Mức trích khấu hao TSCĐ theo thông tư 45/2013 của những TSCĐ đang áp dụng thông tư 203/2009

bahuyhh2

New Member
Hội viên mới
Đối với những TSCĐ có nguyên giá dưới 30tr

Khoản 11 Điều 9 Thông tư 45/2013: "Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này."
Như vậy, đối với những TSCĐ có nguyên giá dưới 30tr đang áp dụng thông tư 203/2009 nay theo thông tư 45/2013 không còn được ghi nhận là TSCĐ nữa, phần giá trị còn lại được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm tính từ 10/06/2013.

Đối với những TSCĐ có nguyên giá từ 30tr trở lên

Theo Phụ lục 2 Thông tư 45/2013:
Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2013:
- Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định.
- Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo công thức sau: T=T2(1-t1/T1)
Trong đó:
T : Thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định
T1 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC.
T2 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC.
t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định
- Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của tài sản cố định) như sau:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của tài sản cố định/Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Theo Thông tư 45/2013 là vậy nhưng mình có vấn đề rất thắc mắc như sau: Đối với những TSCĐ có nguyên giá từ 30tr trở lên được đưa vào sử dụng từ ngày 01/01/2103 tới trước thời điểm thông tư 45/2013 có hiệu lực thì quản lý và trích khấu hao như thế nào?
Mọi người giúp mình giải đáp thắc mắc này với.
 
Ðề: Mức trích khấu hao TSCĐ theo thông tư 45/2013 của những TSCĐ đang áp dụng thông tư 203/2009

Chào bạn: Theo khoản 11, Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC có nêu như sau:
11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.
Vì vậy, nếu đối tượng ko đáp ứng điều kiện về giá trị ghi nhận tài sản theo thông tư mới nên buộc phải chuyển giá trị còn lại của TS sang phân bổ dần vào chi phí chứ không tính khấu hao theo Khoản 11, Điều 9- TT45/2013/TT-BTC đã trích trên.
 
Ðề: Mức trích khấu hao TSCĐ theo thông tư 45/2013 của những TSCĐ đang áp dụng thông tư 203/2009

Bạn vẫn trích khấu hao bình thường theo luật củ nhưng đến ngày 10/6/2013 thì chuyển đổi tài sản ko đủ điều kiện và tiêu chuẩn là TSCĐ:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Thì chuyển sang CCDC
THÔNG TƯ: Số: 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013

Theo khoản 11, Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC có nêu như sau:
11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.

Ví dụ:

Điện thoại Iphon: mua 07/2012: Nợ 211/ có 111,112 = 17,263,636
Khấu hang tháng 7/2012 – 5/2013 = Nợ 6424/ có 214 = 17,263,636/4 năm / 12 tháng =359,659
Số khấu hao lũy kế =359,659 *11 tháng =3,956,250
Giá trị còn lại = 17,263,636 - 3,956,250

Đến tháng ngày 10/ 6/ 2013
Số khấu hao đến ngày 10/06/2013 : Nợ 6424/ có 214 = 359,659/30 ngày x 9 ngày = 107,898
Ghi giảm tài sản cố định
Nợ 242 = 13,199,488
Nợ 214 = 3,956,250 +107,898 = 4,064,148
Có 211= 17,263,636

Tài sản này sẽ dùng tối đa = 3 năm x 12 tháng = 36 tháng , giá trị phân bổ 1 tháng = 13,199,488/ 3/12 = 366,652
Cuối tháng 6: 30/06/2013 (số tiền phân bổ từ 10/06/2013 đến 30/06/2013)
Nợ 6423/ có 242 = 366,652/ 30 ngày = 12,222 x 21 ngày = 256,657
Các tháng còn lại phân bổ đều:
31/7/2013 --------------hết
Nợ 6423/ có 242=366,652


Máy vi tính: NG:10,090,909 - trích khấu hao: 60 tháng - mua từ tháng 10/2012

Mua: Nợ 211/ có 111,112=10,090,909
Phân bổ hàng tháng từ 10/2012 – 5/2013 = 10,090,909/5/12=168,182
Số khấu hao lũy kế = 168,182 x 8 tháng = 1,345,455

Đến tháng ngày 10/ 6/ 2013
Số khấu hao đến ngày 10/06/2013 : Nợ 6424/ có 214 = 168,182 /30 ngày x 9 ngày = 50,455

Ghi giảm tài sản cố định
Nợ 242 = 8,695,000
Nợ 214 = 1,345,455 + 50,455
Có 211= 10,090,909

Tài sản này sẽ dùng tối đa = 3 năm x 12 tháng = 36 tháng , giá trị phân bổ 1 tháng = 8,695,000 / 3/12 = 241,528
Cuối tháng 6: 30/06/2013 (số tiền phân bổ từ 10/06/2013 đến 30/06/2013)
Nợ 6423/ có 242 = 241,528 / 30 ngày = 8,051 x 21 ngày = 169,069
Các tháng còn lại phân bổ đều:
31/7/2013 --------------hết
Nợ 6423/ có 242= 241,528



Đối với những TSCĐ có nguyên giá dưới 30tr

Khoản 11 Điều 9 Thông tư 45/2013: "Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này."
Như vậy, đối với những TSCĐ có nguyên giá dưới 30tr đang áp dụng thông tư 203/2009 nay theo thông tư 45/2013 không còn được ghi nhận là TSCĐ nữa, phần giá trị còn lại được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm tính từ 10/06/2013.

Đối với những TSCĐ có nguyên giá từ 30tr trở lên

Theo Phụ lục 2 Thông tư 45/2013:
Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2013:
- Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định.
- Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo công thức sau: T=T2(1-t1/T1)
Trong đó:
T : Thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định
T1 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC.
T2 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC.
t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định
- Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của tài sản cố định) như sau:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của tài sản cố định/Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Theo Thông tư 45/2013 là vậy nhưng mình có vấn đề rất thắc mắc như sau: Đối với những TSCĐ có nguyên giá từ 30tr trở lên được đưa vào sử dụng từ ngày 01/01/2103 tới trước thời điểm thông tư 45/2013 có hiệu lực thì quản lý và trích khấu hao như thế nào?
Mọi người giúp mình giải đáp thắc mắc này với.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top