Vay ngân hàng

NGLUAN

Member
Hội viên mới
Cty mình có vay Ngân hàng để mua ôtô theo hình thức trả góp. Hàng tháng bên mình phải trả gốc: 8.000.000 đ, lãi vay: 3.000.000 đ
Nghiệp vụ này định khoản thế nào cả nhà ơi, chỉ cho mình với !
 
Ðề: Vay ngân hàng

Cty mình có vay Ngân hàng để mua ôtô theo hình thức trả góp. Hàng tháng bên mình phải trả gốc: 8.000.000 đ, lãi vay: 3.000.000 đ
Nghiệp vụ này định khoản thế nào cả nhà ơi, chỉ cho mình với !
Khoản vay này không bao lâu? thuộc vay ngắn hạn hay dài hạn?

+ Nếu là vay ngắn hạn:
Nợ 311: 8.000.000đ
Nợ 635: 3.000.000đ
Có 111, 112: 11.000.000đ


+ Nếu là vay dài hạn:
Nợ 341: 8.000.000đ
Nợ 635: 3.000.000đ
Có 111, 112: 11.000.000đ
 
Ðề: Vay ngân hàng

Cty mình có vay Ngân hàng để mua ôtô theo hình thức trả góp. Hàng tháng bên mình phải trả gốc: 8.000.000 đ, lãi vay: 3.000.000 đ
Nghiệp vụ này định khoản thế nào cả nhà ơi, chỉ cho mình với !

PPK nghĩ bạn tham khảo VAS16 : Chi phí đi vay và TT 105 hướng dẫn đi
 
Ðề: Vay ngân hàng

Minh thấy bạn lethimyha trả lời sai rồi, Khi bạn vay vốn ngân hàng để trả góp tại sao lại định khoản là Nợ 311, Nợ 341.
Mình sẽ định khoản như sau:

Khi Mua TSCĐ bạn ghi:
Nợ 211: Giá mua trả tiền ngay.
Nợ 133: thuế GTGT
Nơ 242: Chi Phí trả trước ( Là Phần lãi trả chậm)
Có TK 331: Tổng giá thanh toán


Hàng tháng bạn phải trả:
Nợ 331: 11.000.000
Có 311/341: 11.000.000
Đồng thời tính vào chi phí tài chính số lãi vay phải trả:
Nợ 635: 3.000.00
Có 242: 3.000.000
 
Ðề: Vay ngân hàng

Minh thấy bạn lethimyha trả lời sai rồi, Khi bạn vay vốn ngân hàng để trả góp tại sao lại định khoản là Nợ 311, Nợ 341.
Mình sẽ định khoản như sau:

Khi Mua TSCĐ bạn ghi:
Nợ 211: Giá mua trả tiền ngay.
Nợ 133: thuế GTGT
Nơ 242: Chi Phí trả trước ( Là Phần lãi trả chậm)
Có TK 331: Tổng giá thanh toán


Hàng tháng bạn phải trả:
Nợ 331: 11.000.000
Có 311/341: 11.000.000
Đồng thời tính vào chi phí tài chính số lãi vay phải trả:
Nợ 635: 3.000.00
Có 242: 3.000.000

Bạn xem lại các định khoản của mình. Có lẽ bạn nhầm giữa việc mua xe trả góp trực tiếp với người bán với việc bạn vay của NH để rồi đến tháng bạn trả nợ vay và lãi vay với NH.

Khi bạn mua xe, bạn trả cho người bán bao nhiêu phần trăm trên tổng giá trị chiếc xe đó và số còn lại bạn vay của ngân hàng và ngân hàng đã thanh toán cho bên bán ngay tại thời điểm bạn nhận được chiếc xe đó. Và vì thế lúc này bạn không còn nợ bên bán nữa mà chuyển sang bạn nợ bên NH. Và theo hợp đồng vay giữa bạn với NH thì hàng tháng bạn phải trả cho NH 1 khoản tiền gốc + lãi tiền vay theo định kỳ cho đến hết thời hạn hợp đồng vay chấm dứt. Cho nên, nếu định khoản ngay từ đầu mua xe thì phải định khoản thế này:

- Nợ 211
Nợ 133
Có 111, 112
Có 331 (số còn nợ lại đợi khoản vay từ NH để trả)

- Nợ 331
Có 311, 341

Đến thời hạn trả nợ gốc và lãi vay hàng tháng theo hợp đồng với HN thì:

Nợ 311, 341
Nợ 635
Có 111, 112

van sì nói:
Vay ô tô thường là vay dài hạn, khỏang 3-4 năm.

Việc vay ngắn hạn hay vay dài hạn thì do khả năng của người mua cho nên không nên chủ quan cứ cho hết vào dài hạn.

van sì nói:
Trên hợp đồng tín dụng tất sẽ có ghi ngày nào trả lãi , trả gốc bao nhiêu.Ta có thể định khỏan.
Nợ TK 111,112
Có TK 341.

