Xác định giá thành bán thành phẩm ?

nc_03kt5

New Member
Hội viên mới
Cty em là Cty sx có nhập nguyên liệu và từ nguyên liệu đó cty mới sản xuất ra một nguyên liệu mới vậy em có tính giá thành cho nguyên liệu đó không và có thì tính ra sao.Hay là chỉ tính thành phâm thôi,.giúp em với.
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Có chứ, vẫn phải tính giá thành cho nguyên vật liệu đó để tính toán giá chính xác của nó, nó còn liên quan tới nhiều khâu như xuất nguyên vật liệu đó ra để sản xuất thành phẩm, tồn kho nguyên vật liệu mới......
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Cty em là Cty sx có nhập nguyên liệu và từ nguyên liệu đó cty mới sản xuất ra một nguyên liệu mới vậy em có tính giá thành cho nguyên liệu đó không và có thì tính ra sao.Hay là chỉ tính thành phâm thôi,.giúp em với.

Cái nguyên liệu mới đó dùng để tiếp tục sản xuất trong chính công ty em hay là bán ra thị trường vậy?
Theo mình thì nếu bán ra ngoài thì mới tính giá thành, còn nếu vẫn tiếp tục sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất trong cty thì ko cần phải tính.
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

theo mình bạn không phải tính giá nguyên liệu đó mà tính trực tiếp một lần khí tính giá thành thành phẩm thôi. tính bình thường thui. đúng không pà con.
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

vậy khi tính xong giá thành của nguyên liệu đó thì mình đưa nguyên liệu vừa tính giá thành xong vào 154 hả anh
-----------------------------------------------------------------------------------------
Cái nguyên liệu mới đó dùng để tiếp tục sản xuất trong chính công ty em hay là bán ra thị trường vậy?
Theo mình thì nếu bán ra ngoài thì mới tính giá thành, còn nếu vẫn tiếp tục sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất trong cty thì ko cần phải tính.
nguyên liệu mới đó cty em tiếp tục sx ra thành phẩm luôn.Nếu như mình không tính giá thành thì mình đưa vào tài khoản nào hả chị
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Thế mọi người cho hỏi là nếu không tính giá thành, nếu nguyên vật liệu đó sản xuất ra không dùng hết lại nhập kho thì lấy cái chi chi để nhập? Phải tính giá thành cho nguyên vật liệu đó
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Hãy gọi là tính giá thành bán thành phẩm cho nó sang.
Vẫn nằm ở 154 nếu SX tiếp (theo dõi chi tiết).
Nhập lại 1 phần vào kho thì N152/C154.
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Em thấy anh muontennguoi nói có lý đấy mình tính giá thành của 154 đẻ tiếp tục theo dõi tiếp.Để em nói với sếp của em ý kiến này xem có ổn không thanks
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Cty em là Cty sx có nhập nguyên liệu và từ nguyên liệu đó cty mới sản xuất ra một nguyên liệu mới vậy em có tính giá thành cho nguyên liệu đó không và có thì tính ra sao.Hay là chỉ tính thành phâm thôi,.giúp em với.

Em cũng nghe theo Muontennguoi là tạm ổn, việc xuất NVL ra chế biến thành 1 NVL khác sau đó mới đem NVL được chế biến đó ra để chế biến thành sản phẩm thì em chuyển hết nó qua TK 154 với kể cả theo QĐ48 và QĐ15. Cũng giống như em lung đá vôi ra vôi, sau đó dùng vôi để SX thạch cao.

Thân!
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Việc có tính giá thành vật liệu làm ra hay không (nói chính xác hơn là bán thành phẩm) phụ thuộc vào:
- DN có bán bán thành phẩm ra ngoài hay không. Nếu có thì bắt buộc phải tính Z bán thành phẩm.
- Yêu cầu quản trị của DN. Việc tính giá thành bán thành phẩm theo từng công đoạn sẽ cung cấp các thông tin CP đầy đủ hơn cho việc kiểm soát CP, lập dự toán, đánh giá kết quả thực hiện.
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Cty em là Cty sx có nhập nguyên liệu và từ nguyên liệu đó cty mới sản xuất ra một nguyên liệu mới vậy em có tính giá thành cho nguyên liệu đó không và có thì tính ra sao.Hay là chỉ tính thành phâm thôi,.giúp em với.

