Tỷ giá hạch toán

huongnguyenv

New Member
Hội viên mới
anh chị giúp em với:
Em chưa rõ tỷ giá hạch toán trong việc sử dụng phương pháp trong xuất ngoại tệ và xuất hàng hoá.
Cơ sở để lấy tỷ giá hoạch toán là gì?
:helpsmilie:
 
Ðề: Tỷ giá hạch toán

anh chị giúp em với:
Em chưa rõ tỷ giá hạch toán trong việc sử dụng phương pháp trong xuất ngoại tệ và xuất hàng hoá.
Cơ sở để lấy tỷ giá hoạch toán là gì?
:helpsmilie:

Tỷ giá hạch toán khi xuất ngoại tệ là tuỳ vào DN của bạn áp dụng tỷ giá nào ví dụ bạn hạch toán theo tỷ giá của ngân hàng nào đó tại thời điểm xuất ngoại tệ hoặc quy định mức tỷ giá cố định . Không hiểu bạn định hỏi xuất hàng hoá là sao?
 
Ðề: Tỷ giá hạch toán

ah chị ơi hình như em thấy là tỷ giá hạch toán là tỷ giá ít có sự thay đổi đúng ko hả chị
-----------------------------------------------------------------------------------------
và tỷ giá đó thường tỷ giá bình quân của ngân hàng nhà nước việt nam công bố. Không biết em hiểu như thế có đúng ko?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tỷ giá hạch toán

ah chị ơi hình như em thấy là tỷ giá hạch toán là tỷ giá ít có sự thay đổi đúng ko hả chị
-----------------------------------------------------------------------------------------
và tỷ giá đó thường tỷ giá bình quân của ngân hàng nhà nước việt nam công bố. Không biết em hiểu như thế có đúng ko?

Khi bạn treo một khoản công nợ nào đó mà có giá gốc là ngoại tệ thì bạn phải chọn một tỷ giá để qui đổi ra VND tại thời điểm đó, nó là tỷ giá hạch toán. Khi bạn trả hay thu tiền khoản công nợ đó thì lúc đó số tiền sẽ được quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch, đó là tỷ giá thực tế.
Tỷ giá hạch toán bạn có thể chọn tỷ giá bq liên ngân hàng hay chọn một ngân hàng có giao dịch lớn như Vietcombank..., chỉ cần bạn thống nhất một cách chọn cho các phát sinh là được rồi.
Thân chào
 
Ðề: Tỷ giá hạch toán

ah chị ơi hình như em thấy là tỷ giá hạch toán là tỷ giá ít có sự thay đổi đúng ko hả chị
-----------------------------------------------------------------------------------------
và tỷ giá đó thường tỷ giá bình quân của ngân hàng nhà nước việt nam công bố. Không biết em hiểu như thế có đúng ko?

Tỉ giá hạch toán là tỷ giá khi bạn ghi nhận nghiệp vụ, tỷ giá này do các bên thống nhất, có thể là tỷ giá ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghuiệp vụ, có thể là tỷ giá tự do, cũng có thể là tỷ giá do 2 bên tự thống nhất và quyết định... Nhưng thường các DN dùng tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm PSNV.
 
Ðề: Tỷ giá hạch toán

anh chị giúp em với:
Em chưa rõ tỷ giá hạch toán trong việc sử dụng phương pháp trong xuất ngoại tệ và xuất hàng hoá.
Cơ sở để lấy tỷ giá hoạch toán là gì?
:helpsmilie:

Em đọc thêm bài viết dưới đây nhé.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch kinh tế của doanh nghiệp diễn ra với rất nhiều đối tượng khác nhau, đơn vị tiền tệ được sử dụng rất đa dạng. Trong kế toán, doanh nghiệp sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ để hạch toán để đảm bảo tính nhất quán và tính so sánh được của số liệu kế toán. T

