Trái phiếu và phương pháp kế toán nghiệp vụ phát hành

Dragon489

Member
Hội viên mới
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang trong giai đoạn phát triển nóng. Rất nhiều công ty cổ phần thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán bằng cách phát hành chứng khoán ra công chúng. Tuy nhiên, hiện nay các công ty cổ phần chủ yếu huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu. Ngoại trừ một số ngân hàng phát hành trái phiếu chuyển đổi, việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chưa thực sự được coi trọng.


Tại các nước có thị trường vốn phát triển như Anh, Mỹ, phát hành trái phiếu ra công chúng thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả, tiết kiệm chi phí phát hành đối với các doanh nghiệp. Bài viết này nhằm cung cấp các thông tin về đặc điểm của trái phiếu, phương pháp xác định giá trị trái phiếu và chỉ ra phương pháp hạch toán nghiệp vụ phát hành trái phiếu huy động vốn tại các doanh nghiệp trên cơ sở chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành tại Việt Nam.


Trước hết chúng ta tìm hiểu các thuật ngữ liên quan đến trái phiếu được sử dụng trong bài viết này.


Trái phiếu (bond) là chứng chỉ do chính phủ hoặc doanh nghiệp (người vay hay người phát hành) phát hành nhằm huy động vốn vay theo đó người phát hành có trách nhiệm phải trả cho người sở hữu trái phiếu (người cho vay hay trái chủ) một số tiền nhất định vào thời điểm xác định trước.


Tiền gốc (principle) hay mệnh giá trái phiếu là số tiền thanh toán cho người sở hữu trái phiếu tại thời điểm đáo hạn của trái phiếu. Số tiền gốc được ghi cụ thể trên mỗi trái phiếu. Do đó, giá trị số tiền gốc còn được gọi là giá trị đáo hạn (maturity value) hoặc giá “bề mặt” (face value) của trái phiếu. Ví dụ: tiền gốc của mỗi trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành thường là 1.000 USD.


Tiền lãi danh nghĩa (coupon) là số tiền lãi thực thanh toán định kỳ cho người sở hữu trái phiếu. Thông thường khoản tiền lãi này được trả theo từng năm hoặc, tại Mỹ, được trả 06 tháng một lần. Để đơn giản hoá, bài viết này dựa trên giả định tiền lãi được trả định kỳ theo năm.


Lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ giữa tiền lãi danh nghĩa theo năm và tiền gốc. Lãi suất danh nghĩa được ghi cụ thể trên trái phiếu. Lãi suất tới hạn (yield to maturity) là lãi suất theo đó giá trị hiện tại của toàn bộ các khoản tiền phải thanh toán trong trường hợp trái chủ nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn, bao gồm tiền lãi và tiền gốc, bằng với giá mua trái phiếu. Lãi suất tới hạn thông thường bằng với lãi suất bình quân của thị trường.


Định giá trái phiếu


Giá trị trái phiếu được tính bằng tổng giá trị hiện tại của toàn bộ các khoản tiền người phát hành phải thanh toán cho người sở hữu trái phiếu, bao gồm tiền lãi định kỳ và tiền gốc trả tại ngày đáo hạn. Để xác định được giá trái phiếu tại thời điểm hiện tại, chúng ta cần thực hiện triết khấu toàn bộ dòng tiền sẽ thanh toán cho người sở hữu trái phiếu trong tương lai với lãi suất hiện tại. Lãi suất chiết khấu trái phiếu chính là lãi suất tới hạn của trái phiếu hay lãi suất vay vốn bình quân của thị trường. Ví dụ 1 dưới đây minh hoạ việc xác định giá trị trái phiếu tại thời điểm hiện tại.


Ví dụ 1:

<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Tập đoàn HP phát hành trái phiếu với mệnh giá $1.000

<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Lãi suất danh nghĩa là 5.5%/năm, dẫn tới tiền lãi danh nghĩa thường niên là $55.

<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Lãi suất vay vốn bình quân thị trường là 3.5%/năm

<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Thời hạn trái phiếu là 3 năm.

