Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi???

nhungbeo_tn

New Member
Hội viên mới
Mình đang lập dự phòng phải thu khó đòi cho DN. Nhưng mình đang băn khoăn một việc. Bên mình có 1 đối tác lấy hàng từ năm 2010. Hết năm 2011, Dư Nợ của đơn vị này là 1.449.140.370 đ. Sang năm 2012, mỗi tháng đơn vị mua hàng, đều trả tiền hàng tương đương với giá trị hàng đã lấy trong tháng đó. Hết năm 2012, dư Nợ của đơn vị là 1.094.360.570 đ. Như vậy khi lập dự phòng, mình đưa số dư Nợ cuối năm 2012 là 1.094.360.570 đ vào và đưa vào mục 1 năm < Nợ < 2 năm có hợp lý hay ko?
 
Ðề: Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi???

Khách hàng đó vẫn lấy hàng, vẫn thanh toán bt thì sao lại phải dự phòng phải thu khó đòi vậy bạn.
Dự phòng phải thu khó đòi khi cty khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản... nên ko có hoặc khó có khả năng thanh toán, cty đã làm thủ tục đòi nhiều lần nhưng vẫn không thu đc nợ
 
Ðề: Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi???

Mình đang lập dự phòng phải thu khó đòi cho DN. Nhưng mình đang băn khoăn một việc. Bên mình có 1 đối tác lấy hàng từ năm 2010. Hết năm 2011, Dư Nợ của đơn vị này là 1.449.140.370 đ. Sang năm 2012, mỗi tháng đơn vị mua hàng, đều trả tiền hàng tương đương với giá trị hàng đã lấy trong tháng đó. Hết năm 2012, dư Nợ của đơn vị là 1.094.360.570 đ. Như vậy khi lập dự phòng, mình đưa số dư Nợ cuối năm 2012 là 1.094.360.570 đ vào và đưa vào mục 1 năm < Nợ < 2 năm có hợp lý hay ko?

Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 : Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng .
Bạn thử đối chiếu với các điều kiện quy định trong thông tư này thử xem có thỏa mãn hay không rồi hãy thực hiện trích lập .
 
Ðề: Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi???

Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 có đoạn:
"+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác."
Nên mình nghĩ vẫn có thể trích lập được chứ?
Khách hàng đó vẫn lấy hàng, vẫn thanh toán bt thì sao lại phải dự phòng phải thu khó đòi vậy bạn.
Dự phòng phải thu khó đòi khi cty khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản... nên ko có hoặc khó có khả năng thanh toán, cty đã làm thủ tục đòi nhiều lần nhưng vẫn không thu đc nợ
 
Ðề: Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi???

Nợ quá hạn trên 6 tháng thì được trích lập dự phòng rồi, không cần biết khách hàng có làm sao hay không. Mà rõ ràng phải làm sao thì mới để trên 6 tháng không chịu trả nợ. Khi nào bạn xử lý nợ thì mới cần quan tâm xem khách hàng làm sao, phá sản hay bỏ trốn... để đủ đk xử lý.
Bạn lưu ý khi xác định dự phòng phải chính xác cho từng khoản nợ, khi đó bạn phải xác định rõ từng lần khách hàng thanh toán là cho lô hàng nào, lô nào chưa thanh toán để trích dự phòng.
Tuy vậy, trường hợp của bạn không dễ gì Thuế chấp nhận, bởi vì không có lý gì mà lô hàng cũ khách hàng không chịu thanh toán, trong khi vẫn thanh toán các lô mới được (theo như cách bạn giải thích là thanh toán theo đúng tiền hàng các tháng phát sinh), trừ khi bạn chứng minh được lô hàng từ năm 2010 đó bị lỗi hay trục trặc gì đó nên bên mua không chấp nhận thanh toán tiền.
Ngoài ra việc trích lập hay hoàn nhập dự phòng phải được thực hiện vào cuối kỳ kế toán, và khi thực hiện bạn phải có đầy đủ chứng từ chứng minh nhé.
 
Ðề: Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi???

