làm tròn khi viết thuế xuất trong HĐ GTGT

elm chen

Member
Hội viên mới
chả là em mới nhận đc 1 HĐ về nước uống đóng bình
đơn giá: 45 455
Số lượng: 33 bình
cộng tiền: 1.500.015
thuế suất : 150.002
thành tiền: 1.650.017
làm tròn thuế suất như thế này không đúng thì phải
mọi ng coi giúp em với
 
Ðề: làm tròn khi viết thuế xuất trong HĐ GTGT

hàng đơn vị đồng nếu>5 bạn vẫn làm tròn được nhé
 
Ðề: làm tròn khi viết thuế xuất trong HĐ GTGT

hàng đơn vị đồng nếu>5 bạn vẫn làm tròn được nhé
thường là làm tròn sau dấu phẩy
đằng này vẫn trước thấy ng ta làm tròn thấy kì kì
"015=> 02 " => chắc vẫn đc
:-?
 
Ðề: làm tròn khi viết thuế xuất trong HĐ GTGT

thường là làm tròn sau dấu phẩy
đằng này vẫn trước thấy ng ta làm tròn thấy kì kì
"015=> 02 " => chắc vẫn đc
:-?
đơn vị đồng b có thể làm tròn đuợc rồi, ko vấn đề j ban?
Nghe chừng b rất cẩn thận và tỷ mý
 
Ðề: làm tròn khi viết thuế xuất trong HĐ GTGT

Nếu số lẻ thập phân từ 0=> 4 thì giữ nguyên giá trị
Ví dự: 100,001.4 = 100,001
Nếu số lẻ thập phân từ 5=> 9 thì tăng gí trị phần đơn vị lên 1 số tiến
Ví dụ: 100,001.5 = 100,002
Bạn được phép làm tròn phần thuế xuất sao cho tổng giá chưa thuế + thuế VAT = Tổng tiền thanh toán là được
= > trường hợp của bạn OK ko ai bắt bẻ cả

Nhưng nếu như thế này thì sẽ có vấn đề
Ví dụ:
Nợ 153 = 25.876.363
Nợ 1331 = 2.587.634
Có 331 = 28.464.000
Khi kiểm tra lại
Nợ 153 = 25.876.363
Nợ 1331 = 2.587.634
Có 331 = 28,463,997 # 28.464.000 = 28.464.000 => bên bán đang làm sai lệch = 28.464.000-28,463,997=3 xu, Đáng lẽ ra bên bán phải làm 3 xu kia vào phần VAT 1331 luôn = 2.587.634 + 3 = 2,587,637
Thì mới đúng:
Nợ 153 = 25.876.363
Nợ 1331 = 2,587,637
Có 331 = 28.464.000
 
Ðề: làm tròn khi viết thuế xuất trong HĐ GTGT

Nếu số lẻ thập phân từ 0=> 4 thì giữ nguyên giá trị
Ví dự: 100,001.4 = 100,001
Nếu số lẻ thập phân từ 5=> 9 thì tăng gí trị phần đơn vị lên 1 số tiến
Ví dụ: 100,001.5 = 100,002
Bạn được phép làm tròn phần thuế xuất sao cho tổng giá chưa thuế + thuế VAT = Tổng tiền thanh toán là được
= > trường hợp của bạn OK ko ai bắt bẻ cả

Nhưng nếu như thế này thì sẽ có vấn đề
Ví dụ:
Nợ 153 = 25.876.363
Nợ 1331 = 2.587.634
Có 331 = 28.464.000
Khi kiểm tra lại
Nợ 153 = 25.876.363
Nợ 1331 = 2.587.634
Có 331 = 28,463,997 # 28.464.000 = 28.464.000 => bên bán đang làm sai lệch = 28.464.000-28,463,997=3 xu, Đáng lẽ ra bên bán phải làm 3 xu kia vào phần VAT 1331 luôn = 2.587.634 + 3 = 2,587,637
Thì mới đúng:
Nợ 153 = 25.876.363
Nợ 1331 = 2,587,637
Có 331 = 28.464.000

cho em hỏi với, CT em bán 2 chiếc ghế có giá 1.015.000đ, 507.500đ/1c cả thuế.
Khi viết trên hóa đơn thì nên viết thế nào ạ ?
SL : 02 - Đơn giá : 461.363,64 - Thành tiền : 922.727,3 - GTGT : 92.272,7 - Tổng tiền : 1.015.000
SL : 02 - Đơn giá : 461.363,6 - Thành tiền : 922.727,2 - GTGT : 92.272,7 - Tổng tiền : 1.014.999,9
SL : 02 - Đơn giá : 461.364 - Thành tiền : 922.728 - GTGT : 92.273 - Tổng tiền : 1.015.001