Giá trị trái phiếu bằng giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền sẽ thanh toán cho người sở hữu trái phiếu với lãi suất triết khấu là 3.5%:



1.GIF





Như vậy với các điều kiện như trên trái phiếu mệnh giá $1.000 của tập đoàn HP sẽ được bán tại thời điểm hiện tại với giá $1.056,03.


Mối quan hệ giữa lãi suất thị trường và giá trái phiếu

Theo ví dụ 1, chúng ta thấy giá trái phiếu và lãi suất bình quân thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng ta xem xét các ví dụ tiếp theo để thấy rõ mối quan hệ này.


Ví dụ 2: Cũng với trái phiếu do tập đoàn HP phát hành theo ví dụ 1, nhưng lãi suất vay vốn bình quân thị trường lúc này là 8,5%/năm. Chúng ta xác định giá trị trái phiếu tại thời điểm hiện tại như sau:





2.GIF




Ví dụ 3: Chúng ta xác định giá trị trái phiếu của tập đoàn HP tại thời điểm hiện tại với lãi suất vay vốn bình quân thị trường là 5,5%/năm như sau:




3.GIF




Do tiền gốc và tiền lãi không đổi và được xác định cụ thể trên trái phiếu, lãi suất thị trường sẽ quyết định giá trị của trái phiếu. Ví dụ 1 cho chúng ta thấy khi lãi suất thị trường (3,5%) nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa (5,5%) trên trái phiếu, nhà đầu tư muốn sở hữu trái phiếu sẽ phải trả một giá cao hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch cao giá hay còn gọi là phần phụ trội được sử dụng để bù đắp cho người phát hành là tập đoàn HP do trả lãi cao hơn lãi suất thị trường. Ngược lại, ví dụ 2 cho thấy khi lãi suất thị trường (8,5%) lớn hơn lãi suất danh nghĩa (5,5%), giá trái phiếu sẽ thấp hơn mệnh giá. Nhà đầu tư sẽ được bù đắp do hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường bằng việc mua trái phiếu thấp hơn mệnh giá, phần chênh lệch giá thấp hơn mệnh giá được gọi là phần triết khấu. Ví dụ 3 chỉ rõ rằng khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa, giá trái phiếu bằng chính mệnh giá của nó. Lưu ý rằng lãi suất thị trường được sử dụng ở đây là lãi suất thực, có nghĩa là lãi suất vay vốn đã điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng như tỷ lệ lạm phát.
 
Ðề: Trái phiếu và phương pháp kế toán nghiệp vụ phát hành

Biểu đồ 1 cho chúng ta thấy xu hướng biến động theo thời gian của giá trái phiếu theo 03 ví dụ trên.


Biểu đồ 1:





4.GIF



Trong đó: Năm thứ 0 thể hiện thời điểm hiện tại.


Trong mối quan hệ giữa lãi suất thị trường và giá trái phiếu, chúng ta thấy trái chủ sẽ phải chịu rủi ro về mặt lãi suất khi sở hữu trái phiếu. Giá trái phiếu sẽ biến động khi lãi suất thị trường biến động. Nhà đầu tư chỉ mua trái phiếu khi nhận định rằng lãi suất thị trường sẽ giảm trong tương lai. Khi đó lợi tức thu được từ đầu tư trái phiếu sẽ bao gồm hai phần, tiền lãi định kỳ và chênh lệch giá nếu bán trái phiếu trước thời điểm đáo hạn. Như vậy, thời gian đáo hạn của trái phiếu càng dài thì rủi ro lãi suất càng lớn do nhà đầu tư càng gặp khó khăn trong việc dự đoán sự biến động của lãi suất.


Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ phát hành trái phiếu huy động vốn chủ yếu


Chúng ta sử dụng 03 ví dụ trên để minh hoạ phương pháp hạch toán các nghiệp vụ phát hành trái phiếu khác nhau tại đơn vị phát hành.

