Sinh viên và nhu cầu việc làm thêm

lethuy1212

New Member
Hội viên mới
TTCN - Cuối năm 2004, một nhóm sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM đã thực hiện một điều tra về tình hình đi làm thêm của sinh viên trên địa bàn. Số mẫu điều tra là 200, trong đó có cả những sinh viên không đi làm thêm.

Chi phí bình quân để một sinh viên có thể sống và học tập tại TP.HCM hiện nay là khoảng 700.000 đồng (không tính học phí). Kết quả điều tra cho thấy có khá ít sinh viên nhận được hơn 700.000 đồng/tháng từ gia đình (32,5%). Như vậy sẽ có khoảng 67,5% số sinh viên không thể trang trải hết các khoản chi nếu chỉ nhận trợ cấp từ gia đình, và đa số những sinh viên thuộc dạng này sẽ phải đi làm thêm.

Yếu tố thu nhập là lý do quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi chọn việc làm cũng như loại hình việc làm thêm. Tuy vậy, không ít sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá giả nhưng vẫn kiếm việc bán thời gian vì nhiều mục đích, trong đó đa số (80%) muốn tăng thêm kinh nghiệm thực tế.

Tiêu chí quan tâm thứ hai sau thu nhập khi lựa chọn công việc là thời gian có phù hợp với lịch học tại trường hay không. Sự eo hẹp về quĩ thời gian làm sinh viên khó tiếp cận với công việc lương cao, đúng chuyên môn.

Loại công việc được ưa chuộng nhất là dạy kèm cho học sinh các khối lớp (41,5%) vì dễ kiếm, tốn ít thời gian, chi phí và công sức bỏ ra không nhiều. Kế đến là việc tiếp thị sản phẩm cho các doanh nghiệp (22%). Có sự sụt giảm tỉ lệ sinh viên đi dạy kèm cũng như có sự gia tăng tỉ lệ chọn các công việc khác. Lý do được ghi nhận như sau:

- Sự gia tăng các loại chi phí thuê nhà, sinh hoạt hằng ngày, học thêm... trong khi thu nhập của việc dạy kèm còn khiêm tốn.

- Yêu cầu của các nhà tuyển dụng khuyến khích sinh viên tìm các công việc để tích lũy kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm giao tiếp.

- Sự xuất hiện phong phú các loại việc bán thời gian với thu nhập cao, ổn định, phù hợp.
62% sinh viên tìm được việc thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè và 14% qua các trung tâm giới thiệu việc làm có tính phí trên thị trường, số lượng tìm việc qua các phương tiện truyền thông rất ít (5,1%).

Thống kê trên thể hiện một thực trạng là năng lực tự tìm việc làm của đa số sinh viên còn hạn chế, ít sử dụng kênh thông tin qua báo chí, Internet. Ngoài ra sinh viên cũng nhận được rất ít sự hỗ trợ từ các tổ chức Đoàn, Hội (khoảng 2,5%), các trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường hoạt động không hiệu quả về mảng này.

Kết quả khảo sát mức thu nhập cho thấy tỉ lệ cao nhất thuộc về các sinh viên có mức lương dưới 1 triệu đồng/tháng, trong đó phổ biến nhất là từ 500.000 - 800.000 đồng, đủ trang trải các nhu cầu sinh hoạt cũng như tiền học ngoại khóa. Có 12,5% sinh viên thu nhập từ 1,5 triệu đồng trở lên, cá biệt có những trường hợp trên 2 triệu, đây là những sinh viên có được những việc làm khá đặc thù như: thư ký, cộng tác viên thường xuyên của các báo, nhân viên chính thức tại một số doanh nghiệp nhưng được hưởng chế độ làm việc bán thời gian... dành cho sinh viên năng động, học giỏi. Ngày càng có nhiều sinh viên tìm được những công việc phù hợp và hấp dẫn, đây là nền tảng cho sự thành đạt nhanh chóng của những bạn trẻ có khả năng.