Tùy trường hợp số lượng hàng thế nào mà em viết 1 hoặc 2 số sau dấu phẩy sao cho tổng số tròn trịa nhưng chị kế toán trưởng bảo em không được viết như thế, phải viết chẵn như cách số 3 tức là không được viết thêm số sau dấu phẩy và phải để tổng tiền tròn hàng nghìn hoặc trăm đồng. Chị ấy bảo trong HTKK không có số sau dấu phẩy nên em viết hóa đơn gốc cũng phải như thế, em viết thế kia thuế người ta làm khó không chấp nhận. Thực tế thì nếu cứ viết chẵn đến hàng nghìn như thế thì với nhiều trường hợp tổng tiền hàng khó mà tròn trịa được.
Các anh chị giúp em với ạ !!!
Em cảm ơn !!!
 
Ðề: làm tròn khi viết thuế xuất trong HĐ GTGT

Vẫn làm tròn thế được bạn à
 
Quy định về làm tròn số trên hóa đơn GTGT

vCăn cứ pháp lý:

ü Điều 17 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ban hành ngày 31/5/2004 quy định chi tiết thi hành Luật kế toán thì việc làm tròn số cần bảo đảm nguyên tắc làm tròn đến đơn vị tính ghi trên chứng từ.

vNội dung văn bản

Điều 17. Đơn vị tiền tệ rút gọn và làm tròn số khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính

Căn cứ Điều 11 và Điều 30 của Luật Kế toán, đơn vị tiền tệ rút gọn khi lập báo cáo tài chính hoặc công khai báo cáo tài chính được quy định như sau:

1. Đơn vị kế toán khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc, nếu có số liệu báo cáo trên 9 chữ số thì được lựa chọn sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng) hoặc triệu đồng (1.000.000 đồng) để lập báo cáo tài chính.

2. Đơn vị kế toán khi công khai báo cáo tài chính được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng hoặc triệu đồng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

ØTheo đó :

Vậy theo các quy định như trên thì cách làm tròn số khi viết hóa đơn giá trị gia tăng được triển khai như sau:

- Làm tròn đến đơn vị tính

+ Đơn vị tính là đồng => làm tròn đến giá trị đồng

+ Đơn vị tính là nghìn đồng => làm tròn đến giá trị nghìn đồng...

- Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị >= 5 => cộng thêm 1 đơn vị (làm tròn nên).

- Số lẻ sau hàng đơn vị có giá trị <5 => không tính (bỏ)


Ví dụ: về cách làm tròn số trên hóa đơn chứng từ như sau:

- Giả sử bạn có giá trị: 100.120,65 đồng => làm tròn thành 100.121 đồng.

- Nếu bạn có giá trị là 90.518 đồng => không được làm tròn thành 90.520 đồng mà phải giữ nguyên giá trị 90.518 đồng.

Tức nếu đơn vị tính là đồng thì được phép làm tròn số sau dấu phẩy.

Trong trường hợp đơn vị tính là nghìn đồng => bạn được làm tròn đến đơn vị nghìn

Ví dụ: 1.123.520,85 nghìn đồng => làm tròn thành 1.123.521 nghìn đồng.

Chú ý: Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam. Trường hợp được phép giao dịch bằng ngoài tệ theo quy định của pháp luật thì tổng số tiền được viết là ngoại tệ nhưng phần chữ phải được viết bằng tiếng việt.


v Tham khảo câu trời lời của : Cục Thuế Bình Phước

Ø Câu hỏi: Xin cục thuế giải đáp giúp em về phần thuế GTGT trên hóa đơn GTGT. Em có nhận được hóa đơn của bên bán xuất về lô hàng công ty em mua. dòng thuế suất GTGT so với tiền hàng bị lệch 1 đồng. (Do làm tròn số để tổng thanh toán chẵn với đúng với giá trị hợp đồng đã ký kết). Ví dụ: hợp đồng ký kết là 10.000.000 đ. Tiền hàng: 9.090.908, thuế GTGT: 909.092.Có một số tờ hóa đơn lệch 3 đến 4 đồng. Vậy có ảnh hưởng gì ko?. Em mới làm kế toán nên cũng chưa rõ. Mong hướng dẫn thêm. Nếu được làm tròn số như vậy thì mức cho phép là bao nhiêu ? Em cảm ơn các anh chị nhiều!


Ø Trả lời:

ü Tại khoản 2, Điều 12, Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, quy định thuế GTGT:

“a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.

ü Thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.

ü Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại khoản 11 Điều 7 Thông tư này”.