Mình đang lập dự phòng phải thu khó đòi cho DN. Nhưng mình đang băn khoăn một việc. Bên mình có 1 đối tác lấy hàng từ năm 2010. Hết năm 2011, Dư Nợ của đơn vị này là 1.449.140.370 đ. Sang năm 2012, mỗi tháng đơn vị mua hàng, đều trả tiền hàng tương đương với giá trị hàng đã lấy trong tháng đó. Hết năm 2012, dư Nợ của đơn vị là 1.094.360.570 đ. Như vậy khi lập dự phòng, mình đưa số dư Nợ cuối năm 2012 là 1.094.360.570 đ vào và đưa vào mục 1 năm < Nợ < 2 năm có hợp lý hay ko?

Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 có đoạn:
"+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác."
Nên mình nghĩ vẫn có thể trích lập được chứ?

Đoạn mà bạn trích dẫn trong thông tư ở trên nằm trong khoản 1, điều 6 của TT 228/2009 , nhưng khoản 1 này bao gồm một số các điều kiện để 1 khoản nợ phải thu được xem là khó đòi. Trong khi đó bạn chỉ lấy duy nhất có 1 điều kiện rồi suy diễn ra đó là nợ khó đòi.
Bạn đọc luật mà chỉ đọc cái có thể biện minh cho việc làm của mình (tâm thức chủ quan) và bỏ qua những quy định tổng thể thì làm sao vận dụng cho đúng được.
Ngoài ra, Điều 3 của TT 228/2009 quy định về các Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng, những quy định ở đây cũng cũng bao gồm ý nghĩa là việc trích lập dự phòng không phải là công việc của kế toán mà là của Cty . Một đoạn trích điều này sẽ thể hiện rõ điều tôi nói ở trên :
4. Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tư này và văn bản pháp luật khác có liên quan.Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.
Thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng.


Và như vậy, trong trường hợp này , "Bạn" - chính bản thân bạn đó - không thể thực hiện việc trích lập dự phòng (vì thiếu quá nhiều thủ tục) .
 
Ðề: Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi???

Đoạn mà bạn trích dẫn trong thông tư ở trên nằm trong khoản 1, điều 6 của TT 228/2009 , nhưng khoản 1 này bao gồm một số các điều kiện để 1 khoản nợ phải thu được xem là khó đòi. Trong khi đó bạn chỉ lấy duy nhất có 1 điều kiện rồi suy diễn ra đó là nợ khó đòi.
Bạn đọc luật mà chỉ đọc cái có thể biện minh cho việc làm của mình (tâm thức chủ quan) và bỏ qua những quy định tổng thể thì làm sao vận dụng cho đúng được.
Ngoài ra, Điều 3 của TT 228/2009 quy định về các Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng, những quy định ở đây cũng cũng bao gồm ý nghĩa là việc trích lập dự phòng không phải là công việc của kế toán mà là của Cty . Một đoạn trích điều này sẽ thể hiện rõ điều tôi nói ở trên :
4. Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tư này và văn bản pháp luật khác có liên quan.Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.
Thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng.


Và như vậy, trong trường hợp này , "Bạn" - chính bản thân bạn đó - không thể thực hiện việc trích lập dự phòng (vì thiếu quá nhiều thủ tục) .

chào bạn!

Mình cũng có ý đinh "lập dự phòng nợ phải thu khó đòi". và cũng muốn tham khảo ý kiến mọi người!

Công ty mình làm bên "tư vấn thiết kế xây dựng".
- năm 2011 có ký 1 hợp đồng tư vấn A trị giá : 900 triệu (Bên mình làm thầu phụ) -> đến tháng 04/2012 bên thầu chính thanh toán được 600 triệu, còn nợ 300 triệu.
- T05/2012 bên mình ký 1 thêm 1 hợp đồng B với bên này, -> hợp đồng giá trị nhỏ nên họ đã thanh toán hết.
-> khoản nợ 300 triệu của hợp đồng A vẫn tròn trĩnh 300 triệu . do có nguồn tin tình hình tài chính của bên thầu chính đang gặp rủi ro (chưa có văn bản nào thể hiện thầu chính đang gặp rủi ro) -> nếu trong năm 2013 này họ ko thanh toán hết thì mình có thể trích lập dự phòng ko?
 
Ðề: Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi???

chào bạn!

