Cách hạch toán mở LC

suploxuhao

Member
Hội viên mới
:helpsmilie:Có nghiệp vụ này rất mong nhận được giải pháp của các pác giàu kinh nghiệm giúp em:
Ngày 14/12/2007 ký quỹ mở LC (40%)
Ngày 22/01/2008 Thanh toán 60% LC còn lại
Ngày 14/02/2008 hàng về, lâp tờ khai nhập khẩu (nhận đủ bộ chứng từ, hàng đã về kho cty)
Toàn bô tiền thanh toán là của cty (không vay ngân hàng)
Kíu em nhanh với các pác ui:gun_bandana:
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

:helpsmilie:Có nghiệp vụ này rất mong nhận được giải pháp của các pác giàu kinh nghiệm giúp em:
Ngày 14/12/2007 ký quỹ mở LC (40%)
Mở LC ghi : N144/ C112 40%
Ngày 22/01/2008 Thanh toán 60% LC còn lại
N331/C112 60%
Ngày 14/02/2008 hàng về, lâp tờ khai nhập khẩu (nhận đủ bộ chứng từ, hàng đã về kho cty)
Toàn bô tiền thanh toán là của cty (không vay ngân hàng)
Kíu em nhanh với các pác ui:gun_bandana:
N156 100%
C331 60%
C144 40%

Thân
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

:helpsmilie:Có nghiệp vụ này rất mong nhận được giải pháp của các pác giàu kinh nghiệm giúp em:
Ngày 14/12/2007 ký quỹ mở LC (40%)
N144: tỷ giá thực tế
C112: tỷ giá ghi sổ tiền
C515 (N635) chênh lệch.
Đồng thời: Có 007.
Ngày 22/01/2008 Thanh toán 60% LC còn lại
N331: Tỷ giá thực tế
C144: Tỷ giá ghi sổ của khoản ký quỹ (nếu cùng kỳ thì chính là tỷ giá khi ký quỹ).
C112: Tỷ giá ghi sổ TGNH
C515 (N635) chênh lệch.
Đồng thời: Có 007.
Ngày 14/02/2008 hàng về, lâp tờ khai nhập khẩu (nhận đủ bộ chứng từ, hàng đã về kho cty)
Toàn bô tiền thanh toán là của cty (không vay ngân hàng)
Kíu em nhanh với các pác ui:gun_bandana:
N156, 152, 211: Tỷ giá thực tế nhập
C331: tỷ giá ghi sổ (= tỷ giá ngày trả nếu hàng về cùng kỳ với trả tiền, ghi N331).
C515 (N635) chênh lệch.
Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt:
N152, 156, 211/C333.
Thuế GTGT: N133/C33312.
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

Theo như em hiểu thì chỉ đánh giá chênh lệch tỷ giá khi có sự chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ và tỷ giá trên chứng từ. Cách hạch toán của bác hơi rối. Em thấy hạch toán như bác Đại Pàng ở NV ngày 14/12 & 22/01 là đơn giản hơn,còn NV ngày 14/02/08, theo em:
N156:Tỷ giá thực tế nhập
C331: tỷ giá ghi sổ
C144: tỷ giá ghi sổ
C515(N635): Chênh lệch
Thực ra em cung chỉ dựa vào cách hạch toán của 2 pác để đưa ra ý kiến của em thui. Cảm ơn các pác nhìu nhé!:thumbup:
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

Theo như em hiểu thì chỉ đánh giá chênh lệch tỷ giá khi có sự chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ và tỷ giá trên chứng từ. Cách hạch toán của bác hơi rối. Em thấy hạch toán như bác Đại Pàng ở NV ngày 14/12 & 22/01 là đơn giản hơn,còn NV ngày 14/02/08, theo em:
N156:Tỷ giá thực tế nhập
C331: tỷ giá ghi sổ
C144: tỷ giá ghi sổ
C515(N635): Chênh lệch
Thực ra em cung chỉ dựa vào cách hạch toán của 2 pác để đưa ra ý kiến của em thui. Cảm ơn các pác nhìu nhé!:thumbup:

Ngày 22/01 đã thanh toán cho người bán và tất toán L/C rồi thì cần hạch toán vào 331 để ghi nhận thanh toán trước khi nhận hàng, ghi 144 để tất toán khoản ký quỹ mở L/C.
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

Ngày 22/01 đã thanh toán cho người bán và tất toán L/C rồi thì cần hạch toán vào 331 để ghi nhận thanh toán trước khi nhận hàng, ghi 144 để tất toán khoản ký quỹ mở L/C.