Trước khi có VAS 10
Việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh tại Việt Nam được hướng dẫn theo các văn bản pháp quy như Thông tư 44, Thông tư 77,... Những hướng dẫn trong các văn bản này chưa theo kịp những quy định hiện hành và thông lệ quốc tế trong việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh.
Trong đó, các khoản chênh lệch tỷ giá thực sự phát sinh trong các giao dịch thanh toán công nợ có gốc ngoại tệ (ngoại tệ được hiểu là đồng tiền khác so với đồng tiền hạch toán), mua bán ngoại tệ được ghi nhận như là một khoản doanh thu/chi phí tài chính trong kỳ hoạt động. Trong khi đó, các khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực sự phát sinh như chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tài sản tiền tệ có gốc ngoại tệ, các khoản công nợ có gốc ngoại tệ được hạch toán luỹ kế trên bảng cân đối kế toán (Tức lại hạch toán trên tài khoản 413).
Hơn nữa, trong thực tế còn xảy ra một số trường hợp đặc thù như một số doanh nghiệp còn xin cơ chế cho phép họ hạch toán treo một số khoản chênh lệch tỷ giá đã thực sự phát sinh trên bảng cân đối kế toán và thực hiện phân bổ dần vào lãi/lỗ kinh doanh. Xảy ra tình trạng này là do các lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của họ trong kỳ hoạt động. Những trường hợp này làm giảm tính nhất quán trong việc hạch toán chênh lệch tỷ giá trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, theo đó làm giảm khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp do áp dụng các chính sách hạch toán khác nhau.
VAS 10 ra đời..
VAS 10 và Thông tư hướng dẫn được ban hành đã tạo ra khung pháp lý hướng dẫn hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh cho hầu hết tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân và đã theo kịp với các quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo VAS 10, Chênh lệch tỷ giá phát sinh được chia thành hai loại: Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện.
Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện là khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường phát sinh trong các giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ; hoặc thanh toán nợ phải trả, hay ứng trước để mua hàng; hoặc vay, hay cho vay,... bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán.
Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện là các khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá này phát sinh nhằm đảm bảo tính Trung thực của Báo cáo tài chính, mà cụ thể là Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại một thời điểm.
Theo thông tư 105 hướng dẫn VAS10, tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá để được ghi nhận vào doanh thu/chi phí tài chính trong kỳ phát sinh ngoại trừ hai trường hợp được phép hạch toán luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán: Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định (giai đoạn trước hoạt động); và Chênh lệch tỷ giá do hợp nhất báo cáo tài chính với cơ sở kinh doanh hoạt động tại nước ngoại. Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố địnhđược phân bổ vào doanh thu/chi phí tài chính trong vòng 03 năm kể từ khi chính thức đi vào hoạt động.
Thực hiện nguyên tắc "Bù trừ"
"Bù trừ" là nguyên tắc cơ bản khi lập báo cáo tài chính, nó cho phép bù trừ các nghiệp vụ có tính chất tương tự nhau. Thông tư 105 có hướng dẫn áp dụng nguyên tắc "Bù trừ" khi hạch toán Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Cụ thể, các khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện được tập hợp trên tài khoản 413 và thực hiện bù trừ giữa bên Nợ/Có. Số dư còn lại của Tài khoản 413 mới được kết chuyển sang Doanh thu/Chi phí tài chính trong kỳ kinh doanh.
Ta có thể lấy ví dụ để phân biệt sự khác nhau giữa hai loại Chênh lệch tỷ giá này.
Ví dụ:
Tại ngày 31/12/xx, Công ty A có số dư tiền mặt bằng Đô la Mỹ là 1000USD, với tỷ giá ghi nhận trên sổ kế toán tại thời điểm nhập quỹ là 1USD = 15.000VND, tổng số dư tương đương 15.000.000VND.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12/xx là 1USD = 16.000VND.
Trường hợp 1: Công ty A bán 1000USD tại ngày 31/12/xx thu về 16.000.000VND thì Chênh lệch tỷ giá được ghi nhận Doanh thu hoạt động tài chính là 1.000.000VND và đây là Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện.
Trường hợp 2: Công ty A vẫn để trong két số tiền 1000USD. Để đảm bảo tính trung thực của Báo cáo tài chính, kế toán thực hiện đánh giá lại số dư ngoại tệ này và ghi nhận tăng số tiền hạch toán tương ứng là 1.000.000VND. Lúc này số dư tiền là 16.000.000VND, và Doanh thu hoạt động tài chính là 1.000.000VND. Tuy nhiên, Chênh lệch tỷ giá này được coi là chưa thực hiện do số tiền 1.000.000VND vẫn chưa thu được trong thực tế. Và khoản doanh thu tài chính này sẽ không được tính khi tính thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp và cũng không được dùng để chia lãi cổ đông (Xem chi tiết tại thông tư hướng dẫn).
Bài tiếp theo: Việc chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài: So sánh VAS 10 và IAS 21
Tài liệu tham khảo:
- VAS10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Quyết định 165/2002/QĐ-BTC (Ban hành 06 Chuẩn mực kế toán đợt 2).31/12/2002 . Bộ Tài chính
- Thông tư 105/2003/TT-BTC. Hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 4. 04/11/2003. Bộ Tài chính
Phan Long, CPA. (2006).Hạch toán Chênh lệch tỷ giá hối đoái theo VAS 10 và Thông tư 105. Bản quyền www.kiemtoan.com.vn
 
