Công ty Cổ phần TRAPHACO tiền thân là Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty Y tế Đường sắt được thành lập ngày 28/11/1972, với nhiệm vụ sản xuất huyết thanh, dịch truyền, nước cất phục vụ cho Bệnh viện ngành Đường sắt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngành nghề kinh doanh chính bao gồm thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu; sản xuất kinh doanh dược phẩm, hóa chất và vật tư thiết bị y tế; pha chế thuốc theo đơn; tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm; kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc; ....
Công ty Cổ phần TRAPHACO (mã CK: TRA) đã công bố BCTC quý 2/2020 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 với lãi tăng cao so với cùng kỳ. Cụ thể, quý 2 doanh thu thuần đạt gần 456 tỷ đồng tăng 6% so với cùng kỳ.
TRA không nhập khẩu dược liệu từ Trung Quốc và phát triển các vùng trồng dược liệu ở Việt Nam. Các vùng trồng dược liệu này hoạt động ổn định do không nằm ở vùng bị tác động bởi dịch bệnh. Do đó, TRA tự chủ được nguyên liệu đầu vào nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid-19.
Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là hàng sản xuất với tỷ trọng 83% trong tổng doanh thu, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Đặc biệt, các Đông dược được sản xuất từ nguyên dược liệu đạt WHO-GACP như Boganic, Ampelop bắt đầu trúng thầu ở nhóm 1 cho thuốc Đông dược theo thông tư 15/2019/TT-BYT mới. Ngoài ra, dịch bệnh COVID-19 làm tăng nhu cầu sử dụng và tích trữ một số tân dược và sản phẩm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cá nhân.
Tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng tăng cao nên lợi nhuận gộp giảm 9% xuống còn 227,6 tỷ đồng. Tỷ trọng chi phí kỳ này tăng mạnh so với quý 2/2019 chiếm 50% so với 42% của kỳ trước làm cho biên độ lợi nhuận gộp giảm còn 49,93%.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 20% và 22% so với cùng kỳ, khoảng 168 tỷ đồng, giảm tỷ trọng trong doanh thu xuống còn 26% và 11% trong doanh thu chủ yếu nhờ chi phí chuyển giao công nghệ giảm do dịch bệnh trì hoãn tiến độ chuyển giao công nghệ từ đối tác Daewoong Pharmaceutical.
Doanh thu tài chính tăng thêm 26% lên khoảng 1,9 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm 30% còn hơn 3,2 tỷ đồng làm cho lợi nhuận tài chính kỳ này cải thiện cao hơn so với kỳ trước.
Kết thúc quý 2/2020, TRA thu về lợi nhuận sau thuế hơn 49 tỷ đồng, tăng mạnh đến 78% so với quý 2/2018. Biên độ lợi nhuận ròng đạt 10,75%, có cải thiện so với cùng kỳ nhưng tương đối thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành chủ yếu do chi phí vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, TRA đạt 848 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 6,5% so với cùng kỳ, LNST đạt hơn 90 tỷ đồng tăng 23% so với nửa đầu năm 2019 tương đương EPS đạt 1.760 đồng, TRA đã hoàn thành được 42,4% mục tiêu về doanh thu và 50% mục tiêu về lợi nhuận.
Tính đến 30/06/2020, tổng tài sản TRA khoảng 1.525 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 58% tổng tài sản, trong đó hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm lần lượt 41% và 22% TSNH.
TRA hiện đang duy trì cấu trúc vốn bình quân với nợ phải trả chiếm 26% tổng nguồn vốn, 74% được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu. Tổng nợ tính đến cuối tháng 6 khoảng 369 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm đến 75% tổng nợ. Tỷ lệ nợ vay của TRA tương đối thấp, được duy trì ở mức <0,2 lần vốn chủ sở hữu, chiếm 34% tổng nợ, chủ yếu vay dài hạn.