Việc vay dài hạn trong trường hợp vay trả tiền mua xe này người vay không được nhận tiền vay trực tiếp mà sau khi người mua là xong thủ tục vay và được NH chấp nhận cho vay thì NH sẽ tự động chuyển khoản tiền vay này để thanh toán cho bên bán số tiền còn lại bằng đúng số tiền mà bên mua yêu cầu được vay. Vì thế sẽ không có cái định khoản trên.

van sì nói:
Hạch tóan thêm cái nợ đến hạn trả.
Nợ TK 311
Có TK 315
Khi trả gốc
Nợ TK 315 8.000.000
Có TK 111,112 8.000.000
Trả lãi
Nợ TK 635 3.000.000
Có TK 111,112 3.000.000
Đến năm sau hạch tóan sang nợ đến hạn trả
Nợ TK 311
Có TK 315
Cứ thế tiếp tục

TK 315 sẽ không dùng trong trường hợp này. TK này sẽ được sử dụng khi và chỉ khi Van Sì vay dài hạn NH với hợp đồng vay là nợ gốc vào cuối kỳ mà thôi. Mà TK này cũng sẽ chỉ xuất hiện khi Van sì xác định khoản vay này đến hạn trả vào tháng sau hay năm sau thì mới phải chuyển sang ghi Nợ 315/ Có 341 để kế toán dễ theo dõi để biết đường mà xoay tiền để trả nợ vay cho đúng hạn kẻo quên đến lúc trả lại không có tiền.

Àh, mà Van sì nên xem lại các định khoản ở trên của mình. Với các định khoản trên của Van sì đến khi trả hết nợ cho NH rồi mà TK 341 vẫn còn thể hiện là Van sì còn nợ NH khoản vay ban đầu đấy nhé.
 
Ðề: Vay ngân hàng

Khi mua xe mình định khoản:
N 211
C 341
Từ đó mình sẽ theo dõi TK 341
Hàng tháng mình phải trả gốc và lãi vay:
Trả gốc:
N 341
C 112
Trả lãi vay:
N 635
C 112
 
Ðề: Vay ngân hàng

Khi mua xe mình định khoản:
N 211
C 341
Từ đó mình sẽ theo dõi TK 341
Hàng tháng mình phải trả gốc và lãi vay:
Trả gốc:
N 341
C 112
Trả lãi vay:
N 635
C 112

Khi mua chiếc xe này vay 100% giá trị chiếc xe luôn àh? Nếu vay 100% thì định khoản ghi nhận TSCĐ chỉ thiếu mỗi tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
 
Ðề: Vay ngân hàng

Ặc, vay ngân hàng, làm hợp đồng tín dụng, trên hợp đồng luôn có ghi là trả lãi hàng kỳ, tháng trả một lần, năm đó, đưa TK 341 sang TK 315 nợ ngắn hạn đến hạn phải trả để theo dõi nhé lét mỳ .
Nợ TK 341
Có TK 315
Hợp đồng vay thì có liên quan gì đến hạch tóan ?
Cuối năm TK 315 tất tóan đi, còn lại TK 341 sẻ có số dư với số nợ ngân hàng

Sao hợp đồng lại không liên quan đến hạch toán? Dựa trên hợp đồng vay mới biết tiền lãi vay và tiền gốc sẽ được trả như thế nào? Rõ chưa?

Hợp đồng vay này đã thể hiện rõ là vay trong bao nhiêu tháng, tổng số tiền là bao nhiêu và mỗi tháng sẽ phải trả tiền lãi bao nhiêu? tiền gốc bao nhiêu và đúng ngày theo định kỳ hàng tháng bên vay sẽ phải nộp vào TK vay đúng số tiền mà bên NH đã tính toán. Và bên vay sẽ tất toán khoản vay này vào bất kỳ thời điểm nào nếu bên vay có đủ tiền để thanh toán khoản vay này và lúc này bên vay chỉ phải thanh toán phần tiền vay còn lại và một phần tiền lãi vay tính đến thời điểm tất toán khoản vay này. Còn không theo bình thường người vay cứ thanh toán tiền hàng tháng theo lịch cho đến khi thời hạn vay chấm dứt <==> với việc khoản vay đã được tất toán vào cuối kỳ.

TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả chứ không phải là Nợ ngắn hạn đến hạn trả nhé! Van sì xem lại...
 
Ðề: Vay ngân hàng

theo lanhuong42 thì định khoản như sau
Vay ngân hàng
nợ 111,112
có 311

mua oto (TSCĐ)
nợ 211
nợ 133
có 111,112,331

trả lãi
nợ 625
có 111,112,331

Các pác cho ý kiến thêm nhé!
 
Ðề: Vay ngân hàng

theo lanhuong42 thì định khoản như sau
Vay ngân hàng
nợ 111,112
có 311

mua oto (TSCĐ)
nợ 211
nợ 133
có 111,112,331

trả lãi
nợ 625
có 111,112,331

Các pác cho ý kiến thêm nhé!

Đây là khoản vay để mua xe chứ không phải vay để bổ sung nguồn vốn kinh doanh nên DN sẽ không được nhận tiền mặt hay tiền chuyển khoản. Khoản tiền này ngân hàng sẽ chuyển sang cho bên bán ô tô nếu ngân hàng đồng ý cho vay. Vì thế định khoản đầu tiên của bạn đã thể hiện không đúng với bản chất của nghiệp vụ phát sinh. Vì thế dẫn đến cái định khoản thứ 2 cũng sai theo luôn.

Riêng định khoản thứ 3 thì chỉ mới thể hiện phần lãi phải trả mà chưa thể hiện phần tiền nợ gốc phải trả. Mà chi phí lãi vay là 635 chứ không phải 625 bạn nhé.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top