Ơrêkaaaaaaa! Em hiểu vấn đề hơn rồi. Cảm ơn P nhìu nhìu.
Tiện cho e hỏi: Bên cty e có thuê dich vụ làm khai thuê HQ, nhưng do có sư nhầm lần họ đã xuất 2 lần hóa đơn. Nay họ xuất lai hóa đơn mới điều chỉnh giảm giá hoá đơn đã xuất. Khi nhận hóa đơn này e fải hach toán như nào pác nhỉ???
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

Về kê khai VAT: điều chỉnh trên tờ khai của tháng nhận được hóa đơn điều chỉnh.
Về hạch toán: Về lý thuyết thì bạn phải hạch toán chi phí thuê kê khai Hải quan vào chi phí của tài sản mua vào (N152, 156, 211). Do đó nếu bạn chưa hạch toán hóa đơn trùng đó thì không cần điều chỉnh gì. Nếu bạn đã hạch toán thì lập bút toán đảo để ghi giảm: N111, 112, 331/C152, 156, 211.
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

Nhìn vào định khoản của Hientn ở bài #3 thi thấy tình hình đã được ghi nhận là:
  • Ngày 14/12/07: Ký quỹ mở L/C 40%.
  • Ngày 22/01/07: Đổi ý, không thanh toán bằng L/C nữa mà rút lại tiền L/C và thêm 60% để trả cho người bán bằng phương pháp khác (có thể là T/T).
  • Ngày 14/02/08: hàng về.
Phương pháp thanh toán qua L/C là khi 2 bên cùng không tin tưởng nhau.
Bên bán buộc bên mua phải có tiền ký quỹ thì mới giao hàng.
Bên mua cũng không tin bên bán nên không muốn trả tiền trước khi nhận hàng.
Vậy nếu trả bằng L/C thì không có TK 331.
Tiền ký quỹ L/C vẫn là tiền của người mở L/C, ngân hàng vẫn tính lãi tiền gửi cho người mở. Chỉ sau khi người mua đã nhận đủ hàng thì ngân hàng mới trả tiền cho bên bán.

Ngày 14/12/2007 ký quỹ mở LC (40%)
Ngày 22/01/2008 Thanh toán 60% LC còn lại
Ngày 14/02/2008 hàng về, lâp tờ khai nhập khẩu (nhận đủ bộ chứng từ, hàng đã về kho cty)
Suploxuhao hãy nói rõ hơn chỗ Thanh toán 60% LC còn lại là chuyện gì:
  1. Nộp tiếp 60% vào cho đủ để mở L/C?
  2. Hay là trả trực tiếp cho người bán? Lý do gì lại thay đổi ý ban đầu?
Bạn hãy xem kỹ lại chứng từ ngân hàng báo như thế nào.
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

Phương pháp thanh toán qua L/C là khi 2 bên cùng không tin tưởng nhau.
Bên bán buộc bên mua phải có tiền ký quỹ thì mới giao hàng.
Bên mua cũng không tin bên bán nên không muốn trả tiền trước khi nhận hàng.
Vậy nếu trả bằng L/C thì không có TK 331.
Tiền ký quỹ L/C vẫn là tiền của người mở L/C, ngân hàng vẫn tính lãi tiền gửi cho người mở. Chỉ sau khi người mua đã nhận đủ hàng thì ngân hàng mới trả tiền cho bên bán.
Theo thông lệ quốc tế về L/C thì khi bên bán xuất trình được bộ chứng từ giao hàng phù hợp với L/C mà bên mua đã mở thì bên bán được ngân hàng thanh toán.
Theo em hiểu thì ban đầu ký quỹ mở L/C bằng 40% giá trị hợp đồng, sau đó khi bên xuất khẩu nộp bộ chứng từ thanh toán thì ngân hàng sẽ dùng 40% tiền ký quỹ mở L/C này và trích từ tài khoản của người nhập khẩu để thanh toán nốt (60%) phần còn lại của hợp đồng.
Kể ra thì đúng như theo bác là khi thanh toán bằng L/C thì không cần hạch toán qua 331 vì khi hàng đã bàn giao cho người vận chuyển theo điều kiện FOB, CIF là hàng hóa được xác định là của bên mua rồi (đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích).
Tuy nhiên các DN thường chỉ hạch toán hàng nhập khẩu là hàng mua khi hàng đã về đến cảng nhập. Do đó khi ngân hàng thanh toán tiền cho bên xuất khẩu mà bên nhập khẩu chưa nhận được hàng thì bên nhập khẩu hạch toán qua TK 331 coi như trả trước cho người bán. Khi hàng về đối trừ các TK 152, 156, 211 với TK 331, chênh lệch tỷ giá nếu có hạch toán vào 515, 635.
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

