Ứng dụng phân tích độ nhạy và hạn chế trong phân tích mối quan hệ CP-KL - LN

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
I. Ứng dụng phân tích độ nhạy

Phân tích CVP là kỹ thuật phân tích sự thay đổi của các biến số xuất hiện trong phương trình lợi nhuận. Tuy nhiên, các biến số này rất khó để dự đoán chính xác trong môi trường kinh doanh nhiều biến động, vì vậy cần phải thực hiện phân tích CVP nhiều lần với sự thay đổi nhiều biến số cùng lúc. Đây là kỹ thuật phân tích độ nhạy. Phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích cái gì sẽ xảy ra – nếu như để kiểm tra kết quả sẽ thay đổi ra sao nếu có sự thay đổi trong dữ liệu dự đoán ban đầu hoặc sự thay đổi trong các giả định. Ví dụ trong phân tích CVP, phân tích độ nhạy dùng để trả lời câu hỏi lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào nếu giá bán sản phẩm lần lượt giảm 2%, 4%, 6%, 8%,... tương ứng là tỷ lệ tăng sản lượng tiêu thụ. Hoặc, để trả lời câu hỏi lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào nếu như biến phí đơn vị giảm lần lượt 2%, 5%, định phí tăng 0,5%, 2%, và ngược lại. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các công cụ hỗ trợ như Microsoft Excel, đã giúp cho công việc phân tích độ nhạy trở nên dễ dàng hơn Sử dụng bảng tính Excel, nhà quản trị có thể thực hiện phân tích độ nhạy để kiểm tra các tình huống kinh doanh có thể xảy ra khi có sự thay đổi giá bán, sản lượng bán, biến phí đơn vị, định phí và lợi nhuận mong muốn

Minh họa A: Bảng tính Excel phân tích mối quan hệ CVP
1681462693264.png

Nhìn bảng tính excel trong minh họa 3.7, nhà quản trị có thể biết được cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để đạt được một mức lợi nhuận mong muốn cụ thể và biến phí, định phí phải chỉ ra trong trường hợp đó là bao nhiêu Ví dụ cần phải tiêu thụ 32.000 sản phẩm để đạt được lợi nhuận là 1.200.000 tương ứng với định phí phải chi ra là 2.000.000 và biến phí đơn vị sản phẩm là 100 Trong minh họa A cũng cho thấy tương ứng với mỗi một kết cấu chi phí nhất định thì sản lượng hòa vốn phải là bao nhiêu.

Một công cụ phân tích độ nhạy được ứng dụng trong phân tích CVP là số dư an toàn (tỷ lệ số dư an toàn). Như đã giới thiệu, tỷ lệ số dư án toàn là tỷ lệ phần trăm giữa phần chênh lệch doanh thu và doanh thu hòa văn so với doanh thu. Theo như minh họa A, nếu nhà quản trị lập dự toán kinh doanh 40.000 sản phẩm với giá bán 200, biến phí đơn vị là 120 và định phí là 2.000.000, sẽ đạt được lợi nhuận dự kiến là 1200.000. Lúc này tỷ lệ số dư an toàn sẽ là

Tỷ lệ số dư an toàn = (40.000 x 200 25.000 x 200)/(40.000 x 200) x 100% = 37,5%

Kết quả 37,6% nói lên sản lượng tiêu thụ thực tế của doanh nghiệp có thể giảm so với dự toán nhưng không được giảm nhiều hơn 37,5% (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi so với dự toán) vì nếu giảm nhiều hơn 37,5%, công ty sẽ rơi vào tình trạng lỗ. Nói cách khác, khi phân tích độ nhạy của lợi nhuận theo sự thay đổi của sản lượng tiêu thụ, cho thấy biên độ dao động của sản lượng tiêu thụ từ 25.000 sản phẩm đến 40.000 sản phẩm để đảm bảo có lợi nhuận

Phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích khá đơn giản để ghi nhận những điều kiện không chắc chắn vào quá trình phân tích. Phân tích độ nhạy phần nào giúp nhà quản trị có cái nhìn tốt hơn về rủi ra. Ngày nay, một số doanh nghiệp sử dụng các phần mềm lập kế hoạch tài chính phức tạp để xây dựng mô hình lợi nhuận phù hợp đặc thù của doanh nghiệp minh và khắc phục những giả định ban đầu của kỹ thuật phân tích CVP truyền thống, sau đó, thực hiện việc phân tích độ nhạy thông qua nhiều tình huống kinh doanh với xác suất xảy ra các tình huống kinh doanh đó.

II. Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận

Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận thể hiện ở chỗ là mô hình phân tích này thực hiện được phải đạt trong một số điều kiện giả định, mà những giả định này rất ít xảy ra trong thực tế Những điều kiện giã định đó là

1. Giá bán không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động. Đơn giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi
2. Trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động, chi phí có thể được phân chia một cách chính xác thành biến phí và định phí. Biến phí đơn vị không đổi, và tổng định phí không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động
3. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, kết cấu sản phẩm bán ra không thay đổi
4. Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không thay đổi giữa các kỳ Số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top