VAS16 Chi phí đi vay

Dao Mai

New Member
Hội viên mới
Trong VAS 16 - Chi phí đi vay có các đoạn sau :
"09. Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này. "
--> Cho em hỏi THợp 1 TS xây dựng gồm 1 phần vốn của cty bỏ ra, và 1 phần vốn vay. khi tính chi phí được vốn hóa : trừ (-) thu nhập từ hoạt động đầu tư tạm thời, khoản thu nhập này có tính theo % CP vay/Tổng vốn đầu tư không ?
"11. Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ vốn hoá đối với chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó. Tỷ lệ vốn hoá được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả trong kỳ của doanh nghiệp, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích có một tài sản dở dang. Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó."
--> Đoạn này em thấy rối quá, em có thể hiểu như sau được không :
T1/07 DN vay 100tr lsuất 10% đầu tư 50tr cho công trình A, 50tr cho B
T2/07 DN vay 200tr lsuất 10% đầu tư cho A
T3/07 DN vay 300tr lsuất 10% đầu tư 100tr cho A, 200tr cho B.
CP đi vay được vốn hóa của CtrìnhA = (10% * 50tr *3 tháng + 10% * 100tr ) + 10% * 200tr * 2tháng ???)
"13. Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
(b) Các chi phí đi vay phát sinh;
(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành. "
--> đoạn này em thấy mục (a), (b) thì có thể xác định được, còn mục (c) thì hơi khó, vì nếu DN thỏa mãn ĐK (a), (b) rồi và có mục đích bán nhưng làm sao để xác định được "hoạt động cần thiết' để chuẩn bị bán?? --> như vậy DN không được vốn hóa CP vay này sao ???
 
Ðề: VAS16 Chi phí đi vay

"09. Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này. "
--> Cho em hỏi THợp 1 TS xây dựng gồm 1 phần vốn của cty bỏ ra, và 1 phần vốn vay. khi tính chi phí được vốn hóa : trừ (-) thu nhập từ hoạt động đầu tư tạm thời, khoản thu nhập này có tính theo % CP vay/Tổng vốn đầu tư không ?

Mình cũng ko bít rõ lắm trường hợp này, Bạn thử nghĩ trường hợp này nhé: Nếu cty bỏ vốn tự có ra, thì thu nhập từ hoạt động đầu tư tạm thời đó sẽ hạch toán thế nào ?

"13. Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
(b) Các chi phí đi vay phát sinh;
(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành. "
--> đoạn này em thấy mục (a), (b) thì có thể xác định được, còn mục (c) thì hơi khó, vì nếu DN thỏa mãn ĐK (a), (b) rồi và có mục đích bán nhưng làm sao để xác định được "hoạt động cần thiết' để chuẩn bị bán?? --> như vậy DN không được vốn hóa CP vay này sao ???

15. Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán bao gồm hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu xây dựng, sản xuất như hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công xây dựng hoặc sản xuất. Tuy nhiên những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài sản khi không tiến hành các hoạt động xây dựng hoặc sản xuất để thay đổi trạng thái của tài sản này. Ví dụ chi phí đi vay liên quan đến việc mua một mảnh đất cần có các hoạt động chuẩn bị mặt bằng sẽ được vốn hoá trong kỳ khi các hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng đó. Tuy nhiên, chi phí đi vay phát sinh khi mua mảnh đất đó để giữ mà không có hoạt động triển khai xây dựng liên quan đến mảnh đất đó thì chi phí đi vay không được vốn hoá
 
Ðề: VAS16 Chi phí đi vay

Xin maok muội được trả lời bạn(được không soicon?)
9. thu nhập từ đẩu= tổng thu nhâp* vốn vay dùng để XD TSCD(đầu tư)/ tổng vốn đầu tư.
11.VD bạn tính thì được rồi.
Nhưng đoạn này trong chuẩn mực không để giải thích cho VD đơn giản như thế. VD của bạn đã quá rõ ràng, các khoản vay đã tách được đã dùng XD TSCĐ nào rồi. Trên thực tế thì thường các doanh nghiệp không tách được như vậy.
13.TSCĐ đã hoàn thành, sẵn sảng đưa vào sử dụng(về mặt kỹ thuật)
Đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn: đã nghiệm thu....
 
Ðề: VAS16 Chi phí đi vay

Trong VAS 16 - Chi phí đi vay có các đoạn sau :
"09. Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này. "
--> Cho em hỏi THợp 1 TS xây dựng gồm 1 phần vốn của cty bỏ ra, và 1 phần vốn vay. khi tính chi phí được vốn hóa : trừ (-) thu nhập từ hoạt động đầu tư tạm thời, khoản thu nhập này có tính theo % CP vay/Tổng vốn đầu tư không ?
Chỗ màu đỏ: sau khi vay được tiền - do khoản vay là có mục đích cụ thể - có thể số tiền đã vay được phải gửi tạm NH (hoặc đầu tư tạm thời vô đâu đó - nhớ đừng dùng để chơi CP nhé :iagree:). Do đó lãi vay phải khấu trừ khoản thu nhập đầu tư tạm thời này. Nếu tính vốn hóa bằng toàn bộ lãi vay phải trả thì như vậy phần thu nhập kiếm thêm kia sẽ ghi vô đâu? Và tính như vậy thì đội giá thành công trình XD rồi.
=> Trường hợp bạn nêu: không ăn nhập gì với đoạn 9 cả.
 
Ðề: VAS16 Chi phí đi vay

...Việc phân bổ khoản chiết khấu hoặc phụ trội có thể sử dụng phương pháp lãi suất thực tế hoặc phương pháp đường thẳng...

Không biết trong nội dung này:
(a) Chính sách kế toán được áp dụng cho các chi phí đi vay;
có phải đề cập chi tiết nội dung trên hay không các bác nhỉ ?
Và thông thường một Chính sách kế toán về chi phí đi vay sẽ bao gồm những nội dung nào ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top