(TCT online) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định quy định về quản lý giá chuyển nhượng (GCN) của các giao dịch liên kết (GDLK) và chống chuyển giá. Việc lần đầu tiên xây dựng văn bản cấp Nghị định để hoàn thiện cơ sở pháp lý, từng bước ngăn chặn tình trạng thất thu NSNN trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của NNT và cơ quan thuế
Dự thảo Nghị định quy định đối tượng áp dụng, nguyên tắc phân tích so sánh, các phương pháp xác định giá GDLK, nghĩa vụ của NNT trong kê khai, xác định giá GDLK và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý, kiểm tra, thanh tra giá chuyển nhượng. GDLK thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này bao gồm các mối quan hệ thương mại, kinh tế, tài chính giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình SXKD. Cụ thể là mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ (gồm dịch vụ nội bộ tập đoàn; dịch vụ tài chính như vay, cho vay và các công cụ tài chính khác) và tài sản (tài sản hữu hình, tài sản vô hình) hoặc sử dụng chung nguồn lực giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh giữa DN tại Việt Nam với các bên liên quan đến các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh giá của Nhà nước, được thực hiện theo quy định của Luật Giá.
Khi giao dịch thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định này, cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với GDLK trên cơ sở nguyên tắc so sánh với các "giao dịch độc lập" tương đồng và nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức” để không công nhận các GDLK có dấu hiệu chuyển giá. Bên cạnh đó, dự thảo còn quy định chi tiết nguyên tắc và quy trình phân tích so sánh; nguyên tắc và phương pháp xác định giá GDLK; nguyên tắc khấu trừ chi phí lãi vay, cách xác định chi phí được trừ đối với dịch vụ được cung cấp giữa các bên liên kết; cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định giá GDLK và quản lý GCN.
Về nghĩa vụ kê khai, xác định giá GDLK, Nghị định quy định rõ, NNT trong phạm vi điều chỉnh có nghĩa vụ áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập, phân tích so sánh và áp dụng các phương pháp xác định giá GDKL khi tính toán mức giá, xác định tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận với các bên liên kết khác, phục vụ mục đích kê khai, xác định số tiền thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam. DN có GDLK có nghĩa vụ kê khai các thông tin có liên quan đến bên liên kết và nộp cùng với tờ khai quyết toán thuế TNDN. Khi có yêu cầu của cơ quan thuế, DN có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin tại hồ sơ xác định giá GDLK. Thời hạn cung cấp thông tin tại hồ sơ xác định giá GDLK không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan thuế. Trường hợp có lý do chính đáng thì được gia hạn 1 lần, nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết hạn.
Dự thảo Nghị định cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cơ quan thuế trong quản lý GCN. Theo đó, cơ quan thuế được áp dụng quản lý rủi ro đối với GCN theo quy định của pháp luật quản lý thuế; bảo mật thông tin do DN cung cấp liên quan đến việc xác định giá GDLK; ấn định mức giá được sử dụng để kê khai tính thuế. Cơ quan thuế cũng được phép ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế TNDN phải nộp đối với DN có GDLK trong các trường hợp không kê khai thông tin theo quy định; không chuẩn bị hồ sơ xác định giá GDLK; vi phạm quy định về chuẩn bị hồ sơ xác định giá. Ngoài ra, phương pháp này cũng áp dụng với DN dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận áp dụng cho GDLK; DN tạo ra giao dịch độc lập được dàn xếp, sắp đặt để sử dụng phục vụ mục đích phân tích so sánh xác định giá GDLK.
Trường hợp có vướng mắc về cơ chế, chính sách GCN áp dụng đối với lĩnh vực chuyên ngành, cơ quan thuế lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Có thể trao đổi thông tin với NNT và cơ quan thuế đối tác theo thủ tục tham vấn trước và trong quá trình thanh tra, kiểm tra GCN.
Trách nhiệm phối hợp của các bộ ngành
Điểm đặc biệt trong dự thảo Nghị định là quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong công tác quản lý GCN. Trong đó, ngoài Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về GCN của các bên có quan hệ liên kết, thì các cơ quan khác như Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp cung cấp cho Bộ Tài chính thông tin về các giao dịch tiền tệ của DN có quan hệ liên kết với các đối tác nước ngoài, theo yêu cầu của cơ quan thuế. Các nội dung cần chia sẻ là thông tin về chủ tài khoản, nội dung giao dịch, người liên quan. Số liệu về các khoản vay của DN Việt Nam với các công ty nước ngoài là các công ty có GDLK và các công ty có liên quan, khi được yêu cầu. Dữ liệu về giá trị khoản vay, hạn mức khoản vay, lãi suất, thời hạn trả lãi, trả gốc, thực tế giải ngân, lãi vay đã trả và các thông tin liên quan khác.
Tương tự, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nghĩa vụ cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đối với các dự án đầu tư khi cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra xác định có dấu hiệu sử dụng GCN trong quan hệ liên kết để tránh thuế. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xây dựng quy chế về chuyển giao công nghệ, tài sản sở hữu trí tuệ phục vụ công tác quản lý GCN. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng quy định về nền kinh tế kỹ thuật số, bao gồm cơ sở dữ liệu về các DN được cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Bộ Công thương chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động nhượng quyền thương mại, cơ sở dữ liệu về giá giao dịch của các hàng hóa trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Đồng thời, thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý GCN của cơ quan thuế.
