Xung đột pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế.

Baocông

Tiền trảm hậu tấu
Thành viên BQT
Hội viên mới
Xung đột pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế.

Sự phát triển kinh tế kéo theo sự không ngừng bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật quốc gia cũng như quốc tế. Các nước luôn mong muốn xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, tiến bộ và ngày càng xích lại gần nhau hơn.

Tuy nhiên, bản chất của pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật do điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định đã không cho phép các quốc gia dễ dàng làm được điều đó.

Sự ảnh hưởng của các tư tưởng đạo đức, văn hóa, phong tục tập quán và đặc biệt là sự phát triển không đồng đều đã tạo nên sự khác biệt trong cách tư duy của các nhà lập pháp của các quốc gia khác nhau. Xung đột pháp luật là hệ quả tất yếu của sự khác nhau về tư duy đó.

Vậy xung đột pháp luật là gì? Xung đột pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế được biểu hiện như thế nào và làm sao để giải quyết được những xung đột pháp luật đó?.

1. Xung đột pháp luật

Xung đột pháp luật là hiện tượng phổ biến trong tư pháp quốc tế (là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động...) giữa công dân và pháp nhân của các quốc gia với nhau).

Khi tham gia vào tư pháp quốc tế, luật pháp của các quốc gia khác nhau thường có cách hiểu không giống nhau về cùng một vấn đề.

Ví dụ: Một nam công dân Việt Nam muốn kết hôn với một nu công dân Anh. Lúc này, những vấn đề cần giải quyết là luật pháp nước nào sẽ điều chỉnh quan hệ hôn nhân này hay nói chính xác hơn là họ sẽ tiến hành các thủ tục kết hôn theo luật nước nào.

Câu trả lời là hoặc luật của Anh hoặc luật của Việt Nam. Giả sử, hai công dân này đều thỏa mãn các điều kiện về kết hôn của pháp luật Anh và Việt Nam, lúc đó, vấn đề chọn luật nước nào không còn quan trọng. Bởi vì, luật nào thì họ cũng được phép kết hôn.

Nhưng, nếu nam công dân Việt Nam mới chỉ 19 tuổi, nu công dân Anh 17 tuổi thì theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam, cả hai đều chưa đủ độ tuổi kết hôn (Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn với nam – 20 tuổi, nữ - 18 tuổi). Trong khi đó, luật hôn nhân của Anh thì quy định độ tuổi được phép kết hôn đối với nam và nữ là 16 tuổi. Như vậy, đều về độ tuổi được phép kết hôn nhưng pháp luật của cả hai quốc gia đều hiểu không giống nhau. Đấy chính là xung đột pháp luật.

Từ đó, có thể hiểu, xung đột pháp luật là hiện tượng hệ thống pháp luật của hai hay nhiều nước khác nhau cùng có thể tham gia để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng nhưng lại có cách hiểu, cách quy định không giống nhau và cơ quan có thẩm quyền lựa chọn luật phải chọn 1 trong các hệ thống pháp luật đó.

Rõ ràng, không phải lúc nào cũng có xung đột pháp luật, xung đột pháp luật chỉ là hiện tượng, tức là chỉ xuất hiện khi một quan hệ pháp luật cụ thể phát sinh và pháp luật của các quốc gia đều có thể tham gia điều chỉnh cho quan hệ đó nhưng lại có cách hiểu không giống nhau.

Nguyên nhân của sự xung đột pháp luật thì có nhiều nhưng chủ yếu là do

- Không có quy phạm pháp luật thực chất thống nhất

- Nội dung pháp luật của các quốc gia khác nhau.

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, trong lĩnh vực hành chính và hình sự thì không có hiệu tượng xung đột pháp luật. Vì hai ngành luật này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nguyên tắc lãnh thổ, tức là nó chỉ có tác động đối với những hành vi xảy ra trong phạm vi lãnh thổ, chứ không vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ, trừ một số trường hợp nhất định.

2. Xung đột pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế.

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế.

Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyên giao công nghệ....

Xung đột pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế là cách hiểu, cách quy định khác nhau của hai hay nhiều hệ thống pháp luật tham gia điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế về một vấn đề cụ thể nào đó liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế.

Chẳng hạn, về hình thức hợp đông thương mại quốc tế, luật của Việt Nam bắt buộc phải lập dưới hình thức văn bản nhưng luật của Mỹ thì cho phép bằng hình thức văn bản đối với những hợp đồng có trị giá trên 500 USD hoặc bằng lời nói – dưới 500 USD.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam giao kết hợp đồng với DN của Mỹ mà không thỏa thuận luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng là luật nào thì sẽ dẫn đến tình trạng hợp đồng sẽ vô hiệu theo luật pháp của Việt Nam nếu nó được giao kết bằng lời nói.

3. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế

Ở đây, cần nhấn mạnh rằng, sở dĩ có xung đột về hợp đồng thương mại quốc tế là do khi giao kết hợp đồng, các bên tham gia giao kết đã không dự liệu trước luật nào sẽ áp dụng cho hợp đồng. Đấy là cách hữu hiệu để không dẫn đến xung đột pháp luật.

Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, các bên tham gia giao kết hợp đồng không thỏa thuận, không quy định trong hợp đồng sẽ áp dụng luật nào thì khi có tranh chấp xảy ra, không biết dẫn chiếu luật pháp nước nào (nước người mua, người bán hay người thứ ba), xung đột pháp luật có thể xảy ra nếu quốc gia của 2 chủ thể ký kết hợp đồng này chưa tham gia điều ước quốc tế nào trực tiếp điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế.

Lúc đó, việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế, có thể sử dụng những gợi ý sau:


  • Nếu xung đột về hình thức của hợp đồng thì cơ quan có thẩm quyền lựa chọn luật (Tòa án hoặc Trọng tài) sẽ áp dụng luật nơi giao kết hợp đồng. Tức là hợp đồng được giao kết ở đâu thì lấy luật nơi đó điều chỉnh hợp đồng.

  • Nếu xung đột về nội dung hợp đồng – luật nước người bán, luật nới thực hiện nghĩa vụ, luật lựa chọn...

  • Nếu xung đột về địa vị pháp lý của các bên ký kết hợp đồng - luật quốc tịch, luật nơi cư trú.

(Nguồn : saga.vn )
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top