Với khung thời gian tháng, trong tháng vừa qua, thị trường đã tiếp tục có 1 xu hướng tăng trở lại khá đáng kể sau khi có một 1 xu hướng tăng nhẹ vào tháng trước đó. Điều này cho thấy hiện nay thị trường đang có dấu hiệu hồi phục dần trong dài hạn, tuy nhiên vẫn còn một số rào cản cần thị trường chinh phục và đạt được những cột mốc mới trong khoảng thời gian tiếp theo.
Ở thời điểm này, giá đang nằm ở dưới đường MA20 và EMA9, đây cũng được coi là một ngưỡng kháng cự khá đáng kể mà thị trường cần phải vượt qua để tới với những cột mốc tiếp theo. 1327 sẽ là ngưỡng kháng cự tiếp theo mà thị trường cần phải chinh phục trước khi đạt được những mức cao hơn, hình thành 1 xu hướng tăng mạnh đối với thị trường.
Hiện tại RSI đang trên 50, điều này phản ánh được bên mua đang chiếm ưu thế hơn bên bán trong khoảng thời điểm này, có thể hình thành 1 xu hướng tăng. Đồng thời ADX đang nằm ở mức trên 25, dù chưa phải là 1 mức có chỉ số cao để hình thành 1 xu hướng mạnh tại thời điểm này, tuy nhiên vẫn có thể hình thành được 1 xu hướng tăng trong những tháng sắp tới.
Với Ichimoku, giá đang tiến về ngưỡng Tenkan, nghĩa là sau khi vượt qua mức kháng cự 1327, khả năng giá sẽ tiếp tục đi lên và xuyên qua Kijun ở mức 1340, tuy nhiên mức tăng này hiện nay được dự báo là sẽ chưa quá mạnh, bởi vì tại thời điểm này, mây Kumo tương lai đang đi ngang, đồng thời cả Tenkan và Kijun đều có xu hướng nằm ngang, chưa thể xác nhận có một xu hướng tăng quá mạnh diễn ra ở tháng sau.
Tuy nhiên, nếu là 1 xu hướng giảm, giá có khả năng sẽ giảm lại về mức 1200 trong tháng này, tuy nhiên khả năng diễn ra là khó có thể xảy ra, bởi lúc này khi nhìn vào tình hình thị trường, mọi thứ đang được coi là khá tích cực.
Ở khung thời gian tuần, tuần vừa qua tiếp tục là 1 xu hướng giảm của thị trường, giá lúc này đã chạm về Tenkan, và theo nguyên lý thời gian, khả năng giá có thể bị hút về Kijun. Dù vậy, khả năng tăng của tuần này sẽ không quá mạnh ở thời điểm hiện tại, bởi Tenkan và Kijun đang nằm ở khá xa nha, Chikou lúc này cũng đang nằm dưới giá, trong khi đám mây Kumo tương lai cũng cho 1 dấu hiệu trung lập, điều này cho thấy sẽ ít sự thay đổi tại thời điểm này. Giá vẫn sẽ nằm trong giai đoạn giằng co giữa bên mua và bán tại thời điểm này.
Hiện nay, thị trường đang có RSI thấp hơn 50, nghĩa là bên bán đang chiếm ưu thế hơn với bên mua, đồng thời ADX trên 25, nghĩa là thị trường vẫn đang nằm trong giai đoạn có xu hướng, bên bán chiếm ưu thế hơn bên mua, dù vậy lúc này thị trường cũng chưa có quá nhiều sự thay đổi gì, vẫn tiếp tục là giai đoạn giằng co, và dự đoán sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong tuần này. Khả năng đạt được 1300 là chưa thể xảy ra.
Hôm nay, thị trường diễn ra một xu hướng hồi phục khá đáng kể 13,5 (1,12%) ở ngay xoắn mây. Dù ngưỡng hồi phục này vẫn chưa thể bù đắp được ngưỡng giảm mạnh hôm qua, tuy nhiên, chúng ta có thể đà giảm đang bị ngăn lại. Vậy điều gì có thể xảy ra với thị trường vào ngày mai 21/9, chúng ta hãy cùng phân tích.
