Vai trò và trách nhiệm của một kiểm toán viên là gì?

Sói con

Đẹp trai nhất DKT
Hội viên mới
Các bác KTV cho e hỏi vai trò và trách nhiệm của một kiểm toán viên là gì vậy ạ ?! :cuccu::cuccu:
 
Ðề: Vai trò và trách nhiệm của một kiểm toán viên là gì?

Các bác KTV cho e hỏi vai trò và trách nhiệm của một kiểm toán viên là gì vậy ạ ?! :cuccu::cuccu:

Nghĩa vụ trước hết của kiểm toán viên là báo cáo một cách độc lập theo ý kiến của mình dựa trên kết quả kiểm toán về mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính.

Con tham khảo thêm khúc dưới (bố đi lượm lặt về cho con đó) :gatdau:

Nghĩa vụ và trách nhiệm của kiểm toán viên nói:
Nhu cầu kiểm toán xuất phát từ việc các chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông) bởi họ không thể và cũng không cần thiết tự kiểm tra mọi thông tin tài chính của doanh nghiệp do giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập và báo cáo cho họ, do vậy họ đã bổ nhiệm các kiểm toán viên – những người có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, độc lập, khách quan - thay thế họ kiểm tra một cách độc lập và báo cáo lại theo ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính. Cùng với sự phát triển và đa dạng của nền kinh tế, các thông tin tài chính được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên tất cả những người sử dụng kết quả kiểm toán đều cần sự đảm bảo rằng những thông tin tài chính mà họ được cung cấp có trung thực và hợp lý hay không. Như vậy nghĩa vụ trước hết của kiểm toán viên là báo cáo một cách độc lập theo ý kiến của mình dựa trên kết quả kiểm toán về mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính. Đồng thời trong một số trường hợp, kết quả kiểm toán cho thấy doanh nghiệp có hành vi không tuân thủ pháp luật ở mức độ nào đó mà theo qui định của pháp luật cần báo cáo cho các cơ quan chức năng, khi đó kiểm toán viên còn có nghĩa vụ báo cáo lại cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm đó của doanh nghiệp. Tóm lại, nghĩa vụ của kiểm toán viên là dựa trên kết quả kiểm toán và báo cáo cho:

- Những người sử dụng kết quả kiểm toán theo yêu cầu, mục đích của kiểm toán.

- Các cơ quan chức năng nếu thấy có những hành vi vi phạm pháp luật ở mức độ nhất định mà pháp luật yêu cầu phải báo cáo.

Việc xác định nghĩa vụ báo cáo của kiểm toán viên có ý nghĩa quan trọng bởi cuộc kiểm toán được tiến hành dựa trên hợp đồng kiểm toán ký kết giữa đơn vị được kiểm toán và tổ chức kiểm toán, do vậy về hình thức các kiểm toán viên phải báo cáo cho đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên những người sử dụng kết qủa kiểm toán mới là đối tượng chính mà kiểm toán viên có nghĩa vụ phải báo cáo đó là các chủ sở hữu, các cổ đông, những người cho vay,..., hay những đối tượng khác theo qui định của pháp luật (gọi chung là bên thứ 3). Để thực hiện trách nhiệm của mình trước những đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán, kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kiểm toán, mà trong đó phải luôn luôn giữ được tính độc lập, chính trực và khách quan trong quá trình kiểm toán. Các kiểm toán viên phải có nghĩa vụ phát hiện các sai sót trọng yếu và thậm trí là các hành vi phạm pháp (nếu có) của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Về nghĩa vụ phải thông báo cho các cơ quan chức năng về những hành vi phạm pháp của doanh nghiệp. Không phải mọi phát hiện của kiểm toán viên về hành vi không tuân thủ pháp luật đều phải thông báo cho các cơ quan chức năng mà chỉ những trường hợp cụ thể theo qui định của pháp luật. Mặc dù qui định như vậy trong chuẩn mực kiểm toán nhưng trong thực tế ở việt nam cũng như các nước khác trên thế giới cũng chưa có qui định nào chỉ rõ rằng những tình huống nào kiểm toán viên cần phải thông báo. Tuy nhiên trong các chuẩn mực kiểm toán hướng dẫn, khi phát hiện các hành vi không tuân thủ pháp luật hay gian lận của doanh nghiệp thì tuỳ từng tình huống mà kiểm toán viên có ứng sử thích hợp, từ việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, thông báo cho Ban giám đốc doanh nghiệp, thông báo cho những người sử dụng báo cáo kiểm toán và trong trường hợp pháp luật qui định cần thông báo cho cơ quan chức năng và trong trường hợp này kiểm toán viên cần tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp luật, hoặc kiểm toán viên có thể và cần thiết từ bỏ cuộc kiểm toán khi thấy rằng mức độ an toàn trong việc thực hiện hợp đồng kiểm toán này dưới mức cho phép.

Trong thực tế luôn tồn tại khoảng cách giữa kiểm toán viên và những những người sử dụng kết quả kiểm toán về những mong muốn của những đối tượng này với phạm vi trách nhiệm của kiểm toán viên. Các mong muốn của này luôn vượt quá trách nhiệm và khả năng của kiểm toán viên. Trách nhiệm của kiểm toán viên là đảm bảo rằng trong báo cáo tài chính đó không có các sai sót trọng yếu, và nếu có các sai sót trọng yếu, kiểm toán viên phải hành động theo hướng dẫn của các chuẩn mực kiểm toán và pháp luật. Theo nguồn số liệu trong cuốn Auditing – Theory & Practice của John Dunn, University of Strathclyde, Glasgow cho thấy kết quả khảo sát đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán thì các yêu cầu, mong đợi của các đối tượng này đối với các kiểm toán viên xoay quanh các vần đề:

- 93% những người được hỏi cho rằng kiểm toán viên cung cấp sự đảm bảo rằng không có bất cứ gian lận nào gây ra bởi các người lãnh đạo của công ty,

- 92% cho rằng kiểm toán viên đảm bảo chắc chắn rằng Ban giám đốc công ty đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ,

- 71% Kiểm toán viên phải cảnh báo về bất cứ sự kém hiệu quả nào của Ban giám đốc công ty,

- 81% cho rằng kiểm toán viên mang lại sự đảm bảo rằng Công ty có tình hình tài chính tốt và

- 71% cho rằng kiểm toán viên đảm bảo rằng mọi hành vi của Ban giám đốc là phù hợp với lợi ích của các cổ đông.

Kiểm toán viên rất khó và không thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên. Khoảng cách này tồn tại một phần do sự thiếu hiểu biết đầy đủ về bản chất, mục tiêu của kiểm toán của khách hàng và những người sử dụng kết quả kiểm toán. Về mặt pháp lý, trong chuẩn mực kiểm toán cũng đã nêu, kiểm toán viên không thể có và không phải chịu trách nhiệm ngăn ngừa những gian lận, tuy nhiên công tác kiểm toán chỉ có thể được coi là một biện pháp răn đe hữu hiệu.

Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên được luật pháp qui định: “Nếu kiểm toán viên vị phạm pháp luật (như cố ý làm sai qui định, thông đồng bao che cho người phạm lỗi, dùng thủ thuật nghiệp vụ để che dấu sai sót, nhận hối lộ, báo cáo kiểm toán thiếu khách quan trung thực…) thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ có thể bị thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật hiện hành; nếu vì những vi phạm và thiếu sót mà gây thiệt hại vật chất cho khách hàng thì kiểm toán viên phải bồi thường thiệt hại”. Ở các nước có hoạt động kiểm toán phát triển thì qui định này chỉ cụ thể rằng, các kiểm toán viên chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sự thiếu trách nhiệm hoặc đã không đủ năng lực khi thực hiện dịch vụ kiểm toán dẫn đến các thiệt hại cho những đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Trách nhiệm này chỉ có thể xẩy ra khi:

- Có thiệt hại xẩy ra trực tiếp đến đối tượng cụ thể sử dụng báo cáo kiểm toán đó và đối tượng này yêu cầu kiểm toán viên thực hiện trách nhiệm bồi thường

- Thiệt hại xẩy ra là hậu quả trực tiếp của việc sử dụng báo cáo kiểm toán có sai sót trọng yếu.

- Kiểm toán viên chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với đối tượng bị thiệt hại.

Khi xẩy ra các thiệt hại cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra. Các kiểm toán viên không thể bảo đảm cho các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán khỏi các rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh, đầu tư, cho vay... . Lý do của vấn đề này do sự khác biệt giữa rủi ro thông tin và rủi ro kinh doanh.
Mặc dù kiểm toán viên không có trách nhiệm ngăn ngừa các sai sót cố ý hay gian lận hoặc các hành vi không tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời kiểm toán viên cũng không thể đảm bảo rằng ban giám đốc doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng của mình và phù hợp với lợi ích của các cổ đông, nhưng trong quá trình kiểm toán, bằng các kỹ thuật nghiệp vụ kiểm toán thông thường, nếu phát hiện bất cứ sự yếu kém, thiếu hiệu quả trong hệ thống quản lý, thì đồng thời với báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến, nhận xét, đánh giá và các gợi ý hoàn thiện về từng nội dung cần sửa đổi thông qua thư quản lý. Thư quản lý được gửi cho Ban giám đốc công ty và có thể cần gửi cho các thành viên công ty – Hội đồng Quản trị.