Ðề: Tỷ giá hạch toán

anh chị giúp em với:
Em chưa rõ tỷ giá hạch toán trong việc sử dụng phương pháp trong xuất ngoại tệ và xuất hàng hoá.
Cơ sở để lấy tỷ giá hoạch toán là gì?
:helpsmilie:

Đừng nhầm giữa thuật ngữ "tỷ giá hạch tóan" và "tỷ giá ghi sổ".

Ghi sổ có 2 phương pháp là "tỷ giá thực tế" hoặc "tỷ giá hạch tóan".

Tỷ giá hạch toán dùng khi DN muốn đồng nhất trong việc ghi sổ các khỏan nợ và vốn bằng tiền (ngoại tệ).
Khi áp dụng PP tỷ giá hạch toán thì tất cả các khỏan nợ và vốn bằng tiền ngoại tệ sẽ được ghi sổ khi có phát sinh tăng với cùng 1 tỷ giá cho suốt kỳ kế tóan.
Vì mục đích đó nên cơ sở lấy tỷ giá hạch toán là do DN tự quýêt định.
Thông thường sẽ lấy tỷ giá thực tế cuối kỳ trước làm tỷ giá hạch tóan kỳ này.
Ví dụ ngày 31/12/2007 tỷ giá bình quân liên NH là 16.487đ/USD thì DN có thể lấy tỷ giá hạch tóan năm 2008 là 15.000đ/USD.

Lưu ý: tỷ giá hạch tóan chỉ dùng cho các khỏan nợ và vốn bằng tiền ngoại tệ khi phát sinh tăng.
Khi thanh tóan hoặc khi bán ngoại tệ thu về VND thì sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá.
Chi phí và doanh thu vẫn phải tính tỷ giá thực tế.
 
Ðề: Tỷ giá hạch toán

em cảm ơn anh chị, nhờ anh chị trong diên dan em đã hiểu rõ hơn.
 
Ðề: Tỷ giá hạch toán

chắc là do em chậm hiểu, nhưng em vẫn chưa hiểu lắm.
tài liệu của em ghi như thế này:
- Trên các TK 111,112 khi thu ngoại tệ kế toán ghi theo tỷ giá thực tế
- Trên các TK 13..,33..,14..,34..,31..kế toán luôn ghi tỷ giá lúc phát sinh nợ phải thu hoặc phải trả
- Trên các tk khác luôn ghi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
Em chưa rõ tỷ giá thực tế, tỷ giá thực tế lúc phát sinh nợ và tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ là như thế nào, chúng khác nhau ra sao và làm sao để phân biệt ?
Em còn đọc thấy các tài liệu khác ghi là tỷ giá xuất ngoại tệ, vậy tỷ giá xuất ngoại tệ là tỷ giá nào trong 3 loại trên?
Rắc rối quá! càng đọc càng không hiểu!
 