Lúc này Kijun đang có xu hướng dần đi ngang trong khi đó Tenkan vẫn có chiều hướng đi xuống dưới, đồng thời Chikou lúc này đang bị mắc kẹt dưới giá, cho thấy dù có xu hướng hồi phục trong ngày hôm này, thị trường vẫn đang là 1 tình hình chưa quá tích cực, giá lúc này vẫn còn nằm dưới mây, và trong lúc dưới mây, chúng ta sẽ không giao dịch bất kỳ trường hợp nào. Dù có hồi phục, nhưng trước đó sẽ là 1 đám mây đang từ từ dày lên, nếu không vượt qua sớm, khả năng giá sẽ giằng co ở ngưỡng ngày lâu hơn nữa.
Với khung thời gian giờ, sau khi giảm liên tục thì 2 phiên cuối cùng trong ngày, giá đã bắt đầu có xu hướng tăng trở lại, vượt qua Tenkan và cho chỉ báo này là 1 ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên, đây được coi là 1 ngưỡng hỗ trợ khá yếu vào lúc này, bởi cả Tenkan đang có xu hướng đi xuống còn Kijun thì nằm ngang, chứng tỏ 1 xu hướng giảm mạnh đã có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên với 2 đường Senkou A, B vẫn còn đi xuống, thì sẽ là không giảm quá mạnh như những ngày qua, chứ không phải là xu hướng giảm vào lúc này đã kết thúc. Không nên vô lệnh tại thời điểm này, nhà đầu tư cần thận trọng với tiền của mình.
Nhận định thị trường ngày 21/9: Tiếp tục hồi phục
Theo AseanSC, sự giằng co có thể diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.200 – 1.210 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.220 – 1.230 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
VDSC cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục nhưng sẽ xảy ra rung lắc mạnh hơn khi VN-Index đối diện với vùng cản 1.227-1.230 điểm.
Sự giằng co có thể diễn ra
(Công ty Chứng khoán Asean - AseanSC)
Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên tăng điểm khá nhờ lực cầu bắt đáy tăng mạnh khi VN-Index về sát vùng hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá và thấp hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên mua có dấu hiệu mạnh lên, và đà giảm tạm thời chững lại. Tuy nhiên, AseanSC cho rằng đây chỉ là phiên hồi phục kỹ thuật thông thường, và áp lực bán có thể quay trở lại trong phiên tới. Dự báo trong phiên giao dịch tới, sự giằng co có thể diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.200 – 1.210 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.220 – 1.230 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
Đà hồi phục là không chắc chắn
(Công ty Chứng khoán BIDV - BSC)
Lực bắt đáy xuất hiện ở vùng 1.200, VN-Index đã bật tăng trở lại khi chạm đến vùng này. Sau phiên sáng giao dịch ảm đạm, thị trường quay đầu đi lên trong phiên chiều và đóng cửa tăng 13.5 điểm so với hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 19/19 ngành tăng điểm. Thanh khoản sụt giảm trong phiên hôm nay cho thấy đà hồi phục là không chắc chắn, nhà đầu tư cần giao dịch cẩn trọng trong những phiên tiếp theo.
Có hiệu ứng lan tỏa cho phiên ngày mai
(Công ty Chứng khoán MB – MBS)
Thị trường bật tăng sau khi retest ngưỡng tâm lý 1.200 điểm ở phiên thứ 2 liên tiếp và lấy lại ½ số điểm đã mất trong phiên hôm qua cho nhà đầu tư tâm lý tích cực ở ngưỡng hỗ trợ. Thanh khoản thấp không phải là điểm trừ trong phiên hôm nay, độ rộng thị trường tích cực cùng mức hồi phục mạnh của nhiều cổ phiếu sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa cho phiên ngày mai. Hiện tại, chứng khoán toàn cầu không có nhiều biến động trước phiên họp của Fed, thậm chí các chuyên gia cho rằng sau lần tăng lãi suất tháng 9, các lần tăng đến cuối năm sẽ giảm dần cũng là tín hiệu hỗ trợ cho thị trường.
VN-Index vẫn giao dịch dưới xu hướng giảm giá
(Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội - SHS)
VN-Index phục hồi tăng 1,12% lên mức 1.218,93 điểm, trên hỗ trợ tâm lý quanh 1.200 điểm sau phiên giảm điểm mạnh đánh mất vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.228-1.235 điểm (giá thấp nhất các ngày 8, 9/9 và 14, 16/9/2022). Khối lượng giao dịch giảm khá mạnh -35,69% so với phiên trước thể hiện mức độ phục hồi không đồng đều vầ yếu kém ở nhiều mã. Tâm lý thị trường ngắn hạn vẫn khá bi quan khi các vị thế giao dịch lướt sóng T2 trung bình giá vẫn đang chịu áp lực thua lỗ.
Hiện tại vùng hỗ trợ tâm lý của VN-Index là vùng 1.200-1.211 điểm tương ứng giá cao nhất năm 2018. Trong ngắn hạn VN-Index vẫn giao dịch dưới xu hướng giảm giá với vùng hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm -1.211 điểm, vùng kháng cự quanh 1.228 điểm -1.235 điểm. Cần có lực cầu mạnh mới có thể kỳ vọng VN-Index vượt được vùng kháng cự này khi phục hồi trong những phiên tới.
Thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục
(Công ty Chứng khoán Rồng Việt - VDSC)
Thị trường tạm thời ngừng chịu áp lực bán dồn dập tại ngưỡng hỗ trợ 1.190-1.200 điểm của VN-Index và từ đó giúp chỉ số hồi phục trở lại. Tuy nhiên, VDSC cho rằng đây chỉ là nhịp hồi phục kỹ thuật sau chuỗi ngày giảm sâu và hầu như không có cơ hội tốt để thoát vị thế. Do đó, trong phiên kế tiếp, thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục nhưng sẽ xảy ra rung lắc mạnh hơn khi VN-Index đối diện với vùng cản 1.227-1.230 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp hồi phục để tiếp tục cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro và giữ tỷ trọng danh mục ở trạng thái an toàn
Thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục
(Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam - YSVN)
YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục và VN-Index có thể sẽ kiểm định vùng 1.240 – 1.243 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao mặc dù VN-Index đã giữ được mức 1.200 điểm, nhược điểm là dòng tiền vẫn suy yếu và lực cầu gia tăng chủ yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cho thấy dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm nhẹ cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn đang bi quan với xu hướng hiện tại.
(Bài nhận định chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)
Nếu anh chị là người đang và sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán và muốn:
Ngoài ra, mọi người có thể xem thêm một số video về chỉ báo Ichimoku ở trên kênh: https://www.youtube.com/c/Ichimoker/featured
Ở thời điểm này, giá đang nằm ở dưới đường MA20 và EMA9, đây cũng được coi là một ngưỡng kháng cự khá đáng kể mà thị trường cần phải vượt qua để tới với những cột mốc tiếp theo. 1327 sẽ là ngưỡng kháng cự tiếp theo mà thị trường cần phải chinh phục trước khi đạt được những mức cao hơn, hình thành 1 xu hướng tăng mạnh đối với thị trường.
Hiện tại RSI đang trên 50, điều này phản ánh được bên mua đang chiếm ưu thế hơn bên bán trong khoảng thời điểm này, có thể hình thành 1 xu hướng tăng. Đồng thời ADX đang nằm ở mức trên 25, dù chưa phải là 1 mức có chỉ số cao để hình thành 1 xu hướng mạnh tại thời điểm này, tuy nhiên vẫn có thể hình thành được 1 xu hướng tăng trong những tháng sắp tới.
Với Ichimoku, giá đang tiến về ngưỡng Tenkan, nghĩa là sau khi vượt qua mức kháng cự 1327, khả năng giá sẽ tiếp tục đi lên và xuyên qua Kijun ở mức 1340, tuy nhiên mức tăng này hiện nay được dự báo là sẽ chưa quá mạnh, bởi vì tại thời điểm này, mây Kumo tương lai đang đi ngang, đồng thời cả Tenkan và Kijun đều có xu hướng nằm ngang, chưa thể xác nhận có một xu hướng tăng quá mạnh diễn ra ở tháng sau.
Tuy nhiên, nếu là 1 xu hướng giảm, giá có khả năng sẽ giảm lại về mức 1200 trong tháng này, tuy nhiên khả năng diễn ra là khó có thể xảy ra, bởi lúc này khi nhìn vào tình hình thị trường, mọi thứ đang được coi là khá tích cực.
