VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
Thành viên BQT
Hội viên mới
Hơ hơ, ko phải em!
E chưa... bị nhiễm đến nỗi lập topic về VAS. Là có người busy quá nên nhờ e post dùm đấy ạ. Người đó là ai thì chắc các bác đã biết rồi... :hysterical:

Trích văn ko nguyên:
Hôm qua chẳng ai rủ tớ đi nhậu, tớ ngồi một mình dở cuốn 26 CM ra, nét bút chỉ gạch lem nhem hồi sinh viên làm tớ để ý: “có nguyên tắc khác?! lập trên cơ sở nào?!”
Hổng nhớ là hồi đó tớ có hỏi giáo viên không nữa. Nhưng tại thời điểm bi giờ cái đầu của tớ trổng trơn, ko có câu trả lời này.
Đành thỉnh giáo các bác vậy.

Quy định chung nói:
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh BCTC, các nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh BCTC khi có những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; giải trình về ngày phát hành BCTC và các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Nếu các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không phù hợp với nguyên tắc hoạt động liên tục thì doanh nghiệp không được lập BCTC trên cơ sở hoạt động liên tục .

Các bác cho em hỏi ngoài nguyên tắc hoạt động liên tục ra thì còn nguyên tắc nào?! Và nếu cái chữ “nếu” Ctrl+B đó là sự thật thì cái cơ sở để lập BCTC là cơ sở nào?!
Trước giờ e chỉ bít có mỗi cái cơ sở hoạt động liên tục thui ah.


Dự báo: pác Kuki vào post bài đầu tiên, ko fải để trả lời mà là để... Nếu bị chửi thì TT sẽ kiện lên Khai Phong Phủ.:ibbanana:
-----------------------------------------------------------------------------------------
Kuki: cơ sở khác là liquidation accounting
Kuki: nghe thấy bao giờ chưa
Thien Thanh_: rùi
Kuki: khác với going concern
Thien Thanh_: nhg ko hiểu
Kuki: cứ thế mà làm
Kuki: ko hiểu thì học dần
Kuki: tự dưng mà hiểu được à
Tran Dang Minh Chau: đọc ở đâu anh?
Kuki has signed out:ibbanana:

:book:Cái liquidation accounting là gì, bác nào bít chỉ em với!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

E chưa... bị nhiễm đến nỗi lập topic về VAS. Là có người busy quá nên nhờ e post dùm đấy ạ. Người đó là ai thì chắc các bác đã biết rồi... :hysterical:
Tiếp sức với bác để giúp người ta luôn
04.
Qui trình phát hành báo cáo tài chính phụ thuộc vào cơ cấu quản lý, yêu cầu và thủ tục cần tuân thủ về lập, soát xét, kiểm tra và phát hành báo cáo tài chính.
Người ta cố tình nói đến quy trình lập, soát xét, kiểm tra và phát hành là để nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm " soát xét, kiểm tra "
Kiểm tra xem người lập đã trình bày các thông tin sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán chưa ( có thể do khách quan và chủ quan mà chưa trình bày hoặc trình bày không chuẩn )
vậy người kiểm tra, soát xét phải là người có đủ thông tin về mấy sự kiện này theo quy trình chứ không phải tình cờ mà biết được .
Các bác cho em hỏi ngoài nguyên tắc hoạt động liên tục ra thì còn nguyên tắc nào?! Và nếu cái chữ “nếu” Ctrl+B đó là sự thật thì cái cơ sở để lập BCTC là cơ sở nào?!
Trước giờ e chỉ bít có mỗi cái cơ sở hoạt động liên tục thui ah.
:book:Cái liquidation accounting là gì, bác nào bít chỉ em với!
Theo em đoán thì nó là .... không liên tục . Với cơ sở không liện tục thì các tài sản được xác định với giá trị thuần có thể thực hiện với mức độ thận trọng hơn, các tài sản dài hạn được trình bày ở ngắn hạn, các tài sản đang được ghi theo giá gốc thì sẽ được ghi theo pp vốn chủ sở hữu
Hổng biết như vậy có đúng không nữa ??:ibbanana:
 
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: Là những sự kiện có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính.
Có hai loại sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm:
(a) Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh: Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính cần phải điều chỉnh trước khi lập báo cáo tài chính.
(b) Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh: Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính nhưng không phải điều chỉnh trước khi lập báo cáo tài chính.
Ngày phát hành báo cáo tài chính: Là ngày, tháng, năm ghi trên báo cáo tài chính mà Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị kế toán ký duyệt báo cáo tài chính để gửi ra bên ngoài doanh nghiệp.

làm tiếp vài dòng cho nó có khái niệm rồi tranh luận tiếp, không biết vụ điều chỉnh hay không này có liên quan gì đến vụ trọng yếu không ta ?
 
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

Cái gọi là sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: là từ 31/12 tới ngày phát hành báo cáo.
---> Cái gì cứu vãn được thì cứu. Bằng cái tâm của nghệ nhân, người lập BCTC phải đưa lên thông tin chính xác nhất có thể.

- SK phải điều chỉnh:SK xảy ra trong giai đoạn này chứng tỏ rõ ràng hơn cho những gì đã xảy ra trong năm / ở thời điểm cuối năm. E hiểu là vậy, hổng bít đúgn ko nữa!

VD: Thông tin nhận được sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm của công ty A cung cấp bằng chứng về một tài sản bị tổn thất trong kỳ kế toán năm 2007, hoặc giá trị của khoản tổn thất được ghi nhận từ trước đối với tài sản này cần phải điều chỉnh, ví dụ như:
i - Khách hàng B bị phá sản sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đã chứng minh khoản phải thu của khách hàng B trên Bảng cân đối kế toán cần phải điều chỉnh thành khoản lỗ trong năm.

Thêm các thông tin: 31/2 phát hành báo cáo. 15/01 công ty bên kia tuyên bố phá sản.
Khoản nợ này đã có từ trước, 31/12 Khách hàng đã ko có khả năng thanh toán nhưng bên mình chưa có thông tin này. Khoản nợ này đã là khoản nợ xấu tại ngày 31/12...

@ [you]: E có tý thắc mắc, nếu vào ngày 10/01 bên khách hàng bị một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng nên mới dẫn tới phá sản. Thì bên A có điều chỉnh khoản này ko?!
-----------------------------------------------------------------------------------------

Sự kiện ko:
Đoạn 9 nói:
Ví dụ về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh như: Việc giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư vốn góp liên doanh, các khoản đầu tư vào công ty liên kết trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính. Sự giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư thường không liên quan đến giá trị các khoản đầu tư vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Chắc là chỗ đại loại như color đỏ thì ko điều chỉnh.

Sự kiện ko cần điều chỉnh nhưng trọng yếu thì phải đưa vào thuyết minh.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đoạn 10. Cổ tức nói:
10. Nếu cổ tức của cổ đông được công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, doanh nghiệp không phải ghi nhận các khoản cổ tức này như là các khoản nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
E ko tán thành ý kiến này. Cổ tức thể hiện / liên quan / là kế quả của đến quá trình hoạt động SXKD trong năm. Vậy mà trên BCTC năm lại ko đề cập tới nó.

Đoạn 11 nói:
Nếu cổ tức được công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày phát hành báo cáo tài chính, thì khoản cổ tức này không phải ghi nhận là nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán mà được trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”.

Mở CM 21 ra xem thấy bạt ngàn, ko bít xem ở đâu. (E thấy CM này rất hay, hôm nào lập topic về VAS 21 nha bác)
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đoạn 13 nói:
13. Nếu kết quả kinh doanh bị giảm sút và tình hình tài chính xấu đi sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm thì phải xem xét nguyên tắc hoạt động liên tục có còn phù hợp để lập báo cáo tài chính hay không. Nếu nguyên tắc hoạt động liên tục không còn phù hợp để lập báo cáo tài chính nữa thì doanh nghiệp phải thay đổi căn bản cơ sở kế toán chứ không phải chỉ điều chỉnh số liệu đã ghi nhận theo cơ sở kế toán ban đầu.