Đa số đối tượng được thăm dò đều bày tỏ mong muốn về một trung tâm giới thiệu việc làm cho sinh viên. Thực tế, địa bàn TP.HCM có hàng triệu sinh viên đang theo học. Ba tiêu chí được quan tâm nhất gồm: tìm những việc phù hợp với điều kiện sống và học tập của sinh viên, tư vấn tập huấn cung cấp kỹ năng, có mối liên kết lâu dài với chuyên ngành sau khi ra trường. Việc hình thành những trung tâm với đầy đủ những chức năng như vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp từ nhà trường, Đoàn, Hội

www:-****************
 
Ðề: Sinh viên và nhu cầu việc làm thêm

thanks bạn đã đưa ra tình trạng thực tế của sinh viên hiện nay
bạn cũng đưa ra phương pháp
nhưng theo mình ,những giải pháp trên tính khả thi không được cao lắm
nói ngay sinh viên ra trường thất nghiệp còn nhiều ,chứ không nói gì đến vẫn còn đang ngồi trên giảng đường (chưa nói đến bằng giỏi hay khá)
vì vậy đầu tiên ta nên có kế hoạch hoàn thiện hơn rồi mới xem áp dụng có được không?
 
Dũng khí để khởi nghiệp

Hàng năm, có hàng chục ngàn doanh nghiệp mới được thành lập. Ngày hôm nay, có nhiều người đang trăn trở với các ý tưởng của mình và ấp ủ ước mơ một ngày nào đó sẽ triển khai được chúng.

Tuy nhiên, cái "ngày nào đó" quả là khó đoán chính xác và không ít người chấp nhận câu trả lời: "khi nào có đủ điều kiện". Điều kiện ở đây có thể hiểu là đạt một trình độ hoặc kinh nghiệm nào đó, tập hợp được một số người cùng chí hướng, môi trường kinh doanh hoặc luật pháp thông thoáng hơn...

Và điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là... có một khoản tiền tương đối. Ở đây chỉ xin bàn một chút về vấn đề "tiền ở đâu ra" để thành lập doanh nghiệp và vai trò của nó trong bước khởi sự.

Có một nghịch lý mà lại không nghịch lý là phần lớn các cự phú trên đời bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng chứ không phải có tiền ngay khi khởi sự.

Các trường đại học và giáo trình trên toàn cầu thường chỉ dạy cách làm ông chủ, tức là phải điều hành kinh doanh như thế nào. Tiếc rằng họ không và không thể dạy bạn khi còn là một người bình thường thì phải làm sao để trở thành ông chủ.

Nếu bạn có trình độ cao, làm cho một công ty lớn, lương thừa sống và dùng tiền tích lũy được để thành lập một công ty, trong khi vẫn muốn giữ chỗ làm cũ, thì chắc chắn rằng công ty ấy sẽ chẳng đi tới đâu. Thực tế không có công ty nào thành công và trụ vững được theo kiểu này.

Đột ngột có một món lớn (do trúng số chẳng hạn) ra mở công ty để thỏa chí cũng là một con đường khác dễ dẫn đến thất bại.

Tiếp quản một gia sản (tiền hoặc cơ sở kinh doanh) mà mình chưa từng lăn lộn cùng nó cũng dễ khiến ta sa lầy và tuột dốc.

Huy động vốn bằng cách vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp cũng đưa rất nhiều người tới thảm bại. Bắt đầu nhỏ để lớn dần lên không thể áp dụng cho mọi ngành hàng và khó trụ vững trong môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt.

Vậy phải làm sao khi chưa có cơ sở tài chính vững chắc cho việc thành lập doanh nghiệp? Nếu bạn từng được đào tạo bài bản, trong đầu sẽ rất dễ nảy sinh những câu hỏi kiểu thế này: Theo tính toán thì cần xxx triệu đồng thì mới có thể khởi sự được, vậy thì :

- Kiên trì tiết kiệm tiền và chờ đợi ư? Đến khi nào thì đủ? Tới lúc đó có còn cơ hội cho mình không?

- Đi vay ư? Ai cho vay khi ta còn là lính mới? Ý tưởng cần nhiều tiền mới làm được thì làm sao vay đủ?

- Vận may? Ai biết khi nào nó tới?

