Một doanh nghiệp có thể sử dụng một hay nhiều nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động sản CT 2 xuất kinh doanh, có thể dùng vốn ngắn hạn hay dài hạn, dùng nợ hay vốn chủ sở hữu, tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể thiết lập một cơ cấu vốn tối ưu dựa trên cơ sở định tính và định lượng những nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Chừng nào cơ cấu vốn của doanh nghiệp chưa đạt đến mức tối ưu, doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng thêm nợ. Ngược lại, khi cơ cấu vốn của doanh nghiệp đã vượt quá điểm tối ưu, việc sử dụng thêm nợ sẽ bất lợi đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp xây dựng có chu kỳ sản xuất (tiến độ thi công công trình) kéo dài, vì vậy vốn sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng (XD) thường bị ứ đọng lâu trong các khối lượng xây dựng dở dang, dẫn đến việc dễ gặp các rủi ro về vốn theo thời gian. Do đó, doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định tài trợ vốn bằng nguồn Nợ phải trả hay Vốn chủ sở hữu một cách hợp lý nhất sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, đồng thời hạn chế được các rủi ro sẽ nảy sinh trong giai đoạn này. Mặt khác, sản xuất xây dựng được tiến hành thông qua các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu. Tùy theo các hình thức lựa chọn nhà thầu, trong đó hồ sơ mời thầu sẽ yêu cầu các điều kiện các nhà thầu phải đáp ứng về năng lực máy móc thiết bị thi công, quy mô về vốn, tình hình công nợ,… Đặc điểm này bắt buộc các doanh nghiệp phải chú ý một cách thỏa đáng trong chiến lược xây dựng cơ cấu tài sản cố định, các khoản nợ, quy mô vốn chủ sở hữu … để luôn đảm bảo khả năng tham gia các gói thầu. Vì vậy việc lựa chọn một mô hình để xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp xây dựng là hết sức cần thiết.
Các bạn download trong file đính kèm nhé.
Tác giả:
ThS. NGUYỄN LƯƠNG HẢI
Bộ môn Kinh tế Xây dựng Khoa Vận tải – Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải
Đối với các doanh nghiệp xây dựng có chu kỳ sản xuất (tiến độ thi công công trình) kéo dài, vì vậy vốn sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng (XD) thường bị ứ đọng lâu trong các khối lượng xây dựng dở dang, dẫn đến việc dễ gặp các rủi ro về vốn theo thời gian. Do đó, doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định tài trợ vốn bằng nguồn Nợ phải trả hay Vốn chủ sở hữu một cách hợp lý nhất sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, đồng thời hạn chế được các rủi ro sẽ nảy sinh trong giai đoạn này. Mặt khác, sản xuất xây dựng được tiến hành thông qua các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu. Tùy theo các hình thức lựa chọn nhà thầu, trong đó hồ sơ mời thầu sẽ yêu cầu các điều kiện các nhà thầu phải đáp ứng về năng lực máy móc thiết bị thi công, quy mô về vốn, tình hình công nợ,… Đặc điểm này bắt buộc các doanh nghiệp phải chú ý một cách thỏa đáng trong chiến lược xây dựng cơ cấu tài sản cố định, các khoản nợ, quy mô vốn chủ sở hữu … để luôn đảm bảo khả năng tham gia các gói thầu. Vì vậy việc lựa chọn một mô hình để xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp xây dựng là hết sức cần thiết.
Các bạn download trong file đính kèm nhé.
Tác giả:
ThS. NGUYỄN LƯƠNG HẢI
Bộ môn Kinh tế Xây dựng Khoa Vận tải – Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải