Bài viết đưa ra góc nhìn sâu sắc của người có nhiều năm làm ở ngân hàng. Một góc nhìn khác với bài viết về một nữ nhân viên ngân hàng đã gây sốc khi chia sẻ những "mặt tối" phía sau tấm áo ngân hàng danh giá. Chị này cho biết, phải trốn vào nhà vệ sinh để ăn sáng hay "18h lao vội ra chợ mua vài thứ thức ăn ế ẩm dư thừa".
>>Kế toán ngân hàng...trốn trong nhà vệ sinh ăn sáng
Mấy ngày qua dư luận xôn xao về một lá đơn xin nghỉ việc của một nữ nhân viên ngân hàng và báo chí đồng loạt dẫn tin này nên nhiều ý kiến thuận và trái chiều sôi nổi. Trước khi bình luận, thiện ý chủ quan của tôi là tại sao lá đơn kia được quan tâm nhiều. Có lẽ, đặt nó trong bối cảnh tình hình tài chính - ngân hàng hiện nay mới nhận được nhiều sự cảm thông đến thế.
Hơn 10 năm làm "công nhân" cho ngân hàng, tôi cũng không ít lần nhận được những chia sẻ xót xa như thế, trực tiếp hoặc email. Tuy nhiên, theo thời cuộc, nếu đặt nó trong bối cảnh những năm 2006 - 2009, quan điểm cá nhân tôi nhận định không khéo nữ nhân viên này sẽ bị ném đá vì nói những điều quá đỗi bình thường. Những năm lãi suất căng như dây đàn tưởng sắp đứt, chúng tôi trai gái có lúc ngủ lại cơ quan luôn. Nhưng cũng có năm, lĩnh thưởng vui như hội.
Ai đã xác định cuộc đời bán sức lao động mà không chịu những áp lực tương tự. Chẳng hạn nghề bất động sản và chứng khoán chẳng hạn, không ít bạn bè tôi có đứa bỏ nghề đi bán bảo hiểm, bán hàng đa cấp, về quê làm ruộng, có đứa đi bán bất động sản nghĩa trang.... Nói chi xa xôi, trong lúc đóng băng thị trường, vợ tôi cũng chấp nhận hoàn cảnh ở nhà nội trợ, sinh con. Nhân viên môi giới bất động sản, chứng khoán tan nát. Có đứa tự nhiên đi tu theo phật pháp. Để rồi 5 năm sau, tình hình ổn định, chúng tôi tiếp tục hành trình cày cuốc từ đầu năm đến giờ.
Suy cho cùng, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Chỉ còn trong hoàn cảnh mới hiểu nhau. Nghề ngân hàng có bạc bẽo và bi quan đến mức như mọi người bàn tán không. Thật ra nghề nào cũng có lúc thịnh lúc suy. Cũng như con người lúc vinh lúc nhục. Những người bạn tôi đã từng tự làm chủ cũng có lúc nhục hơn. Đến bây giờ vẫn còn trong vòng lẩn quẩn nợ nần, trốn tránh. Điều cần nhất những lúc thế này, mỗi người, tuỳ hoàn cảnh, ngành nghề sẽ chọn hướng đi cho mình thay vì than vãn.
Cách đây mấy ngày, hẹn ăn trưa với một người bạn cũ. Chị từng là Giám đốc sàn bất động sản thuộc bestseller. Tôi hỏi sao chị không quay lại khi thị trường từ đầu năm đến giờ rất khả quan. Chị nói : Không quan trọng chạy theo thời cuộc mà cần phải yêu cái việc mình đang làm. Dù tôi biết, công việc hiện tại của chị cũng chẳng dễ dàng gì. Nhưng cách nói chuyện của chị đầy đam mê.
Trở lại nghề ngân hàng, mô típ suy nghĩ quen thuộc cứ có ngân là giàu. Giống như tôi, khi về quê, gặp bà con láng giềng, ai cũng xuýt xoa có thằng cháu làm Giám đốc ngân hàng, xứng đáng công lao cha mẹ cho ăn học bao năm. Đùng một phát, cuối năm ngoái, tôi nộp Đơn xin nghỉ việc, cả nhà đều bất ngờ và ngăn cản. Mọi lời bàn ra tán vào, những cuộc điện thoại thăm hỏi thì ít, mà tò mò thì nhiều, kiểu như chắc "dính phốt" hoặc "ngã ngựa". Bởi theo lối suy diễn chung, nếu ngon, không ai dễ gì bỏ vị trí đang thơm, đặc biệt bối cảnh quá nhiều nhân viên ngân hàng phải hầu toà. Dư luận luôn là thế.
Gia đình tôi luôn bảo gắng học để kiếm công việc tốt. Còn tôi lại hỏi khác : Tại sao không học để tự làm chủ nuôi bản thân?. Mẹ tôi bảo: Làm chủ cực lắm, thấy anh chị mày không, buôn bán quần quật suốt ngày. Kiếm từng đồng cực lắm con ơi. Đấy, vậy mà bao lâu, bây giờ tôi nhìn công việc gia đình mà thèm thuồng. Còn anh chị tôi cứ bảo mấy đứa cháu : Gắng học đi làm giống cậu út...!!!