Ở khung thời gian tuần, tuần vừa qua tiếp tục là 1 xu hướng giảm của thị trường, giá lúc này đã chạm về Tenkan, và theo nguyên lý thời gian, khả năng giá có thể bị hút về Kijun. Dù vậy, khả năng tăng của tuần này sẽ không quá mạnh ở thời điểm hiện tại, bởi Tenkan và Kijun đang nằm ở khá xa nha, Chikou lúc này cũng đang nằm dưới giá, trong khi đám mây Kumo tương lai cũng cho 1 dấu hiệu trung lập, điều này cho thấy sẽ ít sự thay đổi tại thời điểm này. Giá vẫn sẽ nằm trong giai đoạn giằng co giữa bên mua và bán tại thời điểm này.
Hiện nay, thị trường đang có RSI thấp hơn 50, nghĩa là bên bán đang chiếm ưu thế hơn với bên mua, đồng thời ADX trên 25, nghĩa là thị trường vẫn đang nằm trong giai đoạn có xu hướng, bên bán chiếm ưu thế hơn bên mua, dù vậy lúc này thị trường cũng chưa có quá nhiều sự thay đổi gì, vẫn tiếp tục là giai đoạn giằng co, và dự đoán sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong tuần này. Khả năng đạt được 1300 là chưa thể xảy ra.
Hôm nay, thị trường diễn ra một xu hướng hồi phục khá đáng kể 13,5 (1,12%) ở ngay xoắn mây. Dù ngưỡng hồi phục này vẫn chưa thể bù đắp được ngưỡng giảm mạnh hôm qua, tuy nhiên, chúng ta có thể đà giảm đang bị ngăn lại. Vậy điều gì có thể xảy ra với thị trường vào ngày mai 21/9, chúng ta hãy cùng phân tích.
Lúc này Kijun đang có xu hướng dần đi ngang trong khi đó Tenkan vẫn có chiều hướng đi xuống dưới, đồng thời Chikou lúc này đang bị mắc kẹt dưới giá, cho thấy dù có xu hướng hồi phục trong ngày hôm này, thị trường vẫn đang là 1 tình hình chưa quá tích cực, giá lúc này vẫn còn nằm dưới mây, và trong lúc dưới mây, chúng ta sẽ không giao dịch bất kỳ trường hợp nào. Dù có hồi phục, nhưng trước đó sẽ là 1 đám mây đang từ từ dày lên, nếu không vượt qua sớm, khả năng giá sẽ giằng co ở ngưỡng ngày lâu hơn nữa.
Với khung thời gian giờ, sau khi giảm liên tục thì 2 phiên cuối cùng trong ngày, giá đã bắt đầu có xu hướng tăng trở lại, vượt qua Tenkan và cho chỉ báo này là 1 ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên, đây được coi là 1 ngưỡng hỗ trợ khá yếu vào lúc này, bởi cả Tenkan đang có xu hướng đi xuống còn Kijun thì nằm ngang, chứng tỏ 1 xu hướng giảm mạnh đã có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên với 2 đường Senkou A, B vẫn còn đi xuống, thì sẽ là không giảm quá mạnh như những ngày qua, chứ không phải là xu hướng giảm vào lúc này đã kết thúc. Không nên vô lệnh tại thời điểm này, nhà đầu tư cần thận trọng với tiền của mình.
Nhận định thị trường ngày 21/9: Tiếp tục hồi phục
Theo AseanSC, sự giằng co có thể diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.200 – 1.210 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.220 – 1.230 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
VDSC cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục nhưng sẽ xảy ra rung lắc mạnh hơn khi VN-Index đối diện với vùng cản 1.227-1.230 điểm.
Sự giằng co có thể diễn ra
(Công ty Chứng khoán Asean - AseanSC)
Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên tăng điểm khá nhờ lực cầu bắt đáy tăng mạnh khi VN-Index về sát vùng hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá và thấp hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên mua có dấu hiệu mạnh lên, và đà giảm tạm thời chững lại. Tuy nhiên, AseanSC cho rằng đây chỉ là phiên hồi phục kỹ thuật thông thường, và áp lực bán có thể quay trở lại trong phiên tới. Dự báo trong phiên giao dịch tới, sự giằng co có thể diễn ra giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.200 – 1.210 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.220 – 1.230 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
Đà hồi phục là không chắc chắn
(Công ty Chứng khoán BIDV - BSC)
Lực bắt đáy xuất hiện ở vùng 1.200, VN-Index đã bật tăng trở lại khi chạm đến vùng này. Sau phiên sáng giao dịch ảm đạm, thị trường quay đầu đi lên trong phiên chiều và đóng cửa tăng 13.5 điểm so với hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 19/19 ngành tăng điểm. Thanh khoản sụt giảm trong phiên hôm nay cho thấy đà hồi phục là không chắc chắn, nhà đầu tư cần giao dịch cẩn trọng trong những phiên tiếp theo.