Doanh nghiệp nhập NL về sau đó xuất kho NL này để pha chế thành một NL mới rồi dùng NL mới này sản xuất ra sản phẩm
Hiểu nôm na là qui trình sản xuất ra thành phẩm của doanh nghiệp sẽ phải trải qua 2 công đoạn chính.
Vì vậy:
- Nếu doanh nghiệp bán NL mới này ra thị trường thì phải tính giá thành cho NL mới này.
- Nếu không bán mà chỉ dùng để sản xuất ra sản phẩm mới thì không nên tính giá thành cho phần NL mới này làm gì cho phức tạp
Theo dõi trên 154 sẽ ổn hơn
Thế mọi người cho hỏi là nếu không tính giá thành, nếu nguyên vật liệu đó sản xuất ra không dùng hết lại nhập kho thì lấy cái chi chi để nhập? Phải tính giá thành cho nguyên vật liệu đó
Không dùng hết thì vẫn treo ở 154 cho lần sản xuất sau.
Hoặc muốn nhập lại kho thì ghi giảm 154 theo thực tế tập hợp chi phí
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Em thấy anh muontennguoi nói có lý đấy mình tính giá thành của 154 đẻ tiếp tục theo dõi tiếp.Để em nói với sếp của em ý kiến này xem có ổn không thanks
Nói có lý thì dễ, ai nói cũng được.
Thực hiện nổi hay không mới khó.
Tính hay không tính tùy thuộc hoàn toàn vào quan điểm của BGD.
Vì BGD có quan tâm thì mới yêu cầu kế toán báo cáo, và sẽ trả lương để ta làm
Định khoản không khó vì nó chỉ có vài tài khoản.
Khó là tổ chức ghi nhận thông tin. BGD có quan tâm có muốn phân biệt hiệu quả của từng công đoạn thì BGD mới quy định:
- đá đưa vào nung phải do kho xuất cho trưởng xưởng nung ký nhận.
- vôi làm ra giao cho kho bao nhiêu và bàn giao cho xưởng thạch cao bao nhiêu, kiểm đếm ký nhận đàng hoàng.
- lương nhân công phải có chấm công phân biệt rõ ràng xưởng nào sử dụng bao nhiêu công lao động (lấy bảng chấm công tính ra lương 1 người làm ở xưởng nào bao nhiêu, nếu có trườgn hợp 1 người nay làm việc này mai tăng cường sang việc khác...)
- Chi phí quản lý xưởng cũng ghi nhận, phân biệt rõ ràng từng xưởng.
------
Thời gian đầu nếu chưa tổ chức luân chuyển chứng từ tốt nên ghi nhận chưa chinh xác thì bạn cũng có thể ước tính và chia các loại chi phí theo tỷ lệ nào đó. Khoản chi phí nào phân tách được thì tách, phần nào khó tách thì dồn lại 1 cục chia tỷ lệ phân bổ vào 2 xưởng.
Bạn cũng có thể ngồi 1 chỗ ước tính toàn bộ và chia theo tỷ lệ tất tần tật. Khi do kết quả sẽ giống như là không tính giá thành bán thành phẩm, chỉ nhắm chừng bóc đại.
Nhưng nếu lập bảng biểu tính toán đàng hoàng thì sẽ càng ngày càng tốt hơn chứ, phải không? Lấy sách ra làm theo bài bản từ từ sẽ quen.
Tính toán không khó. Tổ chức các loại giấy tờ và luân chuyển mới là cái cần sáng tạo, gọi là học đi với hành.
Thời gian đầu khoan quan tâm tới chuyện chính xác hay chưa chính xác. Vả lại kế toán cũng đâu có yêu cầu chính xác, chỉ yêu cầu hợp lý thôi.

----------
Một xưởng may có 80-90 công đoạn, người ta vẫn tính giá thành bán thành phẩm được.
----------
Làm tới đâu tham khảo ý kiến anh em thêm tới đó sau.
Cứ post bài lên đây đi. Cụ thể sẽ dễ nói hơn.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Một xưởng may có 80-90 công đoạn, người ta vẫn tính giá thành bán thành phẩm được.
Cái này của bác không biết có giống như xác định chi phí dở dang chi tiết cho từng công đoạn không bác nhỉ ??
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Cái này của bác không biết có giống như xác định chi phí dở dang chi tiết cho từng công đoạn không bác nhỉ ??
Gọi là "đánh giá " chi phí dở dang . Vì rất khó tính khúc này, ta sẽ ước tính.