ü Tại Điều 18, Chương III Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định:

“Điều 18. Xử lý đối với hoá đơn đã lập

1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.

3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Căn cứ các quy định trên, qua nội dung câu hỏi, thuế GTGT được xác định bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó. Trường hợp trong hợp đồng quy định giá thanh toán là giá đã bao gồm thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức:

Giá tính thuế =

Giá thanh toán

1 + thuế suất

Do đó, hóa đơn phải thể hiện giá tính thuế, thuế suất GTGT, thuế GTGT theo đúng thực tế phát sinh và hợp đồng kinh tế để làm căn cứ kê khai, nộp thuế.

Ví dụ:

- Giá thanh toán đã có thuế: 10.000.000 đồng.

- Nếu thuế suất thuế GTGT là 10% thì:

+ Giá tính thuế GTGT = 10.000.000 / (1+10%) = 9.090.909 đồng.

+ Thuế GTGT = 9.090.909 x 10% = 909.091 đồng.

- Nếu thuế suất thuế GTGT là 5% thì:

+ Giá tính thuế GTGT = 10.000.000 / (1+5%) = 9.523.810 đồng.

+ Thuế GTGT = 9.523.810 x 5% = 476.190 đồng.

Hiện tại, các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định cụ thể về việc làm tròn số. Tuy nhiên, các trường hợp làm tròn số sau chữ số thập phân dẫn đến chênh lệch 1 đồng thì có thể chấp nhận được. Trường hợp số tiền trên hóa đơn có chênh lệch 3, 4 đồng là sai quy định, đơn vị phải lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định tại Điều 18, Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu trên.
 
Ðề: làm tròn khi viết thuế xuất trong HĐ GTGT

Nếu số lẻ thập phân từ 0=> 4 thì giữ nguyên giá trị
Ví dự: 100,001.4 = 100,001
Nếu số lẻ thập phân từ 5=> 9 thì tăng gí trị phần đơn vị lên 1 số tiến
Ví dụ: 100,001.5 = 100,002
Bạn được phép làm tròn phần thuế xuất sao cho tổng giá chưa thuế + thuế VAT = Tổng tiền thanh toán là được
= > trường hợp của bạn OK ko ai bắt bẻ cả

Nhưng nếu như thế này thì sẽ có vấn đề
Ví dụ:
Nợ 153 = 25.876.363
Nợ 1331 = 2.587.634
Có 331 = 28.464.000
Khi kiểm tra lại
Nợ 153 = 25.876.363
Nợ 1331 = 2.587.634
Có 331 = 28,463,997 # 28.464.000 = 28.464.000 => bên bán đang làm sai lệch = 28.464.000-28,463,997=3 xu, Đáng lẽ ra bên bán phải làm 3 xu kia vào phần VAT 1331 luôn = 2.587.634 + 3 = 2,587,637
Thì mới đúng:
Nợ 153 = 25.876.363
Nợ 1331 = 2,587,637
Có 331 = 28.464.000
Bác chudinhxinh cho hỏi:
Mua mặt hàng A số lượng 2 đơn giá 3.200.000đ ( đã VAT 10%), mặt hàng B số lượng 6 đơn giá 900.000đ( đã VAT 10%)
Em nhận được hóa đơn họ viết như sau:
Mặt hàng A: 2 x 2.909.091 = 5.818.182
Mặt hàng B: 6 x 818.182 = 4.909.092
Cộng tiền hàng = 10.727.274
VAT = 1.072.726
Tổng tiền thanh toán = 11.800.000đ
Họ viết lệch đi tiền VAT để thanh toán chẵn tiền như vậy có được không ạ?
Nếu là em thì em sẽ viết:
Mặt hàng A: 2 x 2.909.091 = 5.818.182
Mặt hàng B: 6 x 818.181,8 = 4.909.091
Cộng tiền hàng = 10.727.273
VAT = 1.072.727
Tổng tiền thanh toán = 11.800.000đ
=> cái đơn giá 818.181,8 em không thể hiển phần phập phân mà em viết 818.182 trên tờ hóa đơn là:
Mặt hàng A: 2 x 2.909.091 = 5.818.182
Mặt hàng B: 6 x 818.182 = 4.909.091
Cộng tiền hàng = 10.727.273
VAT = 1.072.727
Như thế này có được không ạ vì nếu thể hiển như thế này thì: 6 x 818.182 =4.909.092 chứ không phải là 4.909.091
mà thể hiện 818.181.8 có cả phần phập phân trên hóa đơn thì trông rất xấu
Xin cảm ơn! hãy chỉ cho em cách ghi thế nào là hợp lý nhất!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top