Với tỷ lệ nợ thấp, khả năng thanh toán ngắn hạn của TRA luôn đạt ở trên mức an toàn. Với lượng tiền tự do mạnh, các khoản tiền và tương đương tiền chiếm đến 30% TSNH, khả năng thanh toán nhanh cũng ở mức 1,71.
Năm 2019, TRA tiếp tục duy trì việc trả cổ tức ổn định ở mức 3.000 VNĐ/cổ phiếu, tương đương với 81,1% lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, làm giảm dòng tiền từ hoạt động tài chính của TRA. Đây là mức cổ tức hấp dẫn và tương đối ổn định đối với các cổ đông.
Cổ phiếu TRA giao dịch với mức giá đầu năm 2020 khoảng 57.000 đ/cp, liên tục giảm giá từ đầu năm 2020 đặc biệt từ tháng 3 giảm xuống giá thấp nhất 45.000 đ/cp, đây là mức giá thấp nhất từ khoảng 2016 đến nay. Từ tháng 4 trở đi, cổ phiếu bắt đầu hồi phục trở lại và tăng vượt mức giá đầu năm. Đặc biệt, trong 1 ngày giao dịch, cổ phiếu TRA tăng mạnh hơn 3 giá từ 57.800 đồng lên tới mức cao nhất trong ngày 61.100 đ/cp và hiện đang giao dịch với giá 60.100 đ/cp.
Mảng tân dược sẽ là động lực tăng trưởng của TRA từ năm 2020 với định hướng mở rộng danh mục sản phẩm qua việc tiếp nhận công nghệ sản xuất chuyển giao từ đối tác Daewoong Pharmaceutical. Các sản phẩm tân dược tăng trưởng tích cực ở kênh OTC nhờ các dòng thuốc mắt như Quimoxi, Ofloxacin, Tobramycin. Ngoài ra, dịch bệnh COVID-19 quay trở lại vào đầu Q3 2020 được kỳ vọng sẽ tiếp tục làm tăng nhu cầu các sản phẩm tăng cường miễn dịch và chăm sóc sức khỏe như Antot, Natri Clorid, T-B
Triển vọng mảng Đông dược ở kênh OTC của TRA sẽ phụ thuộc vào khả năng đưa vào thị trường các sản phẩm mới như Đông trùng hạ thảo. Ở kênh ETC, giá trị Đông dược trúng thầu của TRA theo thông tư 15/2019/TT-BYT mới sẽ tăng dần khi các gói thuốc trúng thầu theo thông tư cũ hết thời hạn cung cấp.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.
TRA không nhập khẩu dược liệu từ Trung Quốc và phát triển các vùng trồng dược liệu ở Việt Nam. Các vùng trồng dược liệu này hoạt động ổn định do không nằm ở vùng bị tác động bởi dịch bệnh. Do đó, TRA tự chủ được nguyên liệu đầu vào nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng tăng cao nên lợi nhuận gộp giảm 9% xuống còn 227,6 tỷ đồng. Tỷ trọng chi phí kỳ này tăng mạnh so với quý 2/2019 chiếm 50% so với 42% của kỳ trước làm cho biên độ lợi nhuận gộp giảm còn 49,93%.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 20% và 22% so với cùng kỳ, khoảng 168 tỷ đồng, giảm tỷ trọng trong doanh thu xuống còn 26% và 11% trong doanh thu chủ yếu nhờ chi phí chuyển giao công nghệ giảm do dịch bệnh trì hoãn tiến độ chuyển giao công nghệ từ đối tác Daewoong Pharmaceutical.
Doanh thu tài chính tăng thêm 26% lên khoảng 1,9 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm 30% còn hơn 3,2 tỷ đồng làm cho lợi nhuận tài chính kỳ này cải thiện cao hơn so với kỳ trước.
