Ước tính kế toán trong báo cáo tài chính

itspecialist

New Member
Hội viên mới
Khái niệm “ước tính kế toán” đề cập tới các khoản mục trên báo cáo tài chính (BCTC) mà giá trị của chúng được ước tính chứ không thể đo lường một cách chính xác bằng các công thức toán học
Ví dụ về các khoản ước tính kế toán gồm có khấu hao tài sản cố định, dự phòng phải thu khó đòi, các phương pháp hạch toán hàng tồn kho, ước tính giá trị lợi thế thương mại… Để đưa ra các ước tính này, người lập BCTC phải sử dụng các “xét đoán nghề nghiệp”. Vì là các xét đoán nên mang nặng tính chủ quan, khó có một tiêu chuẩn nào để đánh giá tính hợp lý cả. Chính vì vậy, tính tin cậy của các ước tính kế toán là một vấn đề được người sử dụng báo cáo tài chính đặc biệt quan tâm.

Trên thực tế tồn tại một quan điểm cho rằng việc cho phép người lập BCTC sử dụng các xét đoán chủ quan khi lập báo cáo sẽ làm giảm độ tin cậy của thông tin tài chính, vì có khả năng người lập BCTC sẽ tìm cách che giấu những thông tin quan trọng nếu những thông tin đó có ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của họ. Lập luận này không hẳn là không có lý, thực tế đã chứng minh “nỗ lực” phù phép báo cáo tài chính là có thực và ngày càng tinh vi hơn. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng cần phải hạn chế, thậm chí loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng các xét đoán chủ quan khi lập BCTC. Bất chấp những chỉ trích này, việc sử dụng các ước tính kế toán trong BCTC không những không bị loại bỏ mà còn có chiều hướng ngày càng gia tăng với việc kế toán theo “giá trị hợp lý” ngày càng lấn lướt kế toán theo “giá gốc”.
Sự cần thiết phải có các ước tính kế toán

Rõ ràng nguy cơ sử dụng các ước tính kế toán để phản ánh sai lệch thông tin tài chính là có thực, vậy mà người ta vẫn không tìm cách loại bỏ chúng. Điều đó cho thấy việc sử dụng các ước tính này hẳn là có mang lại những lợi ích nhất định. Dưới đây là một số nguyên nhân vì sao xét đoán chủ quan vẫn được sử dụng rộng rãi trong lập BCTC, bất chấp những lo ngại về khả năng “phù phép” báo cáo tài chính.

  • Thứ nhất, việc loại bỏ hoàn toàn các ước tính chủ quan là không khả thi và thiếu hiệu quả kinh tế.
  • Thứ hai, việc cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoán chủ quan trong lập BCTC cũng mang lại nhiều lợi ích.Thứ ba, cũng lý thuyết đại diện cho rằng nếu cả bên lập BCTC và bên sử dụng BCTC đều ý thức rõ về sự tồn tại của các xét đoán chủ quan trong lập BCTC thì họ sẽ tính tới yếu tố này trong các thoả thuận để có được một hợp đồng tối ưu.
  • Cuối cùng, ngay cả khi có thể xây dựng một chế độ kế toán chi tiết đến mức không còn có chỗ cho xét đoán chủ quan nữa, thì điều đó cũng không bảo đảm sẽ không có kẽ hở nếu người ta cố tình tìm cách “lách luật”.

Tóm lại, việc cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoán chủ quan trong việc lập BCTC không phải là một giải pháp hoàn hảo để nâng cao chất lượng thông tin tài chính. Vẫn còn đó những quan ngại về độ tin cậy của thông tin đươc đưa ra bởi những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thông tin đó. Tuy nhiên, giải pháp loại bỏ hoàn toàn yếu tố xét đoán chủ quan của các doanh nghiệp trong lập báo cáo tài chính sẽ không giải quyết được vấn đề. Giải pháp khả thi hơn có lẽ là nâng cao vai trò kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ, hội đồng quản trị. Cuối cùng, vai trò quan trọng nhất trong dài hạn thuộc về thị trường. Thị trường lành mạnh sẽ đào thải những doanh nghiệp làm ăn gian dối, đào thải những nhà quản lý báo cáo không trung thực.

Tìm hiểu thêm ở tài liệu Ước tính kế toán trong báo cáo tài chính
Nguồn TRG International
Trần Đức Nam (Deloitte Vietnam)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ước tính kế toán trong báo cáo tài chính

cảm ơn itspecialist nhé! bài viết phân tích thật hay và đáng để tìm hiểu thêm về vấn đề này. I like this post^^
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top