Cty [you] HĐ tốt, GĐ tốt... Nhưng từ ngày cty nhận [you] về cty. [you] thấy nghi ngờ tính going-concern của công ty. Theo các bác [you] dựa vào tiêu chuẩn nào để đưa ra kết luận này?
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đoạn 17 nói:
17. Nếu doanh nghiệp nhận được thông tin sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm về các sự kiện tồn tại trong kỳ kế toán năm, doanh nghiệp phải trình bày về các sự kiện này trên cơ sở xem xét những thông tin mới.
Đọc đoạn này e ko hỉu 1 tý nào cả. Bác nào bít giảng bài cho e với!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ah, e còn một câu hỏi nữa, có sự kiện nào xảy ra dẫn đến phải vừa điều chỉnh một tý, vừa ko điều chỉnh một tý ko?!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

---> Cái gì cứu vãn được thì cứu. Bằng cái tâm của nghệ nhân, người lập BCTC phải đưa lên thông tin chính xác nhất có thể.
- SK phải điều chỉnh:SK xảy ra trong giai đoạn này chứng tỏ rõ ràng hơn cho những gì đã xảy ra trong năm / ở thời điểm cuối năm. E hiểu là vậy, hổng bít đúgn ko nữa!
Cái tâm không thôi thì chưa đủ, cả tài nữa mới đầy đủ chứ .
" những gì xảy ra trong năm/ ở thời điểm cuối năm " : em nghĩ món này thường chu trọng vào cá khoản doanh thu,phải thu ; cá khoản dự phòng ...
VD: Thông tin nhận được sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm của công ty A cung cấp bằng chứng về một tài sản bị tổn thất trong kỳ kế toán năm 2007, hoặc giá trị của khoản tổn thất được ghi nhận từ trước đối với tài sản này cần phải điều chỉnh, ví dụ như:
i - Khách hàng B bị phá sản sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đã chứng minh khoản phải thu của khách hàng B trên Bảng cân đối kế toán cần phải điều chỉnh thành khoản lỗ trong năm.
Thêm các thông tin: 31/2 phát hành báo cáo. 15/01 công ty bên kia tuyên bố phá sản.
Khoản nợ này đã có từ trước, 31/12 Khách hàng đã ko có khả năng thanh toán nhưng bên mình chưa có thông tin này. Khoản nợ này đã là khoản nợ xấu tại ngày 31/12...
Em cũng có chung quan điểm với bác về ví dụ này .
@ [you]: E có tý thắc mắc, nếu vào ngày 10/01 bên khách hàng bị một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng nên mới dẫn tới phá sản. Thì bên A có điều chỉnh khoản này ko?!
Nghe ghê quá, mới hỏa hoạn xong là biết phá sản luôn :ibbanana:Theo em, tại ngày kết thú niện độ thì khoản phải thu đó không có gì bất ổn cả; sự kiện hỏa hoạn chắc là chí có khả năng không thu hồi nên ta có thể thuyết minh nếu nhận thấy chưa có gì nghiêm trọng ( ví dụ như Bảo hiểm sẽ bồi thường ); còn có dấu hiệu xấu như bác nói thì có thể lập dự phòng phải thu khó đòi .
Sự kiện ko:
Chắc là chỗ đại loại như color đỏ thì ko điều chỉnh.
Sự kiện ko cần điều chỉnh nhưng trọng yếu thì phải đưa vào thuyết minh.
Mấy chuyện nắng mưa như vậy thì không điều chỉnh.
E ko tán thành ý kiến này. Cổ tức thể hiện / liên quan / là kết quả của đến quá trình hoạt động SXKD trong năm. Vậy mà trên BCTC năm lại ko đề cập tới nó.
Sao bác khó quá vậy ? 31/12 chưa thông báo chia cổ tức thì chưa phát sinh nợ phải trả là đúng rồi . Trong thuyết minh theo VAS21 có nguyên một phần thuyết minh về vấn đề cổ tức này mà .( nên lưu ý là BCTC không dành cho người không biết đọc là đọc một cách thiếu cẩn thận nhé )
Trong trường hộ này thì thường thì do chính sách . Ví dụ Cty sx kd nón vải đang ăn nên làm ra ; tự nhiên có quy định cấm sx nón vải hoặc phải bắt buộc đội nón bảo hiểm -> hoạt động liên tục bị đe dọa nghiêm trọng .
Đọc đoạn này e ko hỉu 1 tý nào cả. Bác nào bít giảng bài cho e với!
Ví dụ như trên nha, sự kiện chỉ ảnh hưởng đến khoản phải thu . Nhưng nếu thông tin là khách hàng không hề chấp nhận nghiệp vụ đó hay .... thì nghiệp vụ doanh thu cũng bị xem lại .
Ah, e còn một câu hỏi nữa, có sự kiện nào xảy ra dẫn đến phải vừa điều chỉnh một tý, vừa ko điều chỉnh một tý ko?!
Chưa biết nên chưa dám tham gia :confuse1:
 
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Cái tâm không thôi thì chưa đủ, cả tài nữa mới đầy đủ chứ .
" những gì xảy ra trong năm/ ở thời điểm cuối năm " : em nghĩ món này thường chu trọng vào cá khoản doanh thu,phải thu ; cá khoản dự phòng ...

E nghĩ là chỉ cần có cái Tâm thôi nghệ nhân ạ. Bởi vì tài là trong khả năng của mỗi người. Nếu có tâm, ng ta sẽ làm tới max(tài) của mình. Trên giới hạn max(tài) của cá nhân ng đó là ngoài phạm vi kiểm soát của ng đó rùi!
Ví dụ: bác ko chỉ bài cho e, ng ta sẽ nói bác là người... vô tâm :smilielol5: Nhưng nếu e... ko chỉ bài cho bác, ko sao cả, bởi vì e đã hết tâm rồi nhưng nó nằm ngoài khả năng của e.

E lấy một ví dụ về tài sản:
Hàng đang đi đường bị cướp biển xử vào ngày 29/12 rùi. Nhưng tới 5/01 thông tin này mới tới tai Nghệ nhân.
 
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

E nghĩ là chỉ cần có cái Tâm thôi nghệ nhân ạ. Bởi vì tài là trong khả năng của mỗi người. Nếu có tâm, ng ta sẽ làm tới max(tài) của mình. Trên giới hạn max(tài) của cá nhân ng đó là ngoài phạm vi kiểm soát của ng đó rùi!
...
Vẫn biết là vậy ; nhưng các sự kiện này Người lập biết và làm, nhưng vẫn không thể hiện đúng như chuẩn mực thì trách nhiệm thuộc về người soát xét và kể cả người giao nhiệm vụ cho người lập .
Xét cho cùng thì việc xác định như thế nào là sự kiện đã khó ( vì mỗi người có một mức tiếp nhận và xử lý khác nhau ) .
 
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

@ Thien Thanh_: E có tý thắc mắc, nếu vào ngày 10/01 bên khách hàng bị một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng nên mới dẫn tới phá sản. Thì bên A có điều chỉnh khoản này ko?!

Nghe ghê quá, mới hỏa hoạn xong là biết phá sản luôn. Theo em, tại ngày kết thú niện độ thì khoản phải thu đó không có gì bất ổn cả; sự kiện hỏa hoạn chắc là chí có khả năng không thu hồi nên ta có thể thuyết minh nếu nhận thấy chưa có gì nghiêm trọng ( ví dụ như Bảo hiểm sẽ bồi thường ); còn có dấu hiệu xấu như bác nói thì có thể lập dự phòng phải thu khó đòi .

E vẫn chưa hỉu lắm ý bác ở đoạn này. Bác giải thích cụ thể hơn đc ko ạ?
-----------------------------------------------------------------------------------------
Các bác cho em hỏi ngoài nguyên tắc hoạt động liên tục ra thì còn nguyên tắc nào?! Và nếu cái chữ “nếu” Ctrl+B đó là sự thật thì cái cơ sở để lập BCTC là cơ sở nào?!
Trước giờ e chỉ bít có mỗi cái cơ sở hoạt động liên tục thui ah.
Cái liquidation accounting là gì, bác nào bít chỉ em với!
Theo em đoán thì nó là .... không liên tục . Với cơ sở không liện tục thì các tài sản được xác định với giá trị thuần có thể thực hiện với mức độ thận trọng hơn, các tài sản dài hạn được trình bày ở ngắn hạn, các tài sản đang được ghi theo giá gốc thì sẽ được ghi theo pp vốn chủ sở hữu
Hổng biết như vậy có đúng không nữa ??

Bác có tài liệu về cái này ko? Share cho e với. E muốn xem kỹ và đầy đủ hơn.
-----------------------------------------------------------------------------------------
làm tiếp vài dòng cho nó có khái niệm rồi tranh luận tiếp, không biết vụ điều chỉnh hay không này có liên quan gì đến vụ trọng yếu không ta ?

