Ðề: Trích dự phòng trợ cấp mất việc làm năm 2009 có còn là CP hợp lý!!
Theo luật BHXH hướng dẫn về Bảo Hiểm Thất Nghiệp thì từ 01/2009 cty không có nghĩa vụ phải chi khoản tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động làm việc tại cty - người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Vậy theo TT130 áp dụng từ 01/2009 thì các khoản chi dự phòng trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo chế độ hiện hành được đưa vào CPHL khi quyết toán thuế TNDN năm 2009, như vậy có trái ngược ko?
* Em mời các pác cho ý kiến, pác [you] nghĩ sao ạh!!
Thông tư 82/2003 chưa bị tuyên bố hết hiệu lực nên về nguyên tắc vẫn còn giá thị thực hiện. Dưới đây là ý kiến Của Bộ Lao động để làm cơ sở pháp lý cho các bạn tham khảo và thi hành:
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 2077/LĐTBXH-LĐTL
V/v trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2009
Kính gửi: Công ty trách nhiệm hữu hạn Dynea Việt Nam
Trả lời công văn số DN090501 ngày 27/5/2009 của Quý Công ty về việc hướng dẫn chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm a khoản 2, mục III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động thì người lao động được nhận trợ cấp thôi việc theo Điều 42 Bộ luật Lao động. Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp mới có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Công ty không được chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi chưa chấm dứt hợp đồng lao động. Căn cứ Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH nêu trên của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (trong ví dụ nêu tại công văn của quý Công ty thì mức tiền lương bình quân làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc cho nhân viên A là 4 triệu đồng).
2. Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm, Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính về việc trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp để chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm (quy định tại Điều 12, Nghị định số 39/2003/NĐ-CP nêu trên của Chính phủ). Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tùy vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm và được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong thời kỳ của doanh nghiệp. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau.
3.
Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, song Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm vẫn có hiệu lực thi hành bởi vẫn còn những đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm từ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Vì vậy, hàng năm doanh nghiệp vẫn phải trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo quy định.
Đề nghị Công ty trách nhiệm hữu hạn Dynea Việt Nam thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Vụ LĐTL. TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG
Tống Thị Minh