Yêu cầu đối với kiểm toán viên nói:
Công việc kiểm toán độc lập do kiểm toán viên chuyên nghiệp thực hiện, công việc này không tạo ra thêm các thông tin về báo cáo tài chính mà nó chỉ làm tăng mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính. Những người sử dụng kết quả kiểm toán tin tưởng và bổ nhiệm kiểm toán viên bởi tích chất hành nghề độc lập của kiểm toán viên và khả năng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tư chất đạo đức chính trực khách quan trong công việc của họ. Để hành nghề kiểm toán, các kiểm toán viên cần đảm bảo các yêu cầu:

- Yêu cầu về tính độc lập

- Các yêu cầu về tư chất đạo đức

- Các yêu cầu về năng lực nghiệp vụ

(1) Yêu cầu về tính độc lập

Yêu cầu này được xem như là điều kiện cần để đạt được mục tiêu của hoạt động kiểm toán, độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiêm toán viên. Kết quả kiểm toán sẽ không có giá trị khi những người sử dụng kết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm toán thiếu tính độc lập cho dù cuộc kiểm toán được thực hiện bởi người có trình độ cao đến đâu. Yêu cầu về tính độc lập đòi hỏi sự trung thực và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán, đồng thời các kiểm toán viên không bị ràng buộc trong việc tiếp xúc với các tài liệu và báo cáo của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tính thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Mọi câu hỏi về tình hình kinh doanh hoặc các sử lý kế toán trong các giao dịch của doanh nghiệp cần được trả lời đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán.

Để đảm bảo yêu cầu này, ngoài mặt chủ quan về tư chất đạo đức của kiểm toán viên cần duy trì và đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm toán, pháp luật yêu cầu các kiểm toán viên không được thực hiện kiểm toán cho các khách hàng mà kiểm toán viên có quan hệ gia đình, họ hàng hoặc quyền lợi về mặt kinh tế.

(2) Yêu cầu về tư chất đạo đức

Con người luôn là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, khi mà sản phẩm của hoạt động này không có khuôn mẫu định sẵn và phụ thuộc vào tính chủ quan của kiểm toán viên. Điều quan trọng là kiểm toán viên phải luôn duy trì được tính độc lập, khách quan khi tiến hành công việc cũng như khi xem xét, đánh giá các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Kiểm toán viên phải là có lương tâm nghề nghiệp, luôn làm việc với sự thận trọng cao nhất với tinh thần làm việc chuyên cần. Trong quá trình kiểm toán phải đảm bảo thằng thắn trung thực và có chính kiến rõ ràng. Đồng thời kiểm toán viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến thiên vị.

Kiểm toán viên phải thường xuyên rèn luyện tính cẩn thận một cách thoả đáng tất cả các kỹ năng và sự siêng năng cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Mọi sự bất cẩn đều có thể dẫn đến những rủi ro kiểm toán, theo đó gây ảnh hưởng đến các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.

Kiểm toán viên phải tôn trọng bí mật của những thông tin thu thập được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất kỳ một thông tin kinh tế nào liên quan đến khách hàng cho người thứ ba khi chưa được phép của người có thẩm quyền trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.

Kiểm toán viên phải tôn trong pháp luật. Tính tôn trọng pháp luật thể hiện trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên phải chấp hành đúng các chế độ, thể lệ, nguyên tắc và luật pháp của Nhà nước và những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận. Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên có giá trị pháp lý và các kiểm toán viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhận xét đánh giá của mình.

