC hợp nhất ạ.
Làm theo cách nào thì đúng ạ
Em xin cảm ơn!
 
Chi nhánh phụ thuộc nên BCTC tập trung về công ty mẹ hạch toán bạn nhé.
 
Chi nhanhs có mã số thuế riêng, đuôi 001 ạ, xuất hóa đơn riêng so với cty mẹ ạ
 
Uhm, khi đăng ký Chi Nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc đều sẽ có MST riêng cho chi nhánh (Thêm 3 số sau MST của công ty ở trụ sở chính), chi nhánh sẽ phát hành hóa đơn riêng, bán hàng tại chi nhánh nào thì xuất đơn của chi nhánh đó, BC GTGT phải làm và nộp tại cơ quan thuếquản lý chi nhánh. Thuế môn bài cũng tự nộp tại chi nhánh. Nhưng BCTC thì nếu chi nhánh đăng ký hạch toán độc lập thì sẽ tự làm và nộp báo cáo. Chi nhánh đăng ký hạch toán phụ thuộc thì trụ sở chính sẽ lập BCTC chung cho tất cả các chi nhánh phụ thuộc. ( Chị nhớ không lầm là thông tư 156/2013/TT-BTC có quy định rõ về vấn đề này đó em) Tham khảo thêm giúp chị nhé.
 
Em hỏi vấn đề này nữa ạ:
Công ty em là công ty Logistics, có một số Lô hàng, Chi phí thì ở Chi nhánh, chi nhánh làm hàng, lấy hàng từ hải quan về, thuê xe vận chuyển đến khách hàng.
Nhưng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ xuất. Tiền khách hàng trả thì chuyển khoản về cho công ty mẹ. Hợp đồng ký giữa công ty mẹ và khách hàng.
Vậy ở chi nhánh em phải hạch toán như thế nào cho đúng được ạ?
 
Em hỏi vấn đề này nữa ạ:
Công ty em là công ty Logistics, có một số Lô hàng, Chi phí thì ở Chi nhánh, chi nhánh làm hàng, lấy hàng từ hải quan về, thuê xe vận chuyển đến khách hàng.
Nhưng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ xuất. Tiền khách hàng trả thì chuyển khoản về cho công ty mẹ. Hợp đồng ký giữa công ty mẹ và khách hàng.
Vậy ở chi nhánh em phải hạch toán như thế nào cho đúng được ạ?
136/336 -
hoac 138 / 338 - thu ho - chi ho
 
Em hỏi vấn đề này nữa ạ:
Công ty em là công ty Logistics, có một số Lô hàng, Chi phí thì ở Chi nhánh, chi nhánh làm hàng, lấy hàng từ hải quan về, thuê xe vận chuyển đến khách hàng.
Nhưng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ xuất. Tiền khách hàng trả thì chuyển khoản về cho công ty mẹ. Hợp đồng ký giữa công ty mẹ và khách hàng.
Vậy ở chi nhánh em phải hạch toán như thế nào cho đúng được ạ?
Chi phí thì hóa đơn cty con lấy ?
Doanh thu thì cty xuất ?
1 -> Cty con xuất hóa đơn cho cty mẹ :v
2 -> AHIHI
 
Thực chất là như thế này ạ: Khách hàng này là của chi nhánh ạ, nhưng chi nhánh mới thành lập chưa có đủ điều kiện để ký hợp đồng nên chi nhánh nhờ công ty mẹ ký hộ hợp đồng và xuất hóa đơn, thu tiền. công ty mẹ xuất hóa đơn cho khách hàng theo debit chi nhánh gửi cho công ty mẹ ạ. Chi phí thì chi nhánh thực hiện làm thủ tục hải quan, lấy hàng về cho khách, thuê xe vận chuyển hàng về cho khách hàng.
 
Thực chất là như thế này ạ: Khách hàng này là của chi nhánh ạ, nhưng chi nhánh mới thành lập chưa có đủ điều kiện để ký hợp đồng nên chi nhánh nhờ công ty mẹ ký hộ hợp đồng và xuất hóa đơn, thu tiền. công ty mẹ xuất hóa đơn cho khách hàng theo debit chi nhánh gửi cho công ty mẹ ạ. Chi phí thì chi nhánh thực hiện làm thủ tục hải quan, lấy hàng về cho khách, thuê xe vận chuyển hàng về cho khách hàng.
Công ty con ghi nhận các chi phí MUA HÀNG - VẬN CHUYỂN => XUẤT HÓA ĐƠN , với người mua là KHÁCH HÀNG = CÔNG TY MẸ
 
Hôm trước có một chị bảo em là chi nhánh không xuất lại hóa đơn cho công ty mẹ được. Công ty mẹ thì xuất được cho chi nhánh thoải mái
 
Hôm trước có một chị bảo em là chi nhánh không xuất lại hóa đơn cho công ty mẹ được. Công ty mẹ thì xuất được cho chi nhánh thoải mái
Thứ nhất, Căn cứ Điều 190 Luật doanh nghiệp 2014 quy định quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con như sau:

“1. Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.”

Như vậy, có thể thấy các hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng. Nên công ty con và công ty mẹ vẫn có quyền được ký hợp đồng mua bán hàng hóa.
Vấn đề xuất hóa đơn thì căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau:

Điều 16. Lập hóa đơn.

1.Nguyên tắc lập hóa đơn.

a, Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.

b, Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, hàng hóa dihjc vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, người tiêu dùng (trừ hàng luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.



c, Hóa đơn được lập một lần thành nhiều lần. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.

d, Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp bán hàng hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm cùng sử dụng hình thức hóa đơn đặt in có cùng ký hiệu theo phương thức phân chia cho từng cơ sở trong toàn hệ thống thì tổ chức kinh doanh phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng hóa đơn cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm. Các đơn vị trực thuộc, cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng hóa đơn theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn trong phạm vi số hóa đơn được phân chia.

Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được ủy nhiệm đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một máy chủ thì tổ chức kinh doanh phải có quyết định phương án cụ thể về việc truy xuất ngẫu nhiên của các cơ sở bán hàng và đơn vị được ủy nhiệm. Thứ tự lập hóa đơn được tính từ số nhỏ đến số lớn cho hóa đơn truy xuất toàn hệ thống của tổ chức kinh doanh.”

Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn

1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

Công ty mẹ và công ty con ký hợp đồng mua bán hàng hóa thì có thể xuất hóa đơn theo quy định trên.
 
Chào mọi người,
Em có thắc mắc mong được giải đáp:
Tháng 11 công ty mẹ xuất 2 HĐ cho công ty con khác tỉnh (hạch toán phụ thuộc): HĐ thiết bị phát wifi + HĐ cước mạng đi kèm. Vậy em ghi nhận doanh thu như thế nào? Vì do 2 HĐ này làm công ty mẹ đang lãi ạ.
Em cám ơn!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top