Ðề: Cách đóng dâu vào sổ sách khi đã thay đổi con dấu ?
cách 1 : scan lại con dấu cũ + chữ kí các sếp cũ
rồi in màu ra mà dùng
gianh hồ bảo chiêu này là CÔNG NGHỆ CAO
cách 2 : kiếm con dấu cũ mà dùng ( khắc lại hay xyz gì thì tùy bạn ) - chiêu này giang hồ bảo là LỐI CŨ TÌM VỀ
cách 3 : bất chấp tất cả , cứ đóng dấu mới đi e - giang hồ gọi là TUYỆT VỌNG TÌM ĐƯỜNG SỐNG
cách 4 : quyết toán sớm + nôp phạt sớm - hay chia đôi rủi ro vs cán bộ thuế gianbg hồ gọi là : TỰ GIÁC SẼ ĐC KHOAN HỒNG
cách 5 : hso vẫn làm , và con dấu vẫn k đóng : KIÊM TRUNG TRUNG BẤT KHUẤT , THÀ CHẾT K KHAI :
tùy bạn thik cách nào thì dùng
Hành vi của em đã phạm vào tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự. . Khi quyết định hình phạt Toà án sẽ căn cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Em có thể tham khảo quy định dưới đây:
“Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
A) Có tổ chức;
B) Phạm tội nhiều lần;
C) Gây hậu quả nghiêm trọng;
D) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
C) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
D) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
Đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
E) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
G) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
H) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
I) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
K) Phạm tội do lạc hậu;
L) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
M) Người phạm tội là người già;
N) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
O) Người phạm tội tự thú;
P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
Q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
R) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
S) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
A) Phạm tội có tổ chức;
B) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
C) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
D) Phạm tội có tính chất côn đồ;
Đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
E) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
G) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
H) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
I) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
K) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
L) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
M) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
N) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
O) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.