E nghĩ là trọng yếu ko liên quan đến chuyện có điều chỉnh một sự kiện hay ko. Chỉ có sự kiện ko điều chỉnh mà trọng yếu thì mới thuyết minh thôi.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

E vẫn chưa hỉu lắm ý bác ở đoạn này. Bác giải thích cụ thể hơn đc ko ạ?
ý của em là nếu khoản phải thu có bằng chứng là khó thu hồi thì bác phải lập dự phòng cho khoản này .
Bác có tài liệu về cái này ko? Share cho e với. E muốn xem kỹ và đầy đủ hơn.
Theo em đọc đâu đó thì nó là IAS35, nay đã được thay thế bằng IFRS5
E nghĩ là trọng yếu ko liên quan đến chuyện có điều chỉnh một sự kiện hay ko. Chỉ có sự kiện ko điều chỉnh mà trọng yếu thì mới thuyết minh thôi.
Em thì nghĩ khác bác, điều chỉnh mà bé thì điều chỉnh làm gì ? có khi nó ảnh hưởng đến nguyên tắc lợi ích chi phí . ( Vụ này chắc sẽ phải thảo luận thêm )
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Em thì nghĩ khác bác, điều chỉnh mà bé thì điều chỉnh làm gì ? có khi nó ảnh hưởng đến nguyên tắc lợi ích chi phí . ( Vụ này chắc sẽ phải thảo luận thêm )

Hoàn toàn đồng ý với bác chỗ này. Nhưng e nghĩ cái khoản cách giữa lượng mà ng ta xét đến vấn đề lợi ích thu được so với chi phí bỏ ra và lượng mà người ta xét đến trọng yếu cách xa nhau rất nhiều.

P/s: bác gửi luôn cho e cái IFRS 5 đi. Năn nỉ bác đó ạ! :happy3:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Em xin phép đi chậm chậm theo thứ tự nha ( bác Thien Thanh nhảy cóc nhanh quá )
06. Doanh nghiệp phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính để phản ánh các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh.
Em thấy các ví dụ ở đoạn 7 minh họa cho nội dung này toàn xoay quanh:
- Dự phòng phải trả
- Tài sản là hàng tồn kho, khoản phải thu bị tổn thất
- Lập dự phòng giảm giá thiếu do có bằng chứng giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn .
- Giá trị tài sản tạm tính đã có bằng chứng về giá chính xác hơn
- Gian lận và sai sót ảnh hưởng đến BCTC
Các bác có ý kiến gì không ạ ?
 
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

@ Pác Kuki:
Có nên đi thẳng một mạch, link giữa CM và thông tư hướng dẫn, kèm theo ví dụ thực tế cho dễ hình dung ko nhỉ?!
Đồng thời đối chiếu lại với những cái căn bản nhất ở CM Chung.
 
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

@ Pác Kuki:
Có nên đi thẳng một mạch, link giữa CM và thông tư hướng dẫn, kèm theo ví dụ thực tế cho dễ hình dung ko nhỉ?!
Đồng thời đối chiếu lại với những cái căn bản nhất ở CM Chung.
He he, quy định cụ thể của Thông tư 20, ngay món số 1 đã nói về Khoản dự phòng, nợ phải thu, nợ phải trả .
2.1. Hướng dẫn kế toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh

2.1.1. Trường hợp sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính, doanh nghiệp nhận được thông tin về các sự kiện xác nhận nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm đòi hỏi phải điều chỉnh khoản dự phòng đã được ghi nhận từ trước, ghi nhận những khoản dự phòng mới hoặc ghi nhận những khoản nợ phải thu, nợ phải trả mới.
 
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh
08.
Doanh nghiệp không phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong báo cáo tài chính về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh.

Đọc cái câu này của chuẩm mực em thấy huề tiền quá, CM không nêu ra được những loại dấu hiệu hay ảnh hưởng .... nào thì điều chỉnh, cái nào thì không .:banghead:
CM chơi kiểu liệt kê hay sao ý nhỉ ? Cổ tức công bố thì không điều chỉnh ( mà chỉ thuyết minh )
Nếu cổ tức của cổ đông được công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, doanh nghiệp không phải ghi nhận các khoản cổ tức này như là các khoản nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Còn vụ họat động liên tục này thì phải trình bày lại cơ sở khác và thuyết minh luôn trên BCTC ??
Nếu Ban Giám đốc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm có dự kiến giải thể doanh nghiệp, ngừng sản xuất kinh doanh, thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động hoặc phá sản thì doanh nghiệp không được lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Doanh nghiệp phải trình bày ngày phát hành báo cáo tài chính và người quyết định phát hành. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người khác có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi báo cáo tài chính trước khi phát hành, doanh nghiệp phải trình bày việc này.