Trung Bảo
Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của NNT và cơ quan thuế
Dự thảo Nghị định quy định đối tượng áp dụng, nguyên tắc phân tích so sánh, các phương pháp xác định giá GDLK, nghĩa vụ của NNT trong kê khai, xác định giá GDLK và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý, kiểm tra, thanh tra giá chuyển nhượng. GDLK thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này bao gồm các mối quan hệ thương mại, kinh tế, tài chính giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình SXKD. Cụ thể là mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ (gồm dịch vụ nội bộ tập đoàn; dịch vụ tài chính như vay, cho vay và các công cụ tài chính khác) và tài sản (tài sản hữu hình, tài sản vô hình) hoặc sử dụng chung nguồn lực giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh giữa DN tại Việt Nam với các bên liên quan đến các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh giá của Nhà nước, được thực hiện theo quy định của Luật Giá.
Khi giao dịch thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định này, cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với GDLK trên cơ sở nguyên tắc so sánh với các "giao dịch độc lập" tương đồng và nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức” để không công nhận các GDLK có dấu hiệu chuyển giá. Bên cạnh đó, dự thảo còn quy định chi tiết nguyên tắc và quy trình phân tích so sánh; nguyên tắc và phương pháp xác định giá GDLK; nguyên tắc khấu trừ chi phí lãi vay, cách xác định chi phí được trừ đối với dịch vụ được cung cấp giữa các bên liên kết; cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định giá GDLK và quản lý GCN.
Về nghĩa vụ kê khai, xác định giá GDLK, Nghị định quy định rõ, NNT trong phạm vi điều chỉnh có nghĩa vụ áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập, phân tích so sánh và áp dụng các phương pháp xác định giá GDKL khi tính toán mức giá, xác định tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận với các bên liên kết khác, phục vụ mục đích kê khai, xác định số tiền thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam. DN có GDLK có nghĩa vụ kê khai các thông tin có liên quan đến bên liên kết và nộp cùng với tờ khai quyết toán thuế TNDN. Khi có yêu cầu của cơ quan thuế, DN có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin tại hồ sơ xác định giá GDLK. Thời hạn cung cấp thông tin tại hồ sơ xác định giá GDLK không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan thuế. Trường hợp có lý do chính đáng thì được gia hạn 1 lần, nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết hạn.
Dự thảo Nghị định cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cơ quan thuế trong quản lý GCN. Theo đó, cơ quan thuế được áp dụng quản lý rủi ro đối với GCN theo quy định của pháp luật quản lý thuế; bảo mật thông tin do DN cung cấp liên quan đến việc xác định giá GDLK; ấn định mức giá được sử dụng để kê khai tính thuế. Cơ quan thuế cũng được phép ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế TNDN phải nộp đối với DN có GDLK trong các trường hợp không kê khai thông tin theo quy định; không chuẩn bị hồ sơ xác định giá GDLK; vi phạm quy định về chuẩn bị hồ sơ xác định giá. Ngoài ra, phương pháp này cũng áp dụng với DN dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận áp dụng cho GDLK; DN tạo ra giao dịch độc lập được dàn xếp, sắp đặt để sử dụng phục vụ mục đích phân tích so sánh xác định giá GDLK.
Trường hợp có vướng mắc về cơ chế, chính sách GCN áp dụng đối với lĩnh vực chuyên ngành, cơ quan thuế lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Có thể trao đổi thông tin với NNT và cơ quan thuế đối tác theo thủ tục tham vấn trước và trong quá trình thanh tra, kiểm tra GCN.
Trách nhiệm phối hợp của các bộ ngành
Điểm đặc biệt trong dự thảo Nghị định là quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong công tác quản lý GCN. Trong đó, ngoài Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về GCN của các bên có quan hệ liên kết, thì các cơ quan khác như Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp cung cấp cho Bộ Tài chính thông tin về các giao dịch tiền tệ của DN có quan hệ liên kết với các đối tác nước ngoài, theo yêu cầu của cơ quan thuế. Các nội dung cần chia sẻ là thông tin về chủ tài khoản, nội dung giao dịch, người liên quan. Số liệu về các khoản vay của DN Việt Nam với các công ty nước ngoài là các công ty có GDLK và các công ty có liên quan, khi được yêu cầu. Dữ liệu về giá trị khoản vay, hạn mức khoản vay, lãi suất, thời hạn trả lãi, trả gốc, thực tế giải ngân, lãi vay đã trả và các thông tin liên quan khác.
Tương tự, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nghĩa vụ cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đối với các dự án đầu tư khi cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra xác định có dấu hiệu sử dụng GCN trong quan hệ liên kết để tránh thuế. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xây dựng quy chế về chuyển giao công nghệ, tài sản sở hữu trí tuệ phục vụ công tác quản lý GCN. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng quy định về nền kinh tế kỹ thuật số, bao gồm cơ sở dữ liệu về các DN được cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Bộ Công thương chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động nhượng quyền thương mại, cơ sở dữ liệu về giá giao dịch của các hàng hóa trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Đồng thời, thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý GCN của cơ quan thuế.
Trung Bảo