Vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Kế toán quản trị có vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, các nhà quản trị đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

ktqt.jpg


1. Vai trò của thông tin kế toán quản trị trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp

Thông tin kế toán quản trị (KTQT) đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp (DN), đồng thời thông tin KTQT giúp các nhà quản lý đưa ra các phương thức để quản lý, kiểm soát, đánh giá "sức khỏe" tài chính của DN tốt hơn. Mỗi thông tin của KTQT thu được là kết quả của quá trình có tính 2 mặt: Thông tin và kiểm tra. Vì vậy, khi đề cập đến KTQT cũng như thông tin của KTQT không thể tách rời 2 đặc trưng cơ bản. Toàn bộ nội dung về hoạt động sản xuất kinh doanh, từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra đều được phản ánh sinh động qua các thông tin kế toán.

- Thứ nhất,cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch và dự toán.

- Thứ hai, cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện.

- Thứ ba, cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra đánh giá.

- Thứ tư, cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định.

- Thứ năm, góp phần đổi mới cải tiến công tác quản lý của DN.

2. Để doanh nghiệp sản xuất Việt Nam vận dụng hiệu quả kế toán quản trị

Thực tế cho thấy, để KTQT thật sự được quan tâm và vận dụng phổ biến ở các DN Việt Nam, đòi hỏi phải có sự can thiệp vĩ mô của Nhà nước và các cơ quan quản lý thông qua việc ban hành các chính sách, hướng dẫn mô hình vận dụng KTQT, để DN thấy được tầm quan trọng và hiệu quả mang lại khi vận dụng KTQT. Hơn nữa, bản thân DN, các nhà quản lý cũng phải xây dựng được hệ thống thông tin thông suốt trong nội bộ DN; mạnh dạn cải tiến, sắp xếp lại bộ máy kế toán cho phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường Cụ thể:

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

- Nhà nước cần ban hành một chính sách kế toán phân định riêng phạm vi phản ánh của KTQT cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện KTQT tại DN.

- Hội Kế toán Việt Nam hỗ trợ các DN tổ chức thực hiện KTQT thông qua việc đưa ra một số mô hình tổ chức kế toán mẫu phù hợp với từng loại hình DN, từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, từng quy mô của DN thông qua các buổi hội thảo. Trên cơ sở đó, giúp DN nhận thức được vai trò và tác dụng của KTQT cũng như những định hướng cho việc tổ chức công tác KTQT phù hợp với DN mình.

Đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành kế toán quản trị

- Cần có sự cải tiến chương trình và phương pháp đào tạo chuyên ngành KTQT theo hướng thực hành và ứng dụng thực tế.

- Cần nghiên cứu tìm ra giải pháp để xây dựng mô hình đào tạo kết hợp gữa lý thuyết và thực hành giữa các trường, viện và DN. Đồng thời, cần có kế hoạch liên kết với DN để sinh viên thường xuyên được thực hành với các tình huống thực tế, qua đó phát huy vai trò chủ động, kỹ năng tư duy khoa học và nghệ thuật quản lý vào thực tiễn.

Đối với doanh nghiệp thực hiện kế toán quản trị

- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, xác lập hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển hệ thống quản lý để làm cơ sở xác lập, định hướng thiết kế, xây dựng mô hình KTQT cho DN.

- Nâng cao nhận thức và trình độ quản lý cho các NQT DN. Các NQT DN phải biết đưa ra những yêu cầu về thông tin; cần phải tổ chức, sắp xếp lại bộ máy kế toán DN theo hướng kết hợp bộ phận KTQT và kế toán tài chính trong cùng bộ máy kế toán.

- Xây dựng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo KTQT phù hợp với công tác quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh riêng của DN.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông tin trong nội bộ DN, vì KTQT chỉ có thể vận hành hiệu quả khi Ban quản trị trong DN biết đặt ra những nhu cầu về thông tin nội bộ; Xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến và hiện thực để vận dụng trong DN, nhằm cung cấp một nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho KTQT trong việc dự báo, kiểm soát chi phí.

Đối với người thực hiện công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp

- Nhân viên KTQT cần thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ kế toán và phải có kiến thức chuyên sâu về KTQT để thực hiện công việc cung cấp các thông tin thích hợp và đáng tin cậy phù hợp với các luật lệ có liên quan, phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định.

- Nhân viên KTQT cần truyền đạt thông tin một cách trung thực và khách quan, đây là điều hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến các thông tin báo cáo quản trị…

Tài liệu tham khảo:

- Tạp chí tài chính

 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top