Ðề: Tỷ giá hạch toán

chắc là do em chậm hiểu, nhưng em vẫn chưa hiểu lắm.
tài liệu của em ghi như thế này:
- Trên các TK 111,112 khi thu ngoại tệ kế toán ghi theo tỷ giá thực tế
- Trên các TK 13..,33..,14..,34..,31..kế toán luôn ghi tỷ giá lúc phát sinh nợ phải thu hoặc phải trả
- Trên các tk khác luôn ghi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
Em chưa rõ tỷ giá thực tế, tỷ giá thực tế lúc phát sinh nợ và tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ là như thế nào, chúng khác nhau ra sao và làm sao để phân biệt ?
Em còn đọc thấy các tài liệu khác ghi là tỷ giá xuất ngoại tệ, vậy tỷ giá xuất ngoại tệ là tỷ giá nào trong 3 loại trên?
Rắc rối quá! càng đọc càng không hiểu!

Theo mình biết thì 3 tỉ giá nói trên chỉ là một (ở đây chỉ nói đến tỉ giá thực tế, kô hề đụg chạm đến tỉ giá hạch toán nhé) . Chỉ khác là tỉ giá thực tế tại từng thời điểm khác nhau.
+ Tỉ giá thực tế: Là tỉ giá bạn thực thu tại thời diểm nhận được tiền.
+ Tỷ giá lúc phát sinh nợ phải thu hoặc phải trả: tỉ giá này được nêu ra để xem tại thời điểm bạn thanh toán hoặc được thanh toán có gì chênh lệch so với thời điểm thực tế phát sinh nghiệp vụ.
+ Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ: là tỷ giá mà ngay tại thời điểm bạn mua hàng hay bán hàng.
Theo dõi những tỉ giá trên để cuối kỳ bạn đánh giá lời lỗ do chênh lệch tỉ giá ngoại tệ.

Tỉ giá thực tế có thể được lấy theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng, có thể lấy theo thị trường tự do. Tùy cách làm và áp dụng của từng công ty.

Kô biết mình hiểu như vậy có đúng k nữa?Bác nào biết thì chỉ thêm với!
 
Ðề: Tỷ giá hạch toán

tỷ giá thực tế là tỷ giá bạn thực thu tại thời điểm nhận hàng
tỷ giá phát sinh nợ phải thu và phải trả: tức là ngay thời điểm bạn thanh toán hoặc được thanh toán.
tỷ giá thực tế phát sinh nghiệp vụ: phát sinh ngay tại thời điểm mua bán hàng.
tỷ giá thực tế có thể lấy theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng, hoặc tỷ giá do 2 bên thống nhất.....
tuỳ theo cách làm và áp dụng của mỗi công ty bạn ah.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tỷ giá hạch toán

tỷ gia thực tế khi ps nghiệp vụ>>>> tỷ giá giao dịch >>>>>>đc ghi hăng ngày và không phát sinh chênh lệch : đó là các nghiệp vụ làm tăng vốn bằng tiền, nợ phải thu , nợ phải trả
tỷ giá ghi sổ( đc tình bằng 1 trong 4 pp: nhập trước xuất trước, bq gia quyền, nhập sau xuất trước, thực tế đích danh) đc dùng để ghi các nghiệp vụ làm giảm vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả...>>>>>>>>>>>>>>>> thường phát sinh chêch lệch khi đó ghi nợ 635 hoắc ghi có tk 515
 
Ðề: Tỷ giá hạch toán

các anh chị ơi giúp em định khoản nghiệp vụ này với. vay ngắn hạn 15000 USD để đặt trước tiền mua thiết bị sản xuất cho công ty Q(thuộc doanh nghiệp). tỷ giá thực tế trong ngày là 15950 đ/USD, tỷ giá hạch toán là 16000 đ/USD. em xin cám ơn!
 
Ðề: Tỷ giá hạch toán

nợ 331 15000 * 16000 ( ti gia hach toan )

có 311 15000*15959 ( ti gia thuc te )
co 515 750 chenh lech

---------- Post added at 04:24 ---------- Previous post was at 04:23 ----------

day la nhung gj toi dc biet , neu co sai sot gj mong chi giao

---------- Post added at 04:32 ---------- Previous post was at 04:24 ----------

life is lịe a piano , the white keys prevent happyness. the black keys prevent sadness . butas you go though life"s journey , remember that u the black keys also creat music
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top