Ví dụ 1 và 3 phát sinh hai khoản chênh lệch giữa giá bán trái phiếu và mệnh giá, phần phụ trội và phần triết khấu. Theo thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 4 tháng 11 năm 2003 hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 16 - Chi phí đi vay, phần phụ trội và phần triết khấu được xác định tại thời điểm phát hành trái phiếu, sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa sau thời điểm phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến giá trị khoản phụ trội hay chiết khấu đã xác định. Phần phụ trội hoặc phần chiết khấu trái phiếu được phân bổ dần để giảm trừ chi phí lãi vay hoặc tính vào chi phí lãi vay tương ứng. Có hai phương pháp phân bổ phần phụ trội hoặc phần chiết khấu, cụ thể:


Theo phương pháp lãi suất thực tế: Khoản chiết khấu hoặc phụ trội phân bổ vào mỗi kỳ được tính bằng chênh lệch giữa chi phí lãi vay phải trả cho mỗi kỳ trả lãi (được tính bằng giá trị ghi sổ đầu kỳ của trái phiếu nhân (x) với tỷ lệ lãi thực tế trên thị trường) với số tiền phải trả từng kỳ.

Theo phương pháp đường thẳng: Khoản chiết khấu hoặc phụ trội phân bổ đều trong suốt kỳ hạn của trái phiếu.

Cũng theo Thông tư 105, tài khoản 343 - Trái phiếu phát hành được sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ phát hành trái phiếu. Tài khoản 343 có 03 tài khoản cấp 2:

<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu

<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu

<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->TK 3433 - Phụ trội trái phiếu


Hạch toán Ví dụ 1:

Chúng ta tính được phần phụ trội trái phiếu bằng $1.056,03 - $1.000 = $56,03

Phần phụ trội phân bổ theo phương pháp đường thẳng bằng $56,03 : 3 năm = $18,67

Chi phí lãi vay danh nghĩa phải trả cho trái chủ hàng năm bằng $1.000 x 5,5% = $55


<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Khi tập đoàn HP phát hành trái phiếu, số tiền thu được, kế toán hạch toán:

Nợ các TK 111, 112 $1.056,03

Có TK 3433 - Phụ trội trái phiếu $56,03

Có TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu $1.000


<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Hàng năm, khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:

Nợ TK 635, 241, 627 $55

Có các TK 111, 112 $55


<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Đồng thời phân bổ dần phụ trội trái phiếu để ghi giảm chi phí đi vay từng năm, ghi:

Nợ TK 3433 - Phụ trội trái phiếu $18,67

Có các TK 635, 241, 627 $18,67


Hạch toán Ví dụ 2:

Chúng ta tính được phần phụ trội trái phiếu bằng $1.000 - $923,38 = $76,62

Phần triết khấu phân bổ theo phương pháp đường thẳng bằng $76,62 : 3 năm = $25,54

Chi phí lãi vay danh nghĩa phải trả cho trái chủ hàng năm bằng $1.000 x 5,5% = $55


<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Khi tập đoàn HP phát hành trái phiếu, số tiền thu được, kế toán hạch toán:

Nợ các TK 111, 112 $923,38

Nợ TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu $76,62

Có TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu. $1.000



<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Hàng năm, khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:

Nợ TK 635, 241, 627 $55

Có các TK 111, 112 $55


<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Đồng thời phân bổ dần chiết khấu trái phiếu để tính thêm chi phí đi vay từng năm, ghi:

Nợ các TK 635, 241, 627 $25,54

Có TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu $25,54


Hạch toán Ví dụ 3:


Chi phí lãi vay danh nghĩa phải trả cho trái chủ hàng năm bằng $1.000 x 5,5% = $55

<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Khi tập đoàn HP phát hành trái phiếu, số tiền thu được, kế toán hạch toán:

Nợ các TK 111, 112 $1.000

Có TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu. $1.000



<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Hàng năm, khi trả lãi tính vào chi phí SXKD hoặc vốn hoá, ghi:

Nợ TK 635, 241, 627 $55

Có các TK 111, 112 $55


Bài viết trên nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về trái phiếu và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu khi phát hành trái phiếu huy động vốn tại các doanh nghiệp.


kiemtoan.com.vn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top