Có hiệu ứng lan tỏa cho phiên ngày mai
(Công ty Chứng khoán MB – MBS)
Thị trường bật tăng sau khi retest ngưỡng tâm lý 1.200 điểm ở phiên thứ 2 liên tiếp và lấy lại ½ số điểm đã mất trong phiên hôm qua cho nhà đầu tư tâm lý tích cực ở ngưỡng hỗ trợ. Thanh khoản thấp không phải là điểm trừ trong phiên hôm nay, độ rộng thị trường tích cực cùng mức hồi phục mạnh của nhiều cổ phiếu sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa cho phiên ngày mai. Hiện tại, chứng khoán toàn cầu không có nhiều biến động trước phiên họp của Fed, thậm chí các chuyên gia cho rằng sau lần tăng lãi suất tháng 9, các lần tăng đến cuối năm sẽ giảm dần cũng là tín hiệu hỗ trợ cho thị trường.
VN-Index vẫn giao dịch dưới xu hướng giảm giá
(Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội - SHS)
VN-Index phục hồi tăng 1,12% lên mức 1.218,93 điểm, trên hỗ trợ tâm lý quanh 1.200 điểm sau phiên giảm điểm mạnh đánh mất vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.228-1.235 điểm (giá thấp nhất các ngày 8, 9/9 và 14, 16/9/2022). Khối lượng giao dịch giảm khá mạnh -35,69% so với phiên trước thể hiện mức độ phục hồi không đồng đều vầ yếu kém ở nhiều mã. Tâm lý thị trường ngắn hạn vẫn khá bi quan khi các vị thế giao dịch lướt sóng T2 trung bình giá vẫn đang chịu áp lực thua lỗ.
Hiện tại vùng hỗ trợ tâm lý của VN-Index là vùng 1.200-1.211 điểm tương ứng giá cao nhất năm 2018. Trong ngắn hạn VN-Index vẫn giao dịch dưới xu hướng giảm giá với vùng hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm -1.211 điểm, vùng kháng cự quanh 1.228 điểm -1.235 điểm. Cần có lực cầu mạnh mới có thể kỳ vọng VN-Index vượt được vùng kháng cự này khi phục hồi trong những phiên tới.
Thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục
(Công ty Chứng khoán Rồng Việt - VDSC)
Thị trường tạm thời ngừng chịu áp lực bán dồn dập tại ngưỡng hỗ trợ 1.190-1.200 điểm của VN-Index và từ đó giúp chỉ số hồi phục trở lại. Tuy nhiên, VDSC cho rằng đây chỉ là nhịp hồi phục kỹ thuật sau chuỗi ngày giảm sâu và hầu như không có cơ hội tốt để thoát vị thế. Do đó, trong phiên kế tiếp, thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục nhưng sẽ xảy ra rung lắc mạnh hơn khi VN-Index đối diện với vùng cản 1.227-1.230 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp hồi phục để tiếp tục cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro và giữ tỷ trọng danh mục ở trạng thái an toàn
Thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục
(Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam - YSVN)
YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục hồi phục và VN-Index có thể sẽ kiểm định vùng 1.240 – 1.243 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao mặc dù VN-Index đã giữ được mức 1.200 điểm, nhược điểm là dòng tiền vẫn suy yếu và lực cầu gia tăng chủ yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cho thấy dòng tiền vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm nhẹ cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn đang bi quan với xu hướng hiện tại.
(Bài nhận định chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)
Nếu anh chị là người đang và sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán và muốn:
- Hiểu rõ về phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán.
- Kinh nghiệm áp dụng hiệu quả vào thực tế
- Các mô hình “kinh doanh” chứng khoán hiệu quả giúp nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận
Ngoài ra, mọi người có thể xem thêm một số video về chỉ báo Ichimoku ở trên kênh: https://www.youtube.com/c/Ichimoker/featured