Theo thông lệ quốc tế về L/C thì khi bên bán xuất trình được bộ chứng từ giao hàng phù hợp với L/C mà bên mua đã mở thì bên bán được ngân hàng thanh toán.
Theo em hiểu thì ban đầu ký quỹ mở L/C bằng 40% giá trị hợp đồng, sau đó khi bên xuất khẩu nộp bộ chứng từ thanh toán thì ngân hàng sẽ dùng 40% tiền ký quỹ mở L/C này và trích từ tài khoản của người nhập khẩu để thanh toán nốt (60%) phần còn lại của hợp đồng.
Kể ra thì đúng như theo bác là khi thanh toán bằng L/C thì không cần hạch toán qua 331 vì khi hàng đã bàn giao cho người vận chuyển theo điều kiện FOB, CIF là hàng hóa được xác định là của bên mua rồi (đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích).
Tuy nhiên các DN thường chỉ hạch toán hàng nhập khẩu là hàng mua khi hàng đã về đến cảng nhập. Do đó khi ngân hàng thanh toán tiền cho bên xuất khẩu mà bên nhập khẩu chưa nhận được hàng thì bên nhập khẩu hạch toán qua TK 331 coi như trả trước cho người bán. Khi hàng về đối trừ các TK 152, 156, 211 với TK 331, chênh lệch tỷ giá nếu có hạch toán vào 515, 635.
Vẫn chưa hiểu là:
Tại sao bên bán lại giao đủ hàng khi mà họ chỉ được NH báo là bên mua mở L/C với trị giá chỉ bằng 40% lô hàng mà họ chuẩn bị giao?
Nếu bên bán vẫn giao đủ hàng thì ai đảm bảo bên mua có đủ tiền để trả? NH bên mua chỉ đảm bảo 40% thôi mà.

Theo tôi thì khả năng xảy ra là:
Ngày 22/01 bên mua có đủ tiền nên đã ký quỹ thêm 60%. Vài ngày sau bên bán mới giao hàng. Và sau đó NH bên mua nhận giấy báo của NH bên bán và chuyển L/C trả cho bên bán.

Nếu 2 bên tin tưởng nhau thì đã không dùng L/C rồi. Sao lại có chuyện vừa tin lại vừa không tin. Tổng số phát sinh ở 144 phải đúng bằng tiền hàng. Nếu nó chỉ bằng 40% tiền hàng thì lạ lắm.

Suploxuhao hãy xem lại chứng từ trước đã.
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

Đúng là Suploxuhao chưa nêu rõ các điều khoản.
Khi DN mở L/C thì ngân hàng yêu cầu ký quỹ, số tiền ký quỹ là bao nhiêu phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm giữa ngân hàng và người nhập khẩu, thường là từ 30% đến 100% giá trị lô hàng.
Thanh toán bằng L/C thì khi bên bán xuất trình được bộ chứng từ thanh toán (bao gồm cả chứng từ giao hàng cho người vận chuyển, invoice,...) thì ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.
Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
Thanh toán bằng thư tín dụng là một sự thoả thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định để nhập khẩu trong thư tín dụng.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
+ Người xin mở thư tín dụng:là người mua, người nhập khẩu hàng hoá
+ Ngân hàng mở thư tín dụng: là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
+ Người hưởng lợi thư tín dụng: là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
+ Ngân hàng thông báo thư tín dụng ở nước người hưởng lợi
Trình tự thanh toán bằng thư tín dụng:(1): Người nhập khẩu nộp đơn xin mở thư tín dụng, gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
(2): Căn cứ vào yêu cầu và đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo về việc mở thư tín dụng đó và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
(3): Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu về toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
(4): Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng nếu không thì đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng.
(5): Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán.
(6): Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
(7): Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu.
(8): Người nhập khẩu kiểm tra, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì hoàn trả lại tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách hạch toán mở LC