Cuộc đời là thế đó. Nghề nào cũng có cái giá, chỉ có người trong cuộc mới hiểu nó là thế nào? Lúc vinh, ai cũng muốn nhảy vào. Nhưng để có vinh, ai không từng trải qua giai đoạn khổ cực trăm bề. Cuộc đời chưa bao giờ trải hoa hồng cho ai. Nếu mình cảm thấy không phù hợp thì nên rút lui tìm cơ hội khác. Chứ đã chấp nhận, hãy yêu công việc mà bạn đang làm. THÀNH CÔNG là vượt qua bản thân hôm qua, chứ không phải so sánh với kẻ khác.
Tản mạn 3h sáng cuối tuần về chuyện nghề
SANG NGÔ
>>Kế toán ngân hàng...trốn trong nhà vệ sinh ăn sáng
Mấy ngày qua dư luận xôn xao về một lá đơn xin nghỉ việc của một nữ nhân viên ngân hàng và báo chí đồng loạt dẫn tin này nên nhiều ý kiến thuận và trái chiều sôi nổi. Trước khi bình luận, thiện ý chủ quan của tôi là tại sao lá đơn kia được quan tâm nhiều. Có lẽ, đặt nó trong bối cảnh tình hình tài chính - ngân hàng hiện nay mới nhận được nhiều sự cảm thông đến thế.
Ai đã xác định cuộc đời bán sức lao động mà không chịu những áp lực tương tự. Chẳng hạn nghề bất động sản và chứng khoán chẳng hạn, không ít bạn bè tôi có đứa bỏ nghề đi bán bảo hiểm, bán hàng đa cấp, về quê làm ruộng, có đứa đi bán bất động sản nghĩa trang.... Nói chi xa xôi, trong lúc đóng băng thị trường, vợ tôi cũng chấp nhận hoàn cảnh ở nhà nội trợ, sinh con. Nhân viên môi giới bất động sản, chứng khoán tan nát. Có đứa tự nhiên đi tu theo phật pháp. Để rồi 5 năm sau, tình hình ổn định, chúng tôi tiếp tục hành trình cày cuốc từ đầu năm đến giờ.
Suy cho cùng, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Chỉ còn trong hoàn cảnh mới hiểu nhau. Nghề ngân hàng có bạc bẽo và bi quan đến mức như mọi người bàn tán không. Thật ra nghề nào cũng có lúc thịnh lúc suy. Cũng như con người lúc vinh lúc nhục. Những người bạn tôi đã từng tự làm chủ cũng có lúc nhục hơn. Đến bây giờ vẫn còn trong vòng lẩn quẩn nợ nần, trốn tránh. Điều cần nhất những lúc thế này, mỗi người, tuỳ hoàn cảnh, ngành nghề sẽ chọn hướng đi cho mình thay vì than vãn.
Cách đây mấy ngày, hẹn ăn trưa với một người bạn cũ. Chị từng là Giám đốc sàn bất động sản thuộc bestseller. Tôi hỏi sao chị không quay lại khi thị trường từ đầu năm đến giờ rất khả quan. Chị nói : Không quan trọng chạy theo thời cuộc mà cần phải yêu cái việc mình đang làm. Dù tôi biết, công việc hiện tại của chị cũng chẳng dễ dàng gì. Nhưng cách nói chuyện của chị đầy đam mê.
Trở lại nghề ngân hàng, mô típ suy nghĩ quen thuộc cứ có ngân là giàu. Giống như tôi, khi về quê, gặp bà con láng giềng, ai cũng xuýt xoa có thằng cháu làm Giám đốc ngân hàng, xứng đáng công lao cha mẹ cho ăn học bao năm. Đùng một phát, cuối năm ngoái, tôi nộp Đơn xin nghỉ việc, cả nhà đều bất ngờ và ngăn cản. Mọi lời bàn ra tán vào, những cuộc điện thoại thăm hỏi thì ít, mà tò mò thì nhiều, kiểu như chắc "dính phốt" hoặc "ngã ngựa". Bởi theo lối suy diễn chung, nếu ngon, không ai dễ gì bỏ vị trí đang thơm, đặc biệt bối cảnh quá nhiều nhân viên ngân hàng phải hầu toà. Dư luận luôn là thế.
Gia đình tôi luôn bảo gắng học để kiếm công việc tốt. Còn tôi lại hỏi khác : Tại sao không học để tự làm chủ nuôi bản thân?. Mẹ tôi bảo: Làm chủ cực lắm, thấy anh chị mày không, buôn bán quần quật suốt ngày. Kiếm từng đồng cực lắm con ơi. Đấy, vậy mà bao lâu, bây giờ tôi nhìn công việc gia đình mà thèm thuồng. Còn anh chị tôi cứ bảo mấy đứa cháu : Gắng học đi làm giống cậu út...!!!
Cuộc đời là thế đó. Nghề nào cũng có cái giá, chỉ có người trong cuộc mới hiểu nó là thế nào? Lúc vinh, ai cũng muốn nhảy vào. Nhưng để có vinh, ai không từng trải qua giai đoạn khổ cực trăm bề. Cuộc đời chưa bao giờ trải hoa hồng cho ai. Nếu mình cảm thấy không phù hợp thì nên rút lui tìm cơ hội khác. Chứ đã chấp nhận, hãy yêu công việc mà bạn đang làm. THÀNH CÔNG là vượt qua bản thân hôm qua, chứ không phải so sánh với kẻ khác.
Tản mạn 3h sáng cuối tuần về chuyện nghề
SANG NGÔ