- Bán tài sản (nếu có) đi ư? Cuộc sống hiện tại còn chưa ổn mà gây thêm rắc rối thì có nên không? Lo kinh doanh đã mệt giờ lại lo thêm cuộc sống nữa thì có chịu nổi không?

- Đem ý tưởng đi liên kết với người có tiền? Cũng khó, và liệu rồi có bị họ thôn tính không?

Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến những người có gan thì mới có thể làm giàu. Người có gan có thể có hoặc không có đủ những câu trả lời cho các câu hỏi trên nhưng chắc là chúng (những câu hỏi về tiền) đã không đủ mạnh để ngăn họ hành động.

Một trực giác bén nhạy sẽ dẫn dắt người ta trong những bước đầu tiên nhiều hơn rất nhiều những kiến thức chuyên môn sách vở hoặc số tiền mà họ đang có trong tay. Trực giác này đương nhiên không phải là tất cả và cũng sẽ chẳng đi đến đâu nếu không được kết hợp với một phẩm chất rất quan trọng - lòng dũng cảm.

Cái này đôi khi biểu hiện ra ngoài như một thứ "máu liều", điều này cũng khiến nhiều người nhận lầm nguyên nhân thành công của nhiều doanh nhân: "Ấy là do hắn có máu liều và may mắn gặp thời".

Theo tôi, nếu chúng ta chỉ muốn hoặc có khát vọng chứ không phải bị bức trở thành ông chủ thì có lẽ phải chấp nhận một quan điểm: "Thất bại là điều bình thường và cần chuẩn bị đón nhận" vì thực ra, những doanh nghiệp lớn nhất thế giới cũng đã không dưới một lần đứng trước bờ vực phá sản.

Bạn có thể tạo vốn cho mình bằng nhiều cách nhưng phải dựa trên một niềm tin rằng thử thách về tiền là do chính mình (chứ không phải hoàn cảnh khách quan) tạo ra và chúng được tạo ra với mục đích là để vượt qua.

Điều này hiển nhiên đúng: bạn muốn làm ông chủ - một việc khó hơn việc bạn đang làm - một việc dễ thất bại hơn những việc bạn từng thành công.

Không có công thức nào về số lượng vốn cần có cho việc khởi sự doanh nghiệp, cũng như cách để có số vốn đó mà chỉ có dũng khí mới giúp bạn thành công trong bước đầu thâm nhập thương trường mà thôi. Tôi tin rằng đa số các nhà doanh nghiệp từng trải đồng ý về điểm này

www.****************
 
Sự nghiệp

www.****************
Hai chữ ” Sự nghiệp” đi theo suốt một đời người. Trăn trở – mệt nghĩ cả đời cũng vì hai chữ ” Sự nghiệp”, đã mấy ai có câu trả lời thỏa đáng cho bản thân rằng “Sự nghiệp của ta là gì? Ta được sinh ra để làm gì? Ta mang lại cho bản thân ta – gia đình người thân – xã hội những gì? Và ta mong muốn điều gì từ cuộc sống…” Sâu xa hơn nữa, Ta là ai? Cả đời ta phải vật lộn với cuộc sống để tìm cho mình câu trả lời thỏa đáng…
Và Mạn đàm Sự nghiệp là vấn đề khó khăn nhất.
Ai ai trong cuộc đời cũng đều phải trải qua ngưỡng cửa cuộc sống, ngã rẽ quyết định đời người. Đó chính là “Khởi nghiệp”. Trong đời, đây là giai đoạn quyết định thành bại, cũng là giai đoạn dày vò – giằng xé nội Tâm quyết liệt nhất.
Ai giúp ta hiểu rõ ý nghĩa đời ta.
www.****************
 
Doanh nhân là gì?

Doanh Nhân là gì?

“Doanh nhân” là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng để xác định một thành phần kinh tế tư nhân mới xuất hiện từ sau những năm 90. Các doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đều là những con người đã thành đạt trong sự nghiệp của mình, điều này tạo ra một hiệu ứng tâm lý rằng: cứ “được gọi” là doanh nhân có nghĩa là người đó là người có nhiều tiền. Thực tế, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có người thành kẻ bại. Doanh nhân được hiểu là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc).

Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp.

Doanh nhân còn là những người có được những: (1) năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, (2) kỹ năng đặc biệt về kinh doanh và (3) các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh. Doanh nhân phải là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác.

Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội.

Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội.

Các doanh nhân tập hợp trong một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân.

Từ trước đến nay, doanh nhân Việt Nam chủ yếu cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Nay đã bắt đầu có những đầu tư ra nước ngoài.

Ngày doanh nhân Việt Nam

Riêng các doanh nhân Việt Nam có một ngày kỷ niệm trong năm, đó là ngày 13 tháng 10.

Ngày này được công nhận vào năm 2004, dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải.

Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử

*Thời phong kiến: Trong câu “Sĩ nông công thương”, doanh nhân (các thương gia thời đó) đứng ở cuối các thang bậc của xã hội. Chính vì vậy, khi các thương gia thành công, có nhiều tiền, họ sẽ cố đầu tư cho con học đi thi để được gia nhập vào tầng lớp “sĩ” (quan lại, sĩ phu…” hoặc đem tiền trở về quê mua thật nhiều ruộng đất, bắt đầu một quá trình tự “nông dân hóa” để gia nhập trở lại vào tầng lớp “nông”.

Suốt thời kỳ này tầng lớp doanh nhân không phát triển được.

*Thời thực dân: Tầng lớp doanh nhân Việt Nam thực sự hình thành và phát triển. Về mặt số lượng họ khá đông đảo và bắt đầu một quá trình tích tụ nguồn vốn, tri thức và kinh nghiệm để vươn lên kinh doanh và cạnh tranh lại với tư bản nước ngoài. Nhiều người trong số họ là những người xuất chúng và có những hành động yêu nước thiết thực như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà…

Do có khả năng tài chính, các doanh nhân đều đầu tư cho con cái học hành bài bản và nhiều người trong số này đã trở thành các nhà cách mạng.

*Thời sau giải phóng: (miền Bắc từ sau 1954, miền Nam từ sau 1975 đến năm 1990) Tầng lớp doanh nhân gần như bị phân rã. Họ không xuất hiện và không được công nhận trong xã hội. Các pano, affiche cổ động chỉ có hình ảnh của công – nông – binh, không có doanh nhân và không có cả trí thức.

*Từ 1990 đến nay: Sau Đổi mới, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời ngày 21 tháng 12 năm 1990 đã mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân ra đời và cùng với đó là sự hồi sinh, phát triển của tầng lớp doanh nhân Việt Nam. Tuy trên các tranh cổ động vẫn chỉ có “công – nông – binh” và thêm “trí” song doanh nhân cũng dần được công nhận là một tầng lớp xã hội.

Theo wikipedia.- www.****************
 
Thư ngỏ khởi nghiệp

Chào bạn!
Chúc mừng bạn đã đến với chúng tôi, đến với kho kiến thức khởi nghiệp kinh doanh KHỞINGHIỆP.info..
Lựa chọn trở thành Doanh nhân là một lựa chọn dũng cảm. Nó cũng là một lựa chọn mạo hiểm và khó khăn. Những khó khăn đang chờ bạn mà có thể hiện tại bạn cũng chưa lường được hết.
Do đó chúng tôi, KHỞINGHIỆP.info, mong muốn qua thư viện tài liệu kinh doanh mà chúng tôi đã tập hợp và phân loại này cung cấp được cho Bạn công cụ, giúp Bạn định hình rõ con đường trở thành Doanh nhân cần những gì, phải học – hỏi những gì, những vấn đề xoay quanh một Doanh nhân là gì, kể từ khi bạn có tư tưởng khởi nghiệp Kinh Doanh đến khi bạn thực sự trở thành một Doanh nhân. Con đường đó có thể bạn không đi hết, nhưng chúng tôi luôn hy vọng có thể giúp bạn có được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hòng giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức.
KHỞINGHIỆP.info chúng tôi xin chúc Bạn thành công và hạnh phúc!
KHỞINGHIỆP.info- Kho kiến thức khởi nghiệp kinh doanh.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top