Kết thúc quý 2/2020, TRA thu về lợi nhuận sau thuế hơn 49 tỷ đồng, tăng mạnh đến 78% so với quý 2/2018. Biên độ lợi nhuận ròng đạt 10,75%, có cải thiện so với cùng kỳ nhưng tương đối thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành chủ yếu do chi phí vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, TRA đạt 848 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 6,5% so với cùng kỳ, LNST đạt hơn 90 tỷ đồng tăng 23% so với nửa đầu năm 2019 tương đương EPS đạt 1.760 đồng, TRA đã hoàn thành được 42,4% mục tiêu về doanh thu và 50% mục tiêu về lợi nhuận.
Tính đến 30/06/2020, tổng tài sản TRA khoảng 1.525 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 58% tổng tài sản, trong đó hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm lần lượt 41% và 22% TSNH.
TRA hiện đang duy trì cấu trúc vốn bình quân với nợ phải trả chiếm 26% tổng nguồn vốn, 74% được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu. Tổng nợ tính đến cuối tháng 6 khoảng 369 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm đến 75% tổng nợ. Tỷ lệ nợ vay của TRA tương đối thấp, được duy trì ở mức <0,2 lần vốn chủ sở hữu, chiếm 34% tổng nợ, chủ yếu vay dài hạn.
Với tỷ lệ nợ thấp, khả năng thanh toán ngắn hạn của TRA luôn đạt ở trên mức an toàn. Với lượng tiền tự do mạnh, các khoản tiền và tương đương tiền chiếm đến 30% TSNH, khả năng thanh toán nhanh cũng ở mức 1,71.
Năm 2019, TRA tiếp tục duy trì việc trả cổ tức ổn định ở mức 3.000 VNĐ/cổ phiếu, tương đương với 81,1% lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, làm giảm dòng tiền từ hoạt động tài chính của TRA. Đây là mức cổ tức hấp dẫn và tương đối ổn định đối với các cổ đông.
Cổ phiếu TRA giao dịch với mức giá đầu năm 2020 khoảng 57.000 đ/cp, liên tục giảm giá từ đầu năm 2020 đặc biệt từ tháng 3 giảm xuống giá thấp nhất 45.000 đ/cp, đây là mức giá thấp nhất từ khoảng 2016 đến nay. Từ tháng 4 trở đi, cổ phiếu bắt đầu hồi phục trở lại và tăng vượt mức giá đầu năm. Đặc biệt, trong 1 ngày giao dịch, cổ phiếu TRA tăng mạnh hơn 3 giá từ 57.800 đồng lên tới mức cao nhất trong ngày 61.100 đ/cp và hiện đang giao dịch với giá 60.100 đ/cp.
Mảng tân dược sẽ là động lực tăng trưởng của TRA từ năm 2020 với định hướng mở rộng danh mục sản phẩm qua việc tiếp nhận công nghệ sản xuất chuyển giao từ đối tác Daewoong Pharmaceutical. Các sản phẩm tân dược tăng trưởng tích cực ở kênh OTC nhờ các dòng thuốc mắt như Quimoxi, Ofloxacin, Tobramycin. Ngoài ra, dịch bệnh COVID-19 quay trở lại vào đầu Q3 2020 được kỳ vọng sẽ tiếp tục làm tăng nhu cầu các sản phẩm tăng cường miễn dịch và chăm sóc sức khỏe như Antot, Natri Clorid, T-B
Triển vọng mảng Đông dược ở kênh OTC của TRA sẽ phụ thuộc vào khả năng đưa vào thị trường các sản phẩm mới như Đông trùng hạ thảo. Ở kênh ETC, giá trị Đông dược trúng thầu của TRA theo thông tư 15/2019/TT-BYT mới sẽ tăng dần khi các gói thuốc trúng thầu theo thông tư cũ hết thời hạn cung cấp.
( Các ý kiến trên chỉ mang quan điểm cá nhân )
Xem thêm : Để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức về phân tích báo cáo tài chính, các bạn tham khảo thêm tại :
Khóa học Phân tích báo cáo tài chính online
File phân tích được đính kèm phía dưới, mọi người tải về tham khảo nhé.