Các anh chị ơi, giúp e tình huống"Kế toán tài chính về TSCĐ" này với!!!

lahan9494

New Member
Hội viên mới
Tình huống: Kế toán nâng cấp TSCĐ
Công ty Y sơn lại tường và cửa của một căn nhà đang làm cửa hàng, đồng thời xây thêm một tầng để kinh doanh ăn uống. Nhân viên kế toán TSCĐ đã ghi nhận toàn bộ chi phí phát sinh vào chi phí sữa chữa lớn TSCĐ nhưng kế toán trưởng không đồng ý.
Nếu bạn là kế toán trưởng của công ty A, bạn sẽ chỉ đạo cho nhân viên kế toán TSCĐ xử lý nghiệp vụ trên ra sao?
 
Ðề: Các anh chị ơi, giúp e tình huống"Kế toán tài chính về TSCĐ" này với!!!

Trường hợp 1: nếu là tài sản đi thuê mặt bằng của người ta thì cho vào chi phí sữa chữa và phân bổ vào chi phí

THÔNG TƯ​
Số: 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013
Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

Điều 2. Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
13. Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.
Điều 7. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:
2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.
Chương III:
QUY ĐỊNH VỀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
= > Trường hợp Công ty có phát sinh khoản chi phí sửa chữa TSCĐ như: duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn
ban đầu của TSCĐ thì không được hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm, nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Công ty không được trích khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bước 01:
- Biên bản ghi nhận trạng thái thiệt hại của tài sản
- Dự toán , kế hoạch hay còn gọi là Báo cáo kinh tế kỹ thuật chi phí sữa chữa mua sắm
- Quyết định phê duyệt : Báo cáo kinh tế kỹ thuật
- Quyết định phê duyệt kinh phí sữa chữa

Bước 02: Tiến hành trích lập chi phí sữa chữa lớn TÀI KHOẢN 335 HI PHÍ PHẢI TRẢ
3. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
Bước 03: tiến hành thực thi sữa chữa

Công tác đầu tư XĐCB và sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Ở các doanh nghiệp tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.
TH 1: NẾU LÀ BÊN EM GIAO THẦU CHO CÔNG TY XÂY DỰNG THEO HÌNH THỨC KHOÁN GỌN
Căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, hoá đơn GTGT. Khi công trình hoàn thành, việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản được bàn giao và đưa vào sử dụng: BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG, BIÊN BẢN XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG, BẢNG QUYẾT TOÁN KHỐI LƯỢNG

Nhận đươc hóa đơn , ghi:
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2412, 2413)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán.
Ghi nhận chi phí chờ phân bổ :
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413).
Xác định thời gian sử dụng tính khấu hao bộ phận sử dụng:
Nợ 627,641,642/ Có 214
TH2: nếu là bên bạn tự làm
Nguyên vật liệu đưa vào công trình: sắt đá, xi măng…
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
Trường hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi công :
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 )
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Khi xuất NVL ra sử dụng
Nợ 241/ có 152
+ Chi phí nhân công: bảng lương + chấm công + hợp đồng
Nợ 622/ có 334
Nợ 334/ có 111
Kết chuyển lương và nhân công :
Nợ 241/ Có 621, 622
Khi công trình hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413).


Trường hợp 02: nếu là tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty đáp ứng đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định thì
Điều kiện ghi nhận là tài sản cố định:

BỘ TÀI CHÍNH​

--------

Số: 45/2013/TT-BTC​
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM​

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2013


THÔNG TƯ Số: 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013​

Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Chương II:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.




BỘ TÀI CHÍNH​

--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM​

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1173/QĐ-BTC​
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2013​

QUYẾT ĐỊNH​

VỀ VIỆC ĐÍNH CHÍNH THÔNG TƯ SỐ 45/2013/TT-BTC NGÀY 25/4/2013 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đính chính nội dung tại khoản 11 Điều 9 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau:
“11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính.
Điều 3. Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:​

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng Trung ương;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ,
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,
Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Website Tổng cục Thuế;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VP, Cục TCDN.
TUQ. BỘ TRƯỞNG​

CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Đức Chi


Bước 01:
- Biên bản ghi nhận trạng thái thiệt hại của tài sản
- Dự toán , kế hoạch hay còn gọi là Báo cáo kinh tế kỹ thuật chi phí sữa chữa mua sắm
- Quyết định phê duyệt : Báo cáo kinh tế kỹ thuật
- Quyết định phê duyệt kinh phí sữa chữa

Bước 02: Tiến hành trích lập chi phí sữa chữa lớn TÀI KHOẢN 335 HI PHÍ PHẢI TRẢ
3. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa lớn TSCĐ dự tính sẽ phát sinh, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
Bước 03: tiến hành thực thi sữa chữa

Công tác đầu tư XĐCB và sửa chữa lớn TSCĐ của doanh nghiệp có thể được thực hiện theo phương thức giao thầu hoặc tự làm. Ở các doanh nghiệp tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức tự làm thì tài khoản này phản ánh cả chi phí phát sinh trong quá trình xây lắp, sửa chữa.
TH 1: NẾU LÀ BÊN EM GIAO THẦU CHO CÔNG TY XÂY DỰNG THEO HÌNH THỨC KHOÁN GỌN
Căn cứ hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng XDCB hoàn thành, hoá đơn GTGT. Khi công trình hoàn thành, việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản được bàn giao và đưa vào sử dụng: BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG, BIÊN BẢN XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG, BẢNG QUYẾT TOÁN KHỐI LƯỢNG

Nhận đươc hóa đơn , ghi:
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (2412, 2413)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán.
Ghi nhận chi phí chờ phân bổ :
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413).
Xác định thời gian sử dụng tính khấu hao bộ phận sử dụng:
Nợ 627,641,642/ Có 214
TH2: nếu là bên bạn tự làm
Nguyên vật liệu đưa vào công trình: sắt đá, xi măng…
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
Trường hợp chuyển thẳng thiết bị không cần lắp đến địa điểm thi công :
Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 )
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Khi xuất NVL ra sử dụng
Nợ 241/ có 152
+ Chi phí nhân công: bảng lương + chấm công + hợp đồng
Nợ 622/ có 334
Nợ 334/ có 111
Kết chuyển lương và nhân công :
Nợ 241/ Có 621, 622
Khi công trình hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413).
 
Ðề: Các anh chị ơi, giúp e tình huống"Kế toán tài chính về TSCĐ" này với!!!

Công ty Y sơn lại tường và cửa của một căn nhà đang làm cửa hàng, đồng thời xây thêm một tầng để kinh doanh ăn uống. Nhân viên kế toán TSCĐ đã ghi nhận toàn bộ chi phí phát sinh vào chi phí sữa chữa lớn TSCĐ nhưng kế toán trưởng không đồng ý.
Nếu bạn là kế toán trưởng của công ty A, bạn sẽ chỉ đạo cho nhân viên kế toán TSCĐ xử lý nghiệp vụ trên ra sao?
không phải dài dòng gì nhiều, thực tế có 2 vế như sau:
- Sơn lại tường và cửa: đấy là sửa chữa nhỏ tscđ (mức thường xuyên)
Các chi phí sửa chữa thường xuyên ít nên chi phí sửa chữa được phản ánh trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có TSCĐ sửa chữa (không cần trích trước gì hết)
Nợ TK 627, 641, 642,...
Có TK 111, 112, 152,...
- Xây thêm 1 tầng để kinh doanh ăn uống: đây là nâng cấp tscđ
Nợ Tk 2413:
Nợ Tk 133:
Có Tk 111, 112,...
hoàn thành ghi:
Nợ Tk 211
Có Tk 2413
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top