Mình cũng có ý đinh "lập dự phòng nợ phải thu khó đòi". và cũng muốn tham khảo ý kiến mọi người!

Công ty mình làm bên "tư vấn thiết kế xây dựng".
- năm 2011 có ký 1 hợp đồng tư vấn A trị giá : 900 triệu (Bên mình làm thầu phụ) -> đến tháng 04/2012 bên thầu chính thanh toán được 600 triệu, còn nợ 300 triệu.
- T05/2012 bên mình ký 1 thêm 1 hợp đồng B với bên này, -> hợp đồng giá trị nhỏ nên họ đã thanh toán hết.
-> khoản nợ 300 triệu của hợp đồng A vẫn tròn trĩnh 300 triệu . do có nguồn tin tình hình tài chính của bên thầu chính đang gặp rủi ro (chưa có văn bản nào thể hiện thầu chính đang gặp rủi ro) -> nếu trong năm 2013 này họ ko thanh toán hết thì mình có thể trích lập dự phòng ko?

Một khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách của DN có thể "thật" mà cũng có thể "không thật", nên việc này (lập dự phòng) phải do các chủ DN quyết định, chứ bạn không thể quyết định được .
Để lập dự phòng đúng theo các quy định của pháp luật, bạn hãy nghiên cứu kỹ các điều kiện, thủ tục thực hiện được quy định tại điều 3 và điều 6 của TT 228/2009 .
 
Ðề: Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi???

chào bạn!

Mình cũng có ý đinh "lập dự phòng nợ phải thu khó đòi". và cũng muốn tham khảo ý kiến mọi người!

Công ty mình làm bên "tư vấn thiết kế xây dựng".
- năm 2011 có ký 1 hợp đồng tư vấn A trị giá : 900 triệu (Bên mình làm thầu phụ) -> đến tháng 04/2012 bên thầu chính thanh toán được 600 triệu, còn nợ 300 triệu.
- T05/2012 bên mình ký 1 thêm 1 hợp đồng B với bên này, -> hợp đồng giá trị nhỏ nên họ đã thanh toán hết.
-> khoản nợ 300 triệu của hợp đồng A vẫn tròn trĩnh 300 triệu . do có nguồn tin tình hình tài chính của bên thầu chính đang gặp rủi ro (chưa có văn bản nào thể hiện thầu chính đang gặp rủi ro) -> nếu trong năm 2013 này họ ko thanh toán hết thì mình có thể trích lập dự phòng ko?

Nợ trên 6 tháng thì đủ điều kiện trích lập dự phòng rồi bạn, bạn đề nghị lên Kế toán trưởng hoặc Giám đốc về việc trích dự phòng, lập hội đồng để xác định mức trích lập, bạn tham khảo trong TT 228 - BTC năm 2009 để xem cụ thể.
Bạn lưu ý trường hợp nếu công ty không trích lập dự phòng theo đúng quy định của thông tư này, thì khi khoản nợ này sau này xác định không thu hồi được sẽ không được đưa vào chi phí khi tính thuế nhé.
 
Ðề: Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi???

Nợ trên 6 tháng thì đủ điều kiện trích lập dự phòng rồi bạn, bạn đề nghị lên Kế toán trưởng hoặc Giám đốc về việc trích dự phòng, lập hội đồng để xác định mức trích lập, bạn tham khảo trong TT 228 - BTC năm 2009 để xem cụ thể.
Bạn lưu ý trường hợp nếu công ty không trích lập dự phòng theo đúng quy định của thông tư này, thì khi khoản nợ này sau này xác định không thu hồi được sẽ không được đưa vào chi phí khi tính thuế nhé.

bạn có mẫu biên bản lập hội đồng xác định mức trích lập ko nhỉ? share giúp mình với!
bên mình ko có kế toán trưởng, mình làm phụ trách kế toán của công ty, bộ máy đơn giản -> chỉ có giám đốc, phụ trách kế toán được ko nhỉ?

hay là có cả hội đồng cổ đông??
 
Ðề: Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi???

Mình ko có mẫu đâu bạn, ko cần cổ đông đâu.
Công ty thì phải có kế toán trưởng chứ bạn, ko có kế toán trưởng thì ai chịu trách nhiệm về số liệu kế toán?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top