(3) Yêu cầu về năng lực, nghiệp vụ

Nguyên tắc cơ bản chi phối cuộc kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc với đầy đủ chuyên môn cần thiết... . Để đảm bảo thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên phải:

- Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

- Có kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm toán

- Hiểu biết về pháp luật
Để đạt được các yêu cầu trên, các kiểm toán viên trước hết phải đạt được trình độ chuyên môn vững vàng về kế toán, hiểu biết về chế độ chính sách tài chính, kế toán và luật pháp đồng thời đồng thời để trở thành kiểm toán viên và có thể thực hiện công việc độc lập cần phải được các kiểm toán viên có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn trong các cuộc kiểm toán thực tế. Mặt khác các kiểm toán viên phải có nghĩa vụ duy trì kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong suốt quá trình hành nghề, luôn cập nhật các thông tin về chính sánh kế toán, tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm toán. Về mặt pháp lý các kiểm toán viên chỉ được hành nghề khi đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và ở Việt nam là Bộ Tài chính sau khi đã trúng tuyển kỳ thi cấp quốc gia về cấp chứng chỉ kiểm toán viên.
 
Ðề: Vai trò và trách nhiệm của một kiểm toán viên là gì?

em sắp bị thuyên chuyển sang bộ phận kiểm soát nội bộ, có bác nào bit khóa hạoc nào về KSNB hay hay ko, chỉ cho em với!!!!
 
Ðề: Vai trò và trách nhiệm của một kiểm toán viên là gì?

ĐÂY CHỈ LÀ MỘT PHẦN: có gì thiếu soát mong các bạn thông cảm

TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN TRONG VIỆC XEM XÉT GIAN LẬN LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRỌNG Nội dung
Trên thế giới đã và đang xảy ra nhiều vụ kiện các doanh nghiệp khổng lồ do gian lận báo cáo tài chính (BCTC) dẫn đến sự vỡ nợ và phá sản như Enron, Worldcom, Xerox, Parmalat….Những vụ việc này đang đặt ra cho giới truyền thông nghi vấn về trách nhiệm của kiểm toán viên (KTV) và làm tăng sự nghi ngờ của công chúng và những nhà đầu tư về tính trung thực của BCTC đã kiểm toán. Sau vụ việc của Enron, công chúng và giới chuyên môn đang xem xét lại vai trò và trách nhiệm của KTV đối với gian lận: chuyển từ việc đảm bảo BCTC trình bày trung thực và hợp lý sang việc bảo vệ quyền lợi của công chúng và những nhà đầu tư. Vì vậy, một loạt các chuẩn mực về trách nhiệm của KTV đối với gian lận được sửa đổi và ra đời ở Mỹ cũng như các nước trên thế giới.
Ngoài ra, theo Sổ tay của Hiệp hội kế toán viên công chứng Canada, có rất nhiều nguyên nhân khiến KTV không thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết để phát hiện được các gian lận trọng yếu ảnh hưởng lên BCTC. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là: thiếu sự đào tạo KTV những nhận thức về gian lận. Do đó, để giảm thiểu những trường hợp xảy ra gian lận trọng yếu trên BCTC nhưng không được KTV phát hiện, theo Hiệp hội này, KTV cần được đào tạo nhận thức rõ ràng về gian lận và hiểu biết “dấu hiệu đỏ” của gian lận. Đồng thời, Hiệp hội này cho rắng cần phải đào tạo và phát triển các kỹ năng phát hiện gian lận trọng yếu cho các KTV.
Hiện nay, thị trường chứng khoán nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài đã tham gia vào thị trường chứng khoán. Họ bắt đầu quan tâm đến BCTC đã kiểm toán của những công ty niêm yết. Do quyền lợi của những nhà quản lý doanh nghiệp gắn liền với sự lên xuống của giá cổ phiếu, nên các gian lận trên BCTC có khả năng xảy ra rất cao và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư. Lúc này, tại Việt Nam, việc KTV đảm bảo BCTC phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp và BCTC không còn sai phạm trọng yếu (bất kể do gian lận hay sai sót) là rất quan trọng. KTV nếu thực hiện tốt trách nhiệm này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thu hút được vốn, giúp những nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn về doanh nghiệp để thực hiện việc ra quyết định đầu tư đúng đắn và giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển hơn.
Để thực hiện tốt trách nhiệm đó và tránh những vụ kiện tụng làm mất uy tín nghề nghiệp và tránh trách nhiệm pháp lý, KTV Việt Nam cần phải được trang bị các kỹ năng và cung cấp sự hiểu biết về trách nhiệm phát hiện gian lận trọng yếu đó. Hơn nữa, do Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam và sử dụng các BCTC đã kiểm toán của các doanh nghiệp Việt Nam để ra quyết định đầu tư. Điều này đòi hỏi việc xem xét và phát hiện gian lận trọng yếu trên báo cáo tài chính của KTV Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu về trách nhiệm đó trên thế giới.
Như vậy, việc tìm hiểu trách nhiệm của KTV về vấn đề gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC và một số biện pháp phát hiện gian lận trọng yếu, và tìm hiểu trách nhiệm và các biện pháp đó của KTV tại Việt Nam trong mối tương quan với thế giới là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp KTV thực hiện tốt trách nhiệm của mình, hoàn thành tốt mục tiêu của cuộc kiểm toán, có bằng chứng về sự tuân thủ chuẩn mực và tránh được các trách nhiệm pháp lý trong những vụ kiện về gian lận trên BCTC đã kiểm toán. Ngoài ra, việc nghiên cứu trách nhiệm đối với gian lận tại Việt Nam và so sánh với thế giới sẽ giúp cơ quan ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các KTV Việt Nam bắt kịp với những thay đổi trên thế giới; từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam. Do đó, đề tài “Trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc xem xét gian lận liên quan đến báo cáo tài chính và một số biện pháp giúp kiểm toán viên phát hiện gian lận trọng yếu” được thực hiện.
Đề cương chi tiết:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, PHẠM VI VÀ TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Phạm vi nghiên cứu
2.4. Trình tự nghiên cứu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XEM XÉT GIAN LẬN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRỌNG YẾU TRÊN BCTC
1.1. TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC XEM XÉT GIAN LẬN – SỰ PHÁT TRIỂN VỀ MẶT LÝ LUẬN

