Cách vào sổ cái

builan_90_tn

New Member
Hội viên mới
Em đang học cách làm kế toan.Cô giáo dạy chúng em theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Căn cứ vào chứng từ chúng em lập bảng tổng hợp chứng từ gốc cho các loại hóa đơn như. Phiếu thu, phiếu chi, phiêu nhập, phiếu xuất, doanh thu, giấy báo nợ, giấy báo có.
Tương tự chúng em lập chứng từ ghi sổ cho các loại chứng từ này. Sau đó căn cứ vào chứng từ này vào sổ cái.
Khi vào sổ cái thì mục diện giải chỉ cần ghi " chứng từ ghi sổ số...."
VD đối với TK 111 trong mục diễn giải ghi : "Chứng từ ghi sổ số 01/PT" đối với phiếu thu và " chứng từ ghi sổ số 01/PC" đối với phiếu chi.
Tương tự như vậy em vào sổ cái được đối với các tài khoản 156- căn cứ vào chứng từ ghi sổ của phiếu xuất kho. TK 511 - căn cứ vào chứng từ ghi sổ của doanh thu...
Nhưng em không biết cách vào sổ cái đối với TK 133, 142, 333, 632... và các tài khoản mà mình không lập chứng từ ghi sổ.
Các anh chị bảo cho em cách vào sổ cái đối với những tài khoản này với.
Em xin chân thành cảm ơn và rất mong được chỉ bảo
 
Ðề: Cách vào sổ cái

Khi bạn lập chứng từ ghi sổ cho các phiếu chi thì bạn hãy chú ý : đây là ta đang lập chứng từ ghi sổ cho bên Có TK 111 và do đó bên Nợ sẽ bao gồm các TK đối ứng : 15..., 133,142,642...
Tương tự khi bạn lập chứng từ ghi sổ cho các phiếu thu , thì có nghĩa là ta đang lập chứng từ ghi sổ cho bên Nợ TK 111... và tuần tự như thế cho các chứng từ ghi sổ khác

Như vậy có nghĩa là khi bạn lập chứng từ ghi sổ cho phiếu chi thì cũng có nghĩa bạn đã lập chứng từ ghi sổ cho các TK đối ứng của nó . Từ chứng từ ghi sổ đã lập, khi bạn ghi vào sổ cái TK 111 (bên có TK 111) (phiếu chi) thì đồng thời cũng từ chứng từ ghi sổ đó, bạn ghi vào sổ cái các TK đối ứng với nó (ghi Nợ)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách vào sổ cái

thế nếu vậy thì cột các tài khoản đối ứng của tài khoản 133 chẳng hạn thi ghi mỗi TK111 thôi ah hay ghi đầy đủ các tài khoản ra?
 
Ðề: Cách vào sổ cái

thế nếu vậy thì cột các tài khoản đối ứng của tài khoản 133 chẳng hạn thi ghi mỗi TK111 thôi ah hay ghi đầy đủ các tài khoản ra?

Không hiểu ý bạn hỏi, nhưng cách ghi với TK 133 cũng sẽ giống như cách ghi của TK mà tôi đã nói ở còm trên.

Nói thêm thế này, khi lập chứng từ ghi sổ trong H.Thức kế toán CTGS, ta phải nhất quán trong cách lập vì nếu không như thế, ta sẽ không biết mình đang làm gì (như lạc vào mê hồn trận vậy) .

Lấy ví dụ thế này, bạn có thể căn cứ vào tính chất của chứng từ để lập chứng từ ghi sổ :
+ Phiếu thu tiền ứng với các hóa đơn đầu ra: lập CTGS ghi nợ TK 111 . Tương tự cho CTGS ghi Nợ TK 131
+ Phiếu chi tiền : ứng với các hóa đơn đầu vào lập CTGS ghi Có TK 111 và CTGS ghi Có TK 331
+ Thu chi tiền gửi, tiền vay ....
...
Cách lập CTGS này ta thuần túy căn cứ vào hệ chứng từ gốc phát sinh trong quá trình hoạt động của DN : hệ hóa đơn (đầu vào, đầu ra), Hệ chứng từ ngân hàng, hệ chứng từ nội sinh ... với cách lập này cần chú ý tính trùng lắp của các nghiệp vụ về TM và TGNH .

Còn có cách khác để lập, cách này thì chuẩn mực hơn tránh được sự trùng lặp dữ liệu nhưng sẽ tốn công in ấn nhiều hơn : lập CTGS, ghi CÓ cho tất cả các TK phát sinh .

Sau khi lập xong , kiểm tra số phát sinh trên tất cả các CTGS đã lập với tổng số phát sinh nợ hoặc với tổng số phát sinh có trên bảng cân đối TK , bằng nhau thì xem như ta đã lập đầy đủ các CTGS cần thiết.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách vào sổ cái

mà cho em hỏi luôn với ạ, tại sao tổng phát sinh nợ luôn bằng tổng phát sinh có tại mọi thời điểm vậy aj? cô em hỏi mà e ko biết trả lời thế nào
 
Ðề: Cách vào sổ cái

mà cho em hỏi luôn với ạ, tại sao tổng phát sinh nợ luôn bằng tổng phát sinh có tại mọi thời điểm vậy aj? cô em hỏi mà e ko biết trả lời thế nào

Mỗi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ta luôn ghi : Nợ TK ../ Có TK .. : Số tiền . Khi ghi Nợ 1 số tiền vào một (hay nhiều) TK nào đó thì cũng đồng thời ghi Có với cùng số tiền ấy cho 1 (hay nhiều TK khác) vậy nên sau khi định khoản xong (thời điểm) SPS Nợ = SPS Có .
Tập hợp cho nhiều nghiệp vụ kinh tế thì vẫn thế, nghĩa là, cứ sau mỗi nghiệp vụ , ta vẫn có : Tổng SPS Nợ = tổng SPS Có .
 
Ðề: Cách vào sổ cái

em cảm ơn ạ, nhưng ví dụ về các trường hợp tổng quát của phương trình kế toán là thế nào vậy ạ?
 
Ðề: Cách vào sổ cái

em cảm ơn ạ, nhưng ví dụ về các trường hợp tổng quát của phương trình kế toán là thế nào vậy ạ?

Để nói vấn đề này, bạn nói xem bạn đã hiểu gì về cách ghi chép quá trình tăng giảm của các tài khoản phản ánh tài sản và nguồn vốn.
 
cho em hỏi ké với thế trong một nghiệp vụ gồm nhiều có và nhiều nợ thì mình phải làm thế nào ạ? ví dụ nợ 112, nợ 131,có 511,có 3331 thì làm như thế nào ạ? Em cảm ơn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top