Ðề: trợ cấp mất việc làm
Theo ông Lê Bạch Hồng, quyền Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐTB&XH: “Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội được bổ sung thêm 2 loại hình bảo hiểm mới là bảo hiểm xã hội tự nguyện và trợ cấp thất nghiệp”. Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội sẽ cho phép các đối tượng nông dân, hộ kinh doanh cá thể, xã viên hợp tác xã, người lao động tự do không có nghề nghiệp, người lao động có hợp đồng lao động dưới 3 tháng... được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đối với các đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu có nhu cầu vẫn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ gồm nhiều mức, thấp nhất là 10.000 đồng/tháng, cao nhất là 100.000 đồng/tháng, và người tham gia đóng bảo hiểm có thể tuỳ chọn và cách thức đóng hằng tháng, theo quý hoặc theo năm.
Đối với hình thức bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp, không phải tất cả các đối tượng thất nghiệp đều có quyền tham gia. Chỉ có những người đang làm việc có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên, đã đóng bảo hiểm xã hội ít nhất đủ 12 tháng trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp (trừ lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân).
Khi tham gia bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp, người lao động sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm trước khi mất việc làm, thời gian hưởng trợ cấp tuỳ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm. Cụ thể người lao động đóng bảo hiểm đủ 1-3 năm được hưởng 6 tháng trợ cấp, đóng đủ 3-5 năm được hưởng 8 tháng trợ cấp, đóng đủ 5-7 năm được hưởng 10 tháng trợ cấp, đóng đủ 7-10 năm được hưởng 12 tháng, đóng đủ 10 năm trở lên được hưởng 18 tháng trợ cấp. Khi có việc làm mới người lao động ngừng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngoài tiền trợ cấp, trong thời gian thất nghiệp, người lao động sẽ được giới thiệu việc làm miễn phí, được đào tạo lại chuyên môn phù hợp với nghề mới.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ là 3 tháng nếu có từ đủ 12 tháng - dưới 36 tháng đóng BHTN; 6 tháng nếu có từ đủ 36 tháng - dưới 72 tháng đóng BHTN; 9 tháng nếu có từ đủ 72 tháng - dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên.
Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ BHTN được hình thành từ 3% tiền lương, tiền công tháng của NLĐ. Trong đó, NLĐ đóng 1%, người sử dụng LĐ đóng 1% và Nhà nước lấy từ ngân sách hỗ trợ 1%. Ngoài ra có tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và các nguồn thu hợp
Từ 1.1.2009, lao động sẽ được hỗ trợ 60% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm.
Theo nghị định 127, người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với người sử dụng lao động.
Lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng đủ 3 điều kiện: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ khi đăng ký.
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất nghiệp của lao động.
Ngoài việc được hỗ trợ tiền do tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả, lao động thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm mới và hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.