Em không biết phải trình bày cái ngày phát hành vào chỗ nào nhỉ ?? em cứ tưởng ghi ngày lập ngày ký là được .
Việc trình bày sự kiện sửa báo cáo tài chính trước khi phát hành thì em cũng chưa rõ .
Hu hu hu, bác nào rành vụ này thì mách bảo cho em với !!!
 
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Trình bày về sự kiện tồn tại trong kỳ kế toán năm
17. Nếu doanh nghiệp nhận được thông tin sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm về các sự kiện tồn tại trong kỳ kế toán năm, doanh nghiệp phải trình bày về các sự kiện này trên cơ sở xem xét những thông tin mới.
Ái da, phải hiểu đoạn này sao đây ? ( sao mà mơ hồ quá ). Vậy là ta luôn thủ một danh mục các sự kiện đáng lưu ý trong kỳ kế toán năm, nếu sau ngày kết thúc kỳ kế toán thì phải có danh mục các sự kiện liên quan.
Dựa vào đó ta soát xét và trình bày các sự kiện đã có đó trong sự ảnh hưởng của những thông tin mới .
 
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh
19. Nếu các sự kiện không cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm là trọng yếu, việc không trình bày các sự kiện này có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng khi dựa trên các thông tin của báo cáo tài chính. Vì vậy doanh nghiệp phải trình bày đối với các sự kiện trọng yếu không cần điều chỉnh về:
(a) Nội dung và số liệu của sự kiện;
(b) ước tính ảnh hưởng về tài chính, hoặc lý do không thể ước tính được các ảnh hưởng này.

Vậy là chúng ta phải liệt kê danh mục các sự kiện không điều chỉnh, sau đó BGĐ mới quyết định danh sách những sự kiện cần trình bày ( vì cho rằng nó trọng yếu )
Còn các sự kiện này thì gồm :
20. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh cần phải trình bày trên báo cáo tài chính, như:
(a) Việc hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán "Hợp nhất kinh doanh" hoặc việc thanh lý công ty con của tập đoàn;
(b) Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động, việc thanh lý tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động; hoặc việc tham gia vào một hợp đồng ràng buộc để bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ;
(c) Mua sắm hoặc thanh lý tài sản có giá trị lớn;
(d) Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão lụt;
(e) Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu;
(f) Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu thường;
(g) Thay đổi bất thường, quan trọng về giá bán tài sản hoặc tỷ giá hối đoái.
(h) Thay đổi về thuế có ảnh hưởng quan trọng đến tài sản, nợ thuế hiện hành hoặc thuế hoãn lại;
(i) Tham gia những cam kết, thỏa thuận quan trọng hoặc những khoản nợ tiềm tàng;
(j) Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn./.
 
Ðề: VAS23_ Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Vậy em xin tóm tắt lại nha :

Em sẽ tư vấn cho DN của em chuẩn bị các bước thực hiện để áp dụng chuẩn mực này như sau :
1. Ban hành Quy trình lập, soát xét, kiểm tra và phát hành báo cáo tài chính ( BCTC năm và BCTC giữa niên độ ). Quy định về điều chỉnh BCTC nằm trong Quy trình này .
2. Tổ chức hệ thống theo thu thập và tổng hợp thông tin về sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ . Bộ phận tổng hợp sẽ sơ bộ chuẩn bị số liệu và tính ảnh hưởng của những sự kiện này .
3. Xây dựng tiêu chuẩn về tính trọng yếu cho những sự kiện này theo những nhóm nội dung chính, phân loại các sự kiện theo điều chỉnh và không điều chỉnh .
4. Bộ phận soát xét, kiểm tra nên độc lập với bộ phận lập, thực hiện công việc của mình và phải nêu ý kiến của mình bằng văn bản cho BGĐ.
5. Tổ chức họp các bên liên quan và ra quyết định chuẩn y nội dung Báo cáo tài chính .

Mời các bác góp ý ạ !!!!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top