1.2. TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI GIAN LẬN THEO ISA 240 (CÓ HIỆU LỰC THÁNG 12/2004)
1.2.1. Khái niệm gian lận
1.2.2. Đặc điểm gian lận
1.2.3. Phân loại gian lận
1.2.4. Trách nhiệm đối với gian lận theo ISA 240 (có hiệu lực tháng 12/2004)
1.2.5. Một số biện pháp giúp KTV phát hiện sai phạm trọng yếu do gian lận
1.3. NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ CỦA ISA 240 (HIỆU LỰC 12/2004) SO VỚI VSA 240 (BAN HÀNH 12/2001)
1.3.1. Tổng quan
1.3.2. Khái niệm gian lận
1.3.3. Các loại gian lận
1.3.4. Các tình huống có thể xảy ra gian lận hay các nhân tố của rủi ro gian lận
1.3.5. Trách nhiệm của ban giám đốc và ban quản trị đối với sai phạm trọng yếu do gian lận của doanh nghiệp
1.3.6. Trách nhiệm của KTV đối với sai phạm trọng yếu do gian lận của doanh nghiệp
1.3.7. Các yêu cầu, hướng dẫn KTV về việc thực hiện các biện pháp phát hiện gian lận
1.3.8. Lập tài liệu việc xem xét gian lận của KTV
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ XEM XÉT GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY PRICEWATERHOUSECOOPERS
2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY KIỂM TOÁN PRICEWATERHOUSECOOPERS
2.1.1. Lịch sử của công ty PwC
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty PwC
2.1.3. Cơ cấu hoạt động của PwC Việt Nam
2.1.4. Quy trình kiểm toán chung tại công ty PwC
2.2. TRÁCH NHIỆM CỦA KTV ĐỐI VỚI GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BCTC ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI PWC
2.2.1. Trách nhiệm chung
2.2.2. Trách nhiệm lập tài liệu việc xem xét gian lận
2.2.3. Trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý khi phát hiện gian lận
2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRỌNG YẾU TẠI PWC ĐỐI VỚI NHỮNG DOANH NGHIỆP THÔNG THƯỜNG
2.3.1. Thu thập thông tin cần thiết để xác định rủi ro xảy ra gian lận
2.3.2. Xác định và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu
2.3.3. Thảo luận về gian lận với khách hàng
2.3.4. Thủ tục kiểm toán để đối phó với kết quả đánh giá rủi ro xảy ra gian lận
2.3.5. Đánh giá kết quả thử nghiệm kiểm toán
2.3.6. Sự tham gia của chuyên gia về gian lận
2.3.7. Sử dụng các kỹ thuật kiểm toán tin học (CAAT)
2.4.TRÁCH NHIỆM CỦA KTV ĐỐI VỚI GIAN LẬN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN GIAN LẬN ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI PWC TRONG KIỂM TOÁN CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
2.4.1. Sự xem xét đặc biệt của KTV về gian lận khi kiểm toán những doanh nghiệp niêm yết
2.4.2. Những vấn đề trọng yếu về gian lận KTV cần xem xét đặc biệt
2.4.3. Việc lập tài liệu các vấn đề trọng yếu về gian lận trong kiểm toán doanh nghiệp niêm yết
2.4.4. Xác định rủi ro tăng cường gian lận
2.4.5. Đánh giá kết quả của các thử nghiệm cơ bản
2.4.6. Những vấn đề về gian lận đã xảy ra hoặc nghi ngờ gian lận
2.5. THỰC TẾ VỀ VIỆC XEM XÉT GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BCTC VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRỌNG YẾU TẠI CÔNG TY PWC
2.5.1. Mục đích khảo sát
2.5.2. Phương pháp khảo sát
2.5.3. Kết quả khảo sát
2.5.4. Đánh giá kết quả khảo sát
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI PWC
3.1.1. Nhận xét chung về PwC
3.1.2. Kiến nghị xuất phát từ nhận xét chung về PwC
3.1.3. Nhận xét về vấn đề xem xét và phát hiện gian lận tại PwC
3.2. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM SỐ 240 “GIAN LẬN VÀ SAI SÓT”
3.2.1. Nhận xét về VSA 240
3.2.2. Kiến nghị về VSA 240
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
Ðề: Vai trò và trách nhiệm của một kiểm toán viên là gì?