Cũng như mọi việc SX khác, tính 1 công đoạn cũng có:
DD đầu kỳ + Chi phí tăng trong kỳ - DD cuối kỳ = Giá thành bán thành phẩm + Nhập trả NVL thừa

CP trong kỳ thì căn cứ phiếu xuất, Phiếu yêu cầu vật tư ...+ lương, BHXH .. + CP SX chung
Nhập trả NVL thừa thì căn cứ phiếu nhập trả kho ...
DD đầu kỳ thì = DD cuối kỳ của kỳ trước.
Vậy chỉ còn tính DD cuối kỳ là tính được giá thành bán thành phẩm.
DD cuối kỳ thì kiểm kê thực tế phần đang còn nằm trên máy và kết hợp chọn cách đánh giá để tính.

phần đang còn nằm trên máy : ví dụ máy dệt thi cuối kỳ ngưng máy lại kiểm kê ta thấy trên máy còn NVL là các cuộn chỉ chưa chạy hết, ước tính nó còn 1/2 hay 1/3 cuộn mà kiểm kê. Ngoài ra còn phần vải đang dệt, mới chỉ vài mét, chưa đủ 100m để lấy ra cuộn thành cây. Ví dụ SX cái khác thì không đo được cụ thể bao nhiêu mét, chỉ ước lượng bán thành phẩm là gần hoàn thành, được 50% hay 70% gì đó.

Nếu là SX vải chẳng hạn thì:
Phần chỉ thừa thì dễ tính giá trị: số lượng kiểm kê x giá xuất kho.
Phần mấy mét vải thừa thì sẽ đánh giá vì nó gồm giá chỉ + nhân công để dệt mấy mét đó + CP sản xuất chung phân bổ cho mấy mét đó.

Có thể chọn: tính đơn giá vải đó là giá kế hoạch, hoặc giá kỳ trước.
Cũng có thể chọn: đơn giá chỉ tính giá NVL định mức.
Hoặc nếu phân bổ CP NC và CP SXC cho có vẻ chính xác hơn thì theo mức nào đó tùy nhận định sao cho hợp lý.
------
Tóm lại tính giá thành bán thành phẩm quan trọng là phần đánh giá chi phí DD.
Tuy nhiên khi làm thực tế thì người ta thường chọn cách đơn giản (chỉ tính phần NVL định mức, hoặc tính theo giá 50% hay 70% bán thành phẩm hoàn chỉnh) nên thật ra thì tính cũng dễ. Chọn cách chi li là tự mình làm khó mình.
-------------
Tính được giá rồi thì ghi sổ: phần vải nhập kho và phần chuyển xưởng nhuộm .. theo phiếu giao nhận của các bên mà nhân lên để ghi sổ.
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Theo mình phải tính giá thành cho từng sản phẩm em ạ, nhưng mà phải lập dự toán cho từng sản phẩm để xuất nguyên vật liệu
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

Tiện đây cho minh hỏi với. Cty mình trong lĩnh vực sản xuất các nguyên phụ liệu cho ngành nhựa: bột nhựa, hạt nhựa, chất tăng dai, tăng bóng.... khi mình nhập khẩu về có những loại mình bán luôn, có những loại mình lại tập hợp từ rất nhiều loại bột, hạt khác, loại bán luôn thì mình ko bàn đến mình đang rối ở khâu tính giá thành cho thành phẩm nhập xuất kho, có ai đã làm trong lĩnh vực này không giúp mình với!
 
Ðề: Trường hợp này em phảitính giá thành ntn?

NVL chính +( NVL phụ + Sức lao động+ khấu hao+ ....các chi phí khácC.)-> Sản Phẩm C.tyA -> NVLvào của một Công ty Khác
-> Tiêu dùng
Thế thì có phải tính giá thành không ( Nếu không tin đọc lại kinh tế chính trị mac-lenin phần giá thành
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top