Theo tôi thì khả năng xảy ra là:
Ngày 22/01 bên mua có đủ tiền nên đã ký quỹ thêm 60%. Vài ngày sau bên bán mới giao hàng. Và sau đó NH bên mua nhận giấy báo của NH bên bán và chuyển L/C trả cho bên bán.
Em không nghĩ cách nêu ra vấn đề của e lại gây khó hiểu cho mọi người như thế.
14/12: ký quỹ 40% mở LC của giá trị hợp đồng( giá tri lô hàng)
22/01: Thanh toán 60% còn lai LC (nộp tiếp vào 60% cho đủ mở LC)
Nếu trong trường hơp này thì theo các bác nên hach toán như thế nào cho đúng?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách hạch toán mở LC

Bạn hạch toán như sau:
1 Nợ TK 144
Có TK 112
2 Thanh toan 60 % hợp đồng
Nợ TK 111,112
Có TK 331
Dong thoi
No TK 144
Có TK 331
Chào

cách hạch toán của vansi200780 sao lạ thế, vậy thì số dư 144 và 331 sao đây?
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

Bạn hạch toán như sau:
1 Nợ TK 144
Có TK 112
2 Thanh toan 60 % hợp đồng
Nợ TK 111,112
Có TK 331
Dong thoi
No TK 144
Có TK 331
Chào

cách hạch toán của vansi200780 sao lạ thế, vậy thì số dư 144 và 331 sao đây?
Vansi ghi nhầm bên chút xíu ấy mà.

2. Thanh toán 60 % hợp đồng
  • Có TK 111,112: 60%
  • Nợ TK 331: 60%
Đồng thời
  • Có TK 144: 40%
  • Nợ TK 331: 40%
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

Em không nghĩ cách nêu ra vấn đề của e lại gây khó hiểu cho mọi người như thế.
14/12: ký quỹ 40% mở LC của giá trị hợp đồng( giá tri lô hàng)
22/01: Thanh toán 60% còn lai LC (nộp tiếp vào 60% cho đủ mở LC)
Nếu trong trường hơp này thì theo các bác nên hach toán như thế nào cho đúng?
Vì ở chỗ màu đỏ đó.
Vì không nói rõ chỗ đó nên Hientn đã định khoản tắt.
Theo #3 thì ngày 22/01 chuyển khoản 60% trả + chuyển 40% bằng L/C.
Và Vansi cũng định khoản giống như vậy.

Theo tôi thì - như đoạn số 8 Trình tự thanh toán bằng thư tín dụng mà Hientn đã post thì NH trả cho bên bán rồi bên mua trả tiền lại cho NH. Cũng đoạn 8 này nói rằng bên mua chỉ chấp nhận trả tiền khi đã kiểm tra chứng từ, mà chứng từ này là chứng từ giao hàng - quyền sở hữu đã chuyển giao cho bên mua. Mua bán đã xảy ra, tiền trả sau -> có nên ghi 331?

Nhưng ta cũng có thể ghi tắt như Hientn và Vansi được vì ngay khi NH trả tiền bên bán thì NH cũng đồng thời khấu trừ vào TK TGNH của ta. Mặc dù trên chứng từ có thể là ghi: nộp tiếp 60% và trả 100% bằng L/C cho bên bán (2 nghiệp vụ riêng nhau). -> tất toán 144 và ghi Có 112 60% cùng chung 1 định khoản cũng không có vấn đề gì lớn.

Theo tôi ghi Nợ 331 là không hay bằng ghi Nợ 151 - "Hàng mua đang đi đường" thì hay hơn. Bởi vì theo phương thức L/C thì ta không phải là chấp nhận hồ sơ mà là ta đã nhận hàng.
Vả chăng lên BCDKT thì Số dư Nợ 331 không đẹp bằng SD Nợ 151.:iagree:
 
Ðề: Cách hạch toán mở LC

To Suploxuhao : Cách thức định khỏan thì mọi người đã trình bày hết rùi. Tùy theo nhu cầu quản lý của DN bạn mà bạn lựa chọn cho mình cách hạch toán nhé. Ý kiến đưa vào 151 của bác Muontennguoi Đại Bàng thấy cũng là 1 cách hay bạn nên xem xét để áp dụng
Thân
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top