Vai trò:
- kiểm toán, thông qua việc kiểm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của khách hàng, thường đưa ra những ý kiến tư vấn hữu ích, giúp lãnh đạo doanh nghiệp khách hàng cải thiện được hệ thống kiểm soát nội bộ, khắc phục được những tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
-Kiểm toán cũng tham gia phổ biến các chế độ kế toán, chính sách về tài chính, thuế khóa giúp cho khách hàng tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Đối với các công ty cổ phần, kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị công ty, trong việc giải quyết các xung đột về lợi ích giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông…Kết quả kinh doanh đã được kiểm toán xác nhận là trung thực và khách quan sẽ là căn cứ để các cổ đông, Hội đồng quản trị đánh giá trình độ quản lý của Ban giám đốc, là cơ sở để xác định các khoản lương, thưởng phải trả cho các nhà quản lý và để xây dựng chính sách chi trả cổ tức cho các cổ đông.
- Kiểm toán là công cụ kiểm soát quản lý của các cổ đông. Kiểm toán góp phần ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động kinh doanh, các động cơ nhằm che giấu, biến báo số liệu kế toán vì các mục đích tư lợi cá nhân của Ban giám đốc.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Vai trò và trách nhiệm của một kiểm toán viên là gì?

đề: kiểm toán viên nội bộ, kiểm soát viên, kế toán và phó tổng GD cần làm j để xây dựng hệ thống KSNB lành mạnh hiệu quả?help me

---------- Post added at 11:18 ---------- Previous post was at 11:16 ----------

tiện thể cho e hỏi lun

trả lời đúng sai. giải thích?
1. KTNB ngân hàng không nên tham gia vào việc ra quyết định cấp tín dụng?
2. việc lập kế hoạch kiểm toán, chọn phương pháp kiểm toán, chất lượng kiểm toán phải luôn đc ktra để hoàn thiện. việc này để đáp ứng yêu cầu tránh sai sót trong quá trình kiểm toán or tránh rủi ro kiểm toán và kiểm toán theo định hướng rủi ro?
3.rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá liên quan trực tiếp đến nhận xét của KTVNB khi thực hiện kiểm toán NHTM?
 
Ðề: Vai trò và trách nhiệm của một kiểm toán viên là gì?

Ít người bình luận nhỉ????????
 
Ðề: Vai trò và trách nhiệm của một kiểm toán viên là gì?

Anh chị ơi, có thể cho em vài tình huống thực tế trên thế giới chứng minh độc lập là nguyên tắc đạo đức quan trọng của kiểm toán viên ko ạ, em cám ơn nhìu!
 
Ðề: Vai trò và trách nhiệm của một kiểm toán viên là gì?

Các bạn cho mình hỏi
Cty mình đã được kiểm toán kết quả SXKD 3 năm xong rồi, đến năm nay 2011 sếp mời Cty KT khác về kiểm và đào bới tất cả hồ sơ KT 3 năm trước. Sau đó, Cty KT mới nay phát biểu : Kết quả KT trước đây SAI ....
Vậy, Cty nào đúng Cty nào sai ?? KT mới có được phép làm vậy k?
Doanh thu trong xây dựng có được ghi vào DT tam tính khi co biên bản nghiệm thu từng phần?